Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu có rất nhiều nỗi trăn trở và băn khoăn về tình hình phát triển của con yêu trong bụng. Do đó, rất nhiều mẹ bầu nôn nóng và muốn đi siêu âm thai nhiều lần để được nhìn thấy con thường xuyên hơn. Vì vậy, vấn đề hàng đầu mà các mẹ bầu quan tâm là: “Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?”.

1. Đôi nét về phương pháp siêu âm thai nhi

Siêu âm thai nhi là phương pháp chẩn đoán y khoa dùng sóng âm để thu lại hình ảnh thai nhi, các cơ quan sinh sản nằm trong khung xương chậu của mẹ bầu và nhau thai. Đây là phương pháp kiểm tra phổ biến và được tất cả các mẹ bầu thực hiện trong thời gian mang thai.

Siêu âm thai nhi được thực hiện định kỳ theo các giai đoạn trong thai kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ với những mục đích như sau:

– Kiểm tra và xác định sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

– Xác định vị trí của thai nhi trong thai kỳ.

– Kiểm tra và phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi (nếu có).

– Kiểm tra vị trí nằm của thai nhi là bình thường hay ngược.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Siêu âm thai là phương pháp vô cùng quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi

2. Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Như đã nói ở trên, siêu âm thai nhi là vô cùng phổ biến và một số mẹ bầu tò mò về tình trạng của con hoặc lo sợ xảy ra biến chứng thai kỳ nên đã lạm dụng phương pháp siêu âm một cách không khoa học. Một số mẹ bầu mới mang thai tới tuần 20 nhưng đã đi siêu âm tới 14 – 15 lần. Điều này diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam, ngay cả khi sức khỏe của hai mẹ con hoàn toàn bình thường.

Theo các chuyên gia y tế, trên thực tế chưa có một cơ sở nào chứng minh rằng, siêu âm thai gây hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, việc lạm dụng siêu âm thai nhiều lần và thường xuyên là không nên.

Bởi vì nó có thể gây hại có tâm lý của mẹ bầu khi phải hồi hộp kiểm tra sức khỏe nhiều lần. Đồng thời, nó còn gây lãng phí cả về tiền bạc lẫn thời gian của mẹ bầu.

Tuy nhiên, nếu thực hiện siêu âm thai ở mức độ vừa phải trong các giai đoạn thai kỳ quan trọng thì sóng âm hoàn toàn không gây hại cho mẹ và bé. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên tuân thủ theo đúng lịch siêu âm định kỳ để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

3. Các phương pháp siêu âm thai phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, các mẹ bầu có thể thực hiện những phương pháp siêu âm thai như sau:

3.1. Siêu âm 2D thường quy

Siêu âm 2D giúp bác sĩ quan sát được mức độ phản hồi của các cấu trúc thai nhi mạnh yếu khác nhau. Từ đó, các bác sĩ sẽ phân biệt được các cơ quan thận, gan, ruột và các bộ phận khác của thai nhi.

3.2. Kỹ thuật siêu âm Doppler màu

Siêu âm Doppler màu là kỹ thuật được sử dụng để phát hiện các dòng chảy và hướng dòng chảy. Do đó, đây là phương pháp siêu âm được sử dụng để khảo sát mạch máu và tim thai.

Nhờ kỹ thuật siêu âm Doppler màu, bác sĩ có thể đo lường được các thay đổi nhỏ về tần số của sóng âm trên mạch máu. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện ra một số bất thường ở thai nhi như hẹp tim thai, chậm phát triển, tiền sản giật,…

3.3. Siêu âm 3D, 4D, 5D

Với phương pháp siêu âm này, bác sĩ sẽ dùng đầu dò và phần mềm được thiết kế đặc biệt để tái tạo hình ảnh 3D, 4D, 5D của thai nhi. Độ chính xác của phương pháp này sẽ cao hơn so với siêu âm 2D và Doppler màu. Chúng giúp khảo sát được cấu trúc tim thai, gương mặt thai nhi,…

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Siêu âm 5D là phương pháp siêu âm hiện đại nhất ngày nay

3.4. Siêu âm tim thai nhi

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để đánh giá chức năng cũng như giải phẫu tim của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được những dị tật bẩm sinh ở tim thai (nếu có).

3.5. Siêu âm đầu dò qua âm đạo

Đây là phương pháp dùng đầu dò qua âm đạo để thu lại hình ảnh của thai nhi. Phương pháp siêu âm này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ để kiểm tra xem phôi thai đã vào tử cung hay chưa, cũng như có tim thai hay chưa.

Như vậy, bài viết của chúng tôi trên đây đã giải đáp thắc mắc của mẹ bầu: “Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?”. Nhìn chung, việc siêu âm thai nhi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là rất tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu không được lạm dụng phương pháp siêu âm thai để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được là thắc mắc và băn khoăn của 100% mẹ bầu mang thai lần đầu. Siêu âm thai chính là cánh cửa giúp mẹ cảm nhận được sự hiện diện của một sinh linh bé nhỏ.

1. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Thời điểm mà mẹ phát hiện ra mình có em bé dựa vào những dấu hiệu như trễ kinh, đau bầu ngực, buồn nôn, ra máu thai,… thì có lẽ khả năng cao em bé đã bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ. Việc khám thai ban đầu vô cùng quan trọng giúp mẹ biết được có thực sự chắc chắn em bé đã xuất hiện hay không và tình trạng thai nhi như thế nào.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì ngay khi mẹ có những dấu hiệu trễ kinh từ 5-7 ngày, thử que lên 2 vạch thì mẹ nên đi siêu âm lần đầu tiên. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được một số thông tin như:

– Vị trí của thai nhi hiện đang nằm ở phía trong hay ngoài tử cung.

– Mẹ mang thai đơn, thai đôi hay là đa thai

– Xác định tuổi thai và nhịp tim của thai nhi (nếu có)

Nếu ở thời điểm siêu âm lần đầu tiên này mẹ chưa thấy nhịp tim thai của con hoặc chưa thấy phôi vào trong tử cung thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi vòng kinh có độ dài khác nhau thì sự phát triển của phôi thai cũng khác nhau, mẹ hãy siêu âm lại theo thời gian bác sĩ chỉ định nhé.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Sau khi trễ kinh 5-7 ngày là thời điểm thích hợp siêu âm thai lần đầu tiên

2. Khi mới có thai mẹ bầu nên làm gì?

Bên cạnh việc nắm rõ thông tin có thai mấy tuần thì đi siêu âm được, mẹ cần phải chuẩn bị cho mình thêm những thông tin dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

2.1 Tiến hành khám thai lần đầu

Đây là công việc hết sức quan trọng mà mẹ cần phải thực hiện đầu tiên. Quá trình khám thai lần đầu sẽ cần phải làm những xét nghiệm như: huyết sắc tố, viêm gan, nước tiểu, nhóm máu, những bệnh lây qua đường tình dục,… Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, mẹ đã có thể nhìn thấy túi thai thông qua phương pháp siêu âm.

Trong thời gian đầu của thai kỳ, đôi khi để chẩn đoán chính xác tình trạng thai nhi, tử cung và phần phụ của người mẹ, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò thay vì siêu âm qua thành bụng. Siêu âm là phương pháp vô cùng đơn giản và an toàn nên mẹ bầu không cần phải lo lắng đâu nhé!

2.2 Tính toán ngày dự sinh em bé

Khi phát hiện bị trễ kinh nguyệt thì rất có thể mẹ đã có thai được 5 tuần. Lúc này, sẽ có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng tại sao mới chỉ một thời gian ngắn như vậy mà đã bước sang tháng thứ 2 rồi. Tuy nhiên, cách tính ngày dự sinh sẽ bắt đầu từ ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ.

Cách tính này sẽ chỉ phù hợp với những mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu như với những trường hợp kỳ kinh không đều thì phương pháp này sẽ mang lại sai số rất lớn. Khi đó, mẹ sẽ cần sử dụng phương pháp đo kích thước thai nhi để xác định ngày dự sinh.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Bác sĩ giúp mẹ tính toán ngày dự sinh em bé

2.3 Ăn những thứ cảm thấy thèm

Vào thời gian đầu của thai kỳ, do ốm nghén mà có những mẹ chỉ liên tục ăn một món nào đó. Giai đoạn này mẹ sẽ không cần phải lo lắng về chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến em bé, mà hãy ăn thoải mái những món mà mẹ cảm thấy thèm.

Bởi vì, trong lúc này sự phát triển của em bé gần như không phụ thuộc vào thực phẩm mà mẹ ăn hằng ngày. Thai nhi lúc này chỉ lớn bằng hạt đậu, cho nên lượng dinh dưỡng con cần vô cùng ít ỏi.

Mẹ bầu nên:

– Uống 0.4 mg Folate cho đến tuần thứ 12 hoặc vitamin tổng hợp.

– Hãy ăn đa dạng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và kết hợp uống nhiều nước. Bởi thời điểm này mẹ sẽ rất dễ bị táo bón.

– Cho dù cảm thấy cơ thể bị hoa mắt chóng mặt cũng không nên tự ý bổ sung thêm sắt. Bởi vì đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường khi mang thai chứ chưa chắc nguyên nhân xuất phát từ thiếu máu.

Tuy nhiên để tốt nhất cho 2 mẹ con, mẹ cũng nên tránh những thực phẩm cay, mặn và chất kích thích nhé.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Hãy nên ăn những thứ cảm thấy thèm nào những tháng đầu của thai kỳ

2.4 Hãy nên vận động vừa phải

Khi mẹ chắc chắn rằng đã có em bé thì những hoạt động thể chất vừa phải vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu mẹ cũng không nhất thiết phải hạn chế đi du lịch hay chỉ ngồi trong nhà để giữ ổn định thai nhi. Nếu như, mẹ là một người phụ nữ khỏe mạnh thì có thể giữ mức vận động từ 70-80% so với trước khi mang thai.

Nhưng nếu như mẹ cảm thấy mệt vì thai nghén hoặc hoa mắt chóng mặt thì không nên ép mình hoạt động nhiều. Mặc dù, có rất nhiều người nghĩ rằng khi vừa mới mang thai việc hạn chế vận động sẽ giảm tỉ lệ sảy thai tự nhiên. Nhưng thực trên tế thì không phải là như vậy. Trong thời gian đầu của thai kì, việc mẹ vận động một cách hợp lí và khoa học sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc ngồi một chỗ.

3. Những điều mẹ cần tránh khi đang mang thai

Những yếu tố không tốt từ môi trường ngoài khi đi vào cơ thể mẹ sẽ tăng khả năng gây ảnh hưởng cho thai nhi. Đặc biệt là hút thuốc, uống rượu và kể cả sóng điện từ.

3.1 Hút thuốc

Chất Nicotin có trong thuốc lá sẽ gây nên hiện tượng co mạch máu. Thành phần có trong thuốc lá sẽ làm co các mạch máu đến tử cung, khiến cho lượng máu và lượng oxy đến nhau thai bị giảm.

Nếu như mẹ bầu hút thuốc lá vào đầu thai kỳ thì lượng oxy dẫn đến tế bào thai bị thiếu hụt và sự chia tách của tế bào không được đảm bảo đủ. Hệ quả của việc này có thể dẫn đến việc sảy thai và dị tật ngón tay, ngón chân.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Tuyệt đối không được hút thuốc lá khi mang thai

3.2 Sóng điện từ

Sóng điện từ được phát ra từ tất cả các thiết bị điện tử, điện cơ mà chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày. Đặc biệt đó chính là sóng điện từ sinh ra từ máy tính.

Nếu như mẹ sử dụng máy tính trong một thời gian dài thì nguy cơ mắc hội chứng VDT là rất cao. VDT viết tắt của Visual Display Terminal – đây là hội chứng gây ra tình trạng suy giảm thị lực, đau đầu, mất ngủ,…Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh rằng khi mẹ tiếp xúc nhiều với sóng điện từ sẽ sinh ra một em bé bị dị tật, nhưng sóng điện tự được cho là ảnh hưởng tới cơ thể con người và phụ nữ mang thai. Điển hình như là hội chứng VDT và đối với mẹ bầu thì đây là một việc nên tránh.

Một số phương pháp tránh sóng điện từ trong cuộc sống thường ngày:

– Lắp đặt thiết bị cản sóng điện từ cho máy tính, sử dụng màn hình LCD.

– Mẹ bầu chỉ nên sử dụng máy tính cho đến tháng thứ 3 của thai kỳ. Khi làm việc với laptop thì sau 50 phút mẹ nên nghỉ 10 phút và nên sử dụng pin khi dùng máy.

– Cho dù lò vi sóng gia đình khi không sử dụng thì nó vẫn đang ở chế độ gia nhiệt. Khi đó một lượng lớn sóng điện từ vẫn được sản sinh, vì vậy hãy rút ổ điện khi không sử dụng.

– Tivi màn hình LCD hay PDP sẽ an toàn hơn so với CRT. Khi xem TV, mẹ bầu nên cách xa tối thiểu là 2m.

Mới có thai có nên đi siêu âm nhiều không

Tránh sóng điện từ khi mang thai là điều vô cùng cần thiết

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên mẹ bầu đã giải đáp được câu hỏi: “Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?” cũng như cung cấp những kiến thức cần thiết trong thời gian đầu mang thai. Một thai kỳ hạnh phúc sẽ được bắt đầu chính từ sự nỗ lực của mẹ. Hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đón con yêu chào đời mẹ nhé.