Một vụ án có thể có bao nhiêu bản án năm 2024

Trong quá trình xét xử, không phải lúc nào những bản án hay quyết định của Tòa án cũng hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, không ít những bản án quyết định của tòa có những sai sót, gây oan sai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về quy định pháp luật về huỷ bản án đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

II. Tìm hiểu thế nào là hủy bản án

Hủy bản án là việc Toà án có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án đã có hiệu lực thi hành của Tòa án cấp dưới khi phát hiện bản án, quyết định đó có sai sót.

III. Quy định pháp luật về hủy bản án

Quy định của pháp luật về huỷ bản án như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;

- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;

- Luật Tố tụng Hành chính 2015.

2. Thẩm quyền huỷ bản án của Toà án?

- Thẩm quyền huỷ bản án của Tòa án trong tố tụng dân sự

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 308, khoản 2 Điều 343 và khoản 2 Điều 356 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền huỷ bản án của Tòa án thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Thẩm quyền huỷ bản án của Tòa án trong tố tụng Hình sự

Theo khoản 1 Điều 355, Điều 388 và Điều 402 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thẩm quyền huỷ bán án của Tòa án là Hội đồng xét xử phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Thẩm quyền huỷ bản án của Tòa án trong tố tụng Hành chính

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 241, Điều 272, Điều 285 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định thẩm quyền huỷ bán án của Tòa án là Hội đồng xét xử phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

3. Các trường hợp hủy bản án của Toà án

- Trường hợp hủy bán án trong tố tụng hình sự

Theo Điều 358, Điều 359 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

+ Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

+ Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Thứ hai: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:

+ Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;

+ Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;

+ Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;

+ Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Thứ ba: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo vô tội và đình chỉ vụ án trong trường hợp:

  • Không có sự việc phạm tội
  • Hành vi không cấu thành tội phạm.

Thứ tư: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án trong trường hợp:

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

+ Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Tội phạm đã được đại xá;

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Thứ năm: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án trong trường hợp:

  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại khi có căn cứ tại Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án khi có căn cứ tại Điều 175 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

- Trường hợp hủy bán án trong tố tụng hành chính dân sự

Theo Điều 310, Điều 311, Điều 343 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc huỷ bỏ bản án quyết định của Toà án như sau:

Thứ nhất: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.

+ Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ hai: Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thuộc trường hợp phải đình chỉ vụ án dân sự theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

+ Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện.

Thứ ba: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án trong trường hợp:

  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

- Trường hợp hủy bán án trong tố tụng hành chính

Theo Điều 241, 273, Điều 274, Điều 275 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định những trường hợp huỷ bản án trong vụ án hành chính như sau:

Thứ nhất: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại: Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.

Thứ hai: Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp: trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp phải đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Thứ ba: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp: Trong quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính.

.jpeg)IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hủy bán án​​​​​​​

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có được hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại không?

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

- Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

- Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự:

Căn cứ theo Điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại trong các trường hợp:

- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.

- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trong lĩnh vực tố tụng hành chính:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.

2. Hủy bản án có trả lại tiền án phí không?

Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí. Theo đó, thì người đã nộp tiền tạm ứng án phí sẽ được hoàn trả lại trong các trường hợp sau:

- Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

- Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu trong vụ án dân sự vì lý do bị đơn có yêu cầu phản tố rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

- Trường hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án, nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do đương sự rút đơn khởi kiện, rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí, án phí được trả lại cho người đã nộp.

- Trường hợp Tòa án xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do xác định sai tư cách tố tụng của đương sự, thì Tòa án cấp sơ thẩm khi thụ lý phải ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí, án phí cho đương sự đã nộp nhưng đã được xác định lại không thuộc đối tượng phải nộp; đồng thời xác định lại đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

3. Trường hợp nào hủy bản án xét xử lại?

- Đối với vụ án hình sự

Căn cứ theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

- Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

- Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

.jpeg)- Đối với vụ án dân sự

Căn cứ Điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.

- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Đối với vụ án hành chính

Theo Điều 274 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm trong các trường hợp sau đây:

​​- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không đúng quy định tại Chương VI của Luật này.

- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh hủy phán quyết. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về hủy phán quyết, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.