Mua sắm trực tiếp áp dụng khi nào

Xin chào, tôi là Trung Dũng. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực đấu thầu. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì các trường hợp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

  • Mua sắm trực tiếp áp dụng khi nào
    (ảnh minh họa)

Theo quy định tại thì các trường hợp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được quy định cụ thể như sau:

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Đấu thầu 2013.

Cơ quan tôi tổ chức đấu thầu gói mua sắm hàng hóa, có đơn vị trúng thầu, đã ký kết hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cơ quan phát sinh nhu cầu mua thêm 1 gói hàng hóa cùng nội dung, đơn giá, giá trị nhỏ hơn 50% giá trị gói thầu ban đầu. Vậy cơ quan tôi có được tiếp tục ký thêm hợp đồng với công ty đối tác đã và đang thực hiện gói thầu trước không (hợp đồng đầu có giá trị là 2,5 tỷ đồng và gói hàng hóa mua thêm khoảng 350 triệu đồng)?

Trả lời

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Theo Điều 20 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp quy định phạm vi và điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp như sau:

“1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự toán mua sắm hoặc thuộc dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
  1. Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền;
  1. Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
  1. Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

đ) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

  1. Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó”.

Do bà không nêu đầy đủ các thông tin về gói thầu đề xuất áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp. Vì vậy, đề nghị bà rà soát quy định về phạm vi và điều kiện áp dụng mua sắm trực tiếp tại Điều 20 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính nếu đủ điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp thì thực hiện theo quy định.

Theo quy định tại Luật Đấu thầu, một trong các điều kiện để áp dụng mua sắm trực tiếp là thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Độc giả Nguyễn Thanh Tùng - Công ty Thủy điện Hòa Bình đặt câu hỏi như sau: Công ty chúng tôi thực hiện mua sắm hàng hóa bằng hình thức mua sắm trực tiếp. Thời gian ký hợp đồng của gói thầu trước là ngày 14/10/2015, thời gian phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp là ngày 24/10/2016. Như vậy thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày phê duyệt kết quả có đáp ứng điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp không?

Mua sắm trực tiếp áp dụng khi nào
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời về vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 24 Luật Đấu thầu, một trong các điều kiện để áp dụng mua sắm trực tiếp là thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Đối với trường hợp của công dân, nếu ngày ký hợp đồng là ngày 14/10/2015 và ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp là ngày 24/10/2016 thì thời gian để áp dụng mua sắm trực tiếp không phù hợp với quy định nêu trên.

Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi nào?

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Bên mời thầu được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp bao nhiêu lần?

Theo đó, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện theo quy định nêu trên mà không giới hạn số lần áp dụng.

Khi mua sắm trực tiếp thời hạn từ khi ký hợp đồng gói trước đó đến ngày duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không qua bao nhiêu tháng?

- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Gói thầu mua sắm trực tiếp là gì?

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, mua sắm trực tiếp là hình thức lựa chọn nhà thầu trực tiếp để cung cấp hàng hóa, chỉ được áp dụng với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác đã thực hiện trước đó.