Mùa xuân nước hồ như thế nào

“Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Sinh thời, khi nói về thế hệ trẻ, Bác Hồ của chúng ta đã so sánh như thế. Còn hình ảnh nào đẹp mà sâu sắc hơn!

Mùa xuân, mùa đẹp nhất trong bốn mùa. Đi qua cái oi nồng bỏng rát của mùa Hạ, những cơn mưa mùa Thu ẩn chứa giông bão và cái lạnh lẽo giá băng của mùa Đông, mùa Xuân về mang đầy sinh lực và nhựa sống. Trước mùa Xuân, tất cả đều tinh khôi, căng tràn nhựa sống và đầy quyến rũ : bầu trời, mặt đất, cỏ cây, hoa lá và con người. Nhưng thiêng liêng hơn, mùa Xuân còn đánh dấu cho sự khởi đầu của một năm với bao hy vọng, yêu thương, đợi chờ và mong ước. Mùa Xuân của đất trời sẽ đẹp hơn khi hòa cùng mùa Xuân của đất nước thái bình yên vui, con người hiền hòa bao dung, sôi nổi và đầy khát vọng.

Anh Lý Tự Trọng [người mặc quần soóc] cùng các đoàn viên cộng sản đầu tiên

Mùa Xuân đẹp và tinh khôi như tuổi trẻ và tình yêu. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Ở tuổi ấy, người ta không biết đến nỗi buồn, sự so đo thiệt hơn, sự ganh đua tầm thường mà chỉ có trái tim căng đầy máu nóng, tâm hồn trong sáng như mặt hồ gương, ý nghĩ thanh tân như tờ giấy trắng. Một nhà thơ Hung-ga-ri đã viết: "Khi mà người ta còn trẻ/Mặt trời vàng rượi long lanh/Trái tim như thả con thuyền trên những ruộng vàng đẹp đẽ/Khi mà người ta còn trẻ/Bàn chân nhẹ nhõm bước nhanh/Và những nghĩ suy trên đời cũng thoảng như làn gió nhẹ".

Bao nhiêu khát vọng đi đến những chân trời xa, bay đến những vùng đất mới như cánh chim vượt trùng khơi. Bao nhiêu hoài bão xẻ núi ngăn sông, đạp bằng mọi gian nguy, mang hạnh phúc về cho nhân loại như ước mong của Hậu Nghệ bắn rụng mặt trời trong truyện cổ. Những trái tim đập nhịp rộn ràng và đầy nhiệt huyết cho một ngày mai tươi sáng.

Ngày mai với họ bắt đầu từ bàn tay và khối óc, bằng những bước chân vững chãi và sức mạnh tráng niên hôm nay. Không ai cảm nhận hết sức sống và vẻ đẹp của mùa xuân như người trẻ tuổi và chính họ đã làm cho mùa Xuân lung linh tươi thắm hơn bằng khối óc thông minh, bàn tay lao động, ý chí chiến đấu và cả những hy sinh lặng thầm không thể nói bằng lời.

Chị Võ Thị Sáu

Đất nước ta suốt dặm dài lịch sử đã đương đầu với không biết bao thiên tai giặc giã. Có những mùa Xuân ngập chìm trong đau thương tăm tối. Có những mùa Xuân là điểm hẹn Tổng tiến công và nổi dậy chống lại kẻ thù xâm lược như mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, Mậu Thân 1968. Mùa Xuân 1930, Đảng ta ra đời đã tập hợp sức mạnh toàn dân, nhất là thế hệ trẻ vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc trong suốt 8 thập niên qua. Và, để đất nước có những mùa Xuân hạnh phúc như hôm nay, hàng triệu những nam thanh nữ tú trên mọi miền đất nước đã hiến dâng tuổi trẻ của mình, ra đi khi còn tóc xanh má còn hồng, chưa một lần biết đến nụ hôn nồng nàn của tình yêu.

Cách đây 80 năm, người anh hùng 17 tuổi Lý Tự Trọng trước vành móng ngựa của kẻ thù đã dõng dạc khẳng định chân lý: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng, không có con đường nào khác”. Trong xà lim án chém của thực dân Pháp ở Sài Gòn, trước giờ giáp mặt với cái chết, anh vẫn bình thản đọc truyện Kiều.

Tiếp nhận dòng máu anh hùng từ anh, năm 15 tuổi, chị Võ Thị Sáu, người con gái Đất Đỏ đã tham gia cách mạng và 17 tuổi cũng bị địch bắt. Sau 2 năm xét xử, tra tấn, năm 1952, kẻ thù bất lực đưa người con gái 19 xuân xanh đi hành quyết. Trước khi lên đường ra pháp trường ở Côn Đảo, chị thanh thản hái hoa cài lên mái tóc.

Anh Nguyễn Văn Trỗi: “Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả”

Năm 1964, người thanh niên thợ điện Nguyễn Văn Trỗi trước lúc bị bắn đã giật phắt mảnh băng đen của kẻ thù để được nhìn thầy Tổ quốc quê hương lần cuối. Hạnh phúc, như quan niệm của anh là: “Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả”. Lời anh nói dù rất giản dị nhưng đã trùng hợp với quan niệm của Các Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh!”.

Để đấu tranh cho độc lập tự do, hòa bình và công lý, những người con trai con gái Việt Nam đã quên cả mùa xuân của đời mình, lấy sự tồn sinh của đất nước, những mùa Xuân hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống. Không thể kể hết tên tuổi của những Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Kơ pa Kơ Lơng, Trần Thị Lý, Võ Thị Tần, Lê Mã Lương, La Thị Tám…. Với họ, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” [Lê Mã Lương], “Bom đạn địch có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm lay chuyển trái tim của chúng con” [Võ Thị Tần]…

ĐVTN Hà Tĩnh tích cực giúp dân trong vùng Dự án Fomosa di dời tái định cư

Chính vì thế, dù thiết tha yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu thương gia đình nhưng xác định được niềm hạnh phúc của tuổi trẻ, trách nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, họ đã vui vẻ lên đường "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Họ đạp bằng gian nan nguy hiểm, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng: "Sống đã vì cách mạng, anh em ta/Chết cũng vì Cách mạng, chẳng phiền hà/Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng/Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê sung sưóng…" [Tố Hữu].

Như mùa Xuân, tuổi trẻ của họ mãi xanh tươi cùng đất nước quê hương. Tên tuổi họ vọng vào hồn thiêng dân tộc, trở thành tiếng gọi thiêng liêng trong trái tim của lớp lớp thanh niên hôm nay.

“Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Vai trò và sứ mệnh của tuổi trẻ là vô cùng lớn lao và vinh quang. Họ làm nên sức sống cho một đất nước và nhân loại, làm nên những giá trị không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần. Bằng sức mạnh của tuổi trẻ, khi đất nước hết chiến tranh, những thế hệ thanh niên Việt Nam đã bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước. Bạt núi ngăn sông làm thủy điện, đắp hồ xây đập đưa nước về tưới mát những cánh đồng, xây những toà nhà cao tầng hiện đại, mở những con đường qua rừng rậm sông sâu, ngày đêm miệt mài bên các công trình khoa học, dạy dỗ đàn em thơ, mang lại sự sống cho người bệnh, vững chắc tay súng bảo vệ biên cương hải đảo, tình nguyện giúp dân vượt qua thiên tai bão lũ…

Thế hệ trẻ hôm nay nguyện dấn thân, sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự phát triển giàu mạnh của quê hương, đất nước

Công trình Thủy điện Sông Đà, Đa Nhim, Ialy, hầm đường bộ Hải Vân, Đèo Ngang, hồ Kẽ Gỗ, kênh Vách Nam, Vách Bắc, Đảo Trường Sa, Hoàng Sa…, nơi nào cũng in dấu giọt mồ hôi và trí tuệ, tâm huyết của các thế hệ đoàn viên thanh niên. Ngọn lửa tuổi trẻ trong trái tim mỗi người được nhen lên, thắp sáng thêm từ Đảng và các tổ chức Đoàn. Nơi đó, tình yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cộng đồng, trách nhiệm của tuổi trẻ được nhân lên, trở thành sức mạnh lớn lao gìn giữ và xây dựng đất nước.

Những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất của tuổi xuân sẽ được cộng hưởng, tạo nên bài ca quê hương hào hùng và sôi nổi, để rồi mai đây, mỗi khi nhớ lại, ai cũng có quyền tự hào và mãn nguyện như Paven Coóc-sa-ghin từng viết: “Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao khỏi hổ thẹn về những năm tháng đã sống hoài sống phí... Để lúc nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Trong những ngày này, thế hệ trẻ cả nước và quê hương anh hùng Lý Tự Trọng tưng bừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Chúng ta lại bồi hồi nhớ về Bác Hồ với tất cả tình yêu thương dành cho thế hệ trẻ.

“Một năm bắt đầu từ mùa Xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ…”. Mùa Xuân đang độ viên mãn và trong sáng nhất, cũng như tuổi trẻ hôm nay đang tự cháy lên những đam mê và khát vọng làm chủ tri thức, làm chủ đất nước, bằng sức trẻ của mình dệt nên mùa xuân của xã hội.

Bùi Minh Huệ

Bùi Minh Huệ

Hồ Tây, Hà Nội

Cho dù vào mùa hè, mùa thu hay mùa đông, hồ Tây luôn có những sắc thái, vẻ đẹp riêng biệt mà không nơi nào có được.

Là hồ lớn nhất Hà Nội, Hồ Tây mang nhiều vẻ đẹp khác nhau vào các thời điểm trong ngày.

Sáng sớm, mặt hồ lảng bảng sương, là chốn tụ tập quen thuộc cho các hoạt động thể dục, thể thao của người Hà Nội. Khi chiều tà, cảnh vật ven hồ bỗng nhuốm màu hoàng hôn, tạo nên vẻ huyền ảo riêng. Du khách đến Hà Nội thường dạo con đường vòng quanh hồ, tham quan Phủ, đầm sen, hay chỉ đơn giản là ngắm hoàng hôn nơi hồ nước soi bóng mây trời.

Hồ Ba Bể, Bắc Kạn

Nằm trong top 100 hồ nước ngọt lớn nhất và top 16 hồ nước đẹp nhất thế giới do tạp chí MSN bình chọn, hồ Ba Bể trở thành điểm đến tuyệt vời cho những du khách yêu cảnh sắc thiên nhiên và sự hữu tình. Hồ Ba Bể nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội tầm 230km và đã được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.

Nằm trọn trong lòng của vườn quốc gia Ba Bể, khuôn viên xung quanh hồ được bao quanh bởi một màu xanh tràn trề sức sống của những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp cùng bầu không khí trong lành se lạnh quanh năm. Người dân địa phương gọi Ba Bể là Slam Pé, nghĩa là ba hồ, vì đây là nơi tụ lưu của 3 nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.

Bến thuyền cho du khách thuê để đi thăm Hồ Ba Bể.

Khám phá hồ Ba Bể cần ít nhất hai ngày. Du khách có thể thuê thuyền đi trên lòng hồ hoặc trải nghiệm bằng thuyền độc mộc. Ngoài ra, khám phá các hang động và chiêm ngưỡng dòng thác hùng vĩ ở thượng nguồn cũng là những trải nghiệm thú vị.

Ngoài hồ Ba Bể, du khách tham quan vườn quốc gia còn có thể ghé thăm: động Hua Mạ, ao Tiên, thác Đầu Đẳng, động Puông,... và thưởng thức các đặc sản của đất trời miền núi phía Bắc như gà đồi, rau rừng, lợn sữa, nếp nương, măng trúc.

Hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc

Đại Lải là điểm đến khá nổi tiếng của Vĩnh Phúc được nhiều người lựa chọn cho kỳ nghỉ cuối tuần, vừa để tận hưởng sự thoải mái, vừa là một nơi “trốn nóng” hoàn hảo.

Một góc khung cảnh hồ Đại Lải.

Là một hồ nước nhân tạo ở thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, hồ Đại Lải rộng tới 525ha xen lẫn rừng xanh biếc, các thung lũng và đồi cùng nhiều hẻm núi nhô ra tạo thành các bán đảo hết sức hoang sơ, hứa hẹn nhiều thú vị cho du khách tới đây khám phá.

Bơi thuyền ra giữa hồ, bạn sẽ được tận hưởng sắc trời và không gian khoáng đạt của hồ Đại Lải. Bên cạnh đó, nếu chuyến đi của bạn kéo dài hơn, hãy đến thăm làng bản của người Sán Dìu để khám phá những phong tục tập quán văn hóa truyền thống.

Xung quanh hồ là bát ngát màu xanh của hơn 9.000ha cây rừng phòng hộ. Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể lên đỉnh núi Thằn Lằn ở phía nam để phóng tầm mắt nhìn về thủ đô Hà Nội.

Hồ Xuân Hương, Lâm Đồng

Được coi là trái tim của Đà Lạt, hồ Xuân Hương có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km qua nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù… Xung quanh hồ được bao phủ một màu xanh mát bởi rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Vào mùa thu, nước hồ trong trẻo và yên ả như mặt gương soi.

Hồ Xuân Hương lấp lánh giữa lòng Đà Lạt.

Tên gọi của hồ được xuất phát từ một đặc điểm vô cùng thú vị: vào mùa xuân, hồ nước thơm nồng mùi ngai ngái của rừng thông cùng mùi hương dịu ngát của vườn hoa ven hồ, nên dân địa phương đã lấy luôn tên gọi hồ Xuân Hương. Sáng sớm và hoàng hôn là thời điểm Hồ Xuân Hương đẹp nhất. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho nhiều đôi tình nhân hoặc nhóm bạn bè, gia đình đến tham quan, dạo mát.

Hồ Tuyền Lâm, Lâm Đồng

Cũng thuộc địa phận thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, hồ Tuyền Lâm là một trong những lựa chọn hấp dẫn không kém so với điểm đến hồ Xuân Hương kể trên. Hồ nằm gần núi Phụng Hoàng [Phượng Hoàng], khoác lên mình dáng vẻ hữu tình của vùng non nước tựa chốn tiên cảnh trên mây.

Hồ Tuyền Lâm là hồ nước ngọt rộng nhất của thành phố Đà Lạt.

Hồ Tuyền Lâm có nhiều ốc đảo nhỏ và được che chắn bởi khu rừng thông bạt ngàn. Đặc biệt, mỗi khi trời hơi se lạnh, từng làn khói nhẹ nhàng lan tỏa bay khắp mặt hồ, ngưng đọng trên những tán thông xanh mướt làm những ai đến đây cũng có cảm giác xao xuyến đến lạ kỳ, phút chốc như trút bỏ tất cả những ưu tư thường nhật.

Biển Hồ, Pleiku

Biển Hồ còn có tên gọi khác là hồ T’nưng hay Tơ-nưng mang nghĩa là hồ trên núi. Hồ hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách đổ về tham quan và du lịch. Đặc biệt, nơi đây cũng được nhiều cặp đôi lựa chọn làm nơi lưu giữ lại bộ ảnh cưới cho mình bởi phong cảnh lãng mạn và yên bình.

Vẻ đẹp của Biển Hồ đã đi vào thơ, ca.

Cảnh sắc Biển Hồ quanh năm yên bình tựa như tấm gương khổng lồ, là nơi tìm về với an yên sau những sôi động tấp nập thường nhật. Biển Hồ gắn liền với nhiều truyền thuyết được truyền tai qua nhiều đời. Người ta kể rằng, nước hồ là nước mắt của buôn làng khóc thương người thân khi bị vùi lấp bởi núi lửa từ thủa xa xưa.Những giọt nước mắt ấy đổ thành các dòng suối rồi cùng quây tụ trở về làng thành hồ. Người dân nơi đây ví Biển Hồ như viên ngọc quý mà đất trời ban tặng cho người dân Tây Nguyên giữa Trường Sơn ngút ngàn.

Cách trung tâm thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai tầm 7km về phía Tây, du khách trước khi đến với Biển Hồ sẽ đi men theo con đường dài, xung quanh là những hàng thông ba lá thẳng tít tắp thơm ngai ngái mùi của núi rừng, mùi của đất đỏ và mùi của cỏ cây. Bạn có thể thuê thuyền để được thong dong ngắm toàn cảnh Biển Hồ và lưu lại những shot hình đẹp khi ghé thăm nơi đây.

Hồ Đá Xanh, Bà Rịa Vũng Tàu

Là một trong những điểm mới nổi ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Đá Xanh đang rất thu hút giới trẻ và các nhiếp ảnh gia bởi khung cảnh đẹp như mơ. Hồ Đá Xanh gây ấn tượng với du khách bởi khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp với một chiếc hồ nước xanh rộng lớn, nằm lọt thỏm và được bao quanh bởi một vách núi cao.

Là điểm du lịch mới nhưng Hồ Đá Xanh nhanh chóng tạo nên cơn "sốt".

Đến đây, bạn sẽ được tha hồ chụp ảnh với hồ nước xanh trong veo, tạo dáng với cây cầu gỗ, chiếc xích đu… Hoặc nếu không, bạn có thể thuê một chiếc thuyền để chụp ảnh hoặc tự chèo quanh mép hồ để cảm nhận vẻ đẹp của hồ.

Đặc biệt, bạn còn có thể chụp những tấm hình đẹp cùng bầy cừu đáng yêu. Tuy nhiên, ở đây còn khá hoang sơ nên chưa có dịch vụ ăn uống mà chỉ có quán nước ven hồ.

Hồ Trị An, Đồng Nai

Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên dòng sông Đồng Nai, thuộc tỉnh Đồng Nai, hồ là nơi chứa nước cung cấp cho nhà máy Thủy điện Trị An.

Lòng hồ rộng lớn và có khoảng 40 hòn đảo nhỏ ở bên trong nên từ lâu, Trị An đã trở thành điểm du lịch dã ngoại đầy hấp dẫn đối với du khách trong tỉnh cũng như các khu vực lân cận. Đến với hồ Trị An, trải nghiệm tuyệt vời nhất là được lênh đênh trên lòng hồ khi mặt trời còn chưa ló dạng hay khi hoàng hôn về để cảm nhận sự mênh mông, lãng mạn nên thơ. Khi đó, tất cả những mệt mỏi, căng thẳng của đời thường sẽ được thả trôi theo con nước.

Hồ Trị An có đảo Ó - nơi được mệnh danh là Viên ngọc bích giữa lòng hồ Trị An.

Không chỉ có vậy, cuộc sống của ngư dân trên hồ cũng là một điều gây tò mò cho du khách thập phương. Bạn có thể lên thuyền và đi dạo quanh các hòn đảo đẹp như đảo Ó, đảo Đồng Trường, đảo Robinson... để thưởng thức các món đặc sản: cá cơm chiên bột, khô cá kìm, lẩu cá lăng...

Không chỉ khám phá hồ Trị An, du khách còn được tham quan rừng Mã Đà. Tại đây du khách sẽ được tìm hiểu hơn 40 loại lá rừng có thể ăn được như: lá lộc vừng, chân voi, lá ngạnh, lá bướm, lá trung quân... Chiến khu D với với những chiến công vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của quân dân miền Đông Nam Bộ cũng là địa điểm tham quan rất thú vị cho chuyến đi của bạn.

Hoàng Ngọc

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề