Nên ủ dầu xả bao lâu

Thứ 4, Ngày 20.04.2016

Dầu xả là “thức ăn” giàu dưỡng chất dành cho tóc, giúp tóc bóng khỏe và mềm mượt hơn rất nhiều. Thế nhưng nếu cho "ăn” sai cách, dầu xả không những không phát huy hiệu quả mà còn có thể mang đến nhiều tác hại đối với da đầu cũng như sức khỏe mái tóc.

Dầu xả nào cũng như nhau

Hầu như cô gái nào cũng nghĩ rằng không phải sản phẩm đặc trị, lại chỉ để dưỡng ẩm nên dầu xả nào cũng như nhau. Thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, cũng giống như dầu gội, mỗi một loại dầu xả khác nhau sẽ được thiết kế để phù hợp với một tình trạng tóc nhất định. Nếu không muốn để tóc bị “đói” hoặc “bội thực” dưỡng chất, hãy tỉnh táo để chọn đúng loại dầu xả mà tóc mình đang cần nhé.

Không phải loại dầu xả nào cũng sẽ phù hợp với mái tóc của bạn

Nghiên cứu cho thấy, tóc sợi mảnh và nhỏ thích hợp với loại dầu xả có tác dụng làm dày cho thân tóc. Còn tóc sợi dày và cứng lại phù hợp với loại xả chứa axit béo có tác dụng tăng độ óng mượt và giảm khô rối cho tóc.  Tương tự, với tóc xoăn hoặc nhuộm, thường khô và xơ rối hơn bình thường, bạn cần một loại dầu xả chuyên dụng giúp tăng cường dưỡng chất đến từng ngọn tóc.

Thoa dầu xả vào da đầu giúp dưỡng tóc từ gốc

Thoa dầu xả vào da đầu là sai lầm to đùng khiến gàu và nấm có thể ghé thăm

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng thoa dầu xả toàn bộ lên tóc, kể cả da đầu sẽ có tác dụng dưỡng tóc hiệu quả từ gốc đến ngọn. Dầu xả vốn có kết cấu đặc, ẩm và nhiều dưỡng chất, nếu tiếp xúc với da đầu sẽ khó được xả sạch,dễ gây bết dính và lâu dần có thể sinh ra gàu và nấm. Chính vì thế, trong bất cứ trường hợp nào, hãy cố gắng để dầu xả cách da đầu ít nhất là 2cm nhé.

Có gàu thì đừng dùng dầu xả

Có gàu không có nghĩa là bạn buộc phải nói không với dầu xả

Nhiều người cho rằng dầu xả là nguyên nhân chính gây ra gàu ở da đầu, do đó nên tránh xa dầu xả một khi đã bị gàu tiếp cận. Thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Dầu xả chỉ gây ra gàu khi bạn cho chúng lên da đầu, trong khi hướng dẫn sử dụng của mọi loại dầu xả đều chỉ là thoa lên thân tóc. Do đó, kể cả khi bị gàu, bạn vẫn nên dùng dầu xả như bình thường, chỉ chú ý không tiếp tục để dầu xả dính vào da đầu là được.

Dùng quá nhiều dầu xả

Dùng quá nhiều dầu xả không có nghĩa tóc sẽ mượt hơn, ngược lại còn gây bết dính

Dầu xả vốn là để bổ sung độ ẩm, nhưng điều đó không có nghĩa là càng nhiều dầu xả thì tóc sẽ càng được cung cấp dưỡng chất nhiều hơn. Chưa kể tới, nếu dùng quá nhiều dầu xả, bạn sẽ gặp khó khăn trong lúc xả sạch tóc, tóc được cho “ăn” quá nhiều dầu xả cũng sẽ dễ bết dính và nhờn hơn bình thường, nhất là với thời tiết nắng nóng và nhiều khói bụi như mùa hè. Chỉ nên dùng một lượng vừa phải, cân đối với độ dài và dày của mái tóc và massage thật kĩ là dầu xả đã có thể phát huy tối đa công dụng của nó rồi.

Dùng dầu hấp thay dầu xả

Do cùng có công dụng bổ sung dưỡng chất và kết cấu kha khá giống nhau mà trong một vài trường hợp, các chị em lấy dầu hấp dùng thay cho xả mà không mảy may nghĩ ngợi gì, trong khi không biết rằng đây cũng chính là một trong những sai lầm to đùng khi dùng dầu xả.

Dầu hấp không phải là một lựa chọn lý tưởng để thay thế dầu xả

Dầu xả được khuyến cáo dùng ngay sau dầu gội, có chứa thành phần panthenol và polyme giúp tóc mềm mượt hơn, bảo vệ lớp biểu bì tóc, trong khi đó dầu hấp chỉ dùng 1 lần/tuần, dùng để cung cấp độ ẩm sâu đến bên trong từng sợi tóc, hỗ trợ khắc phục tình trạng tóc hư tổn. Cũng vì sự khác nhau này mà dầu hấp cần được ủ trên tóc khoảng 15-30 phút trước khi bị xả sạch, còn dầu xả thì chỉ cần tối đa 2-3 phút là đã phát huy công dụng.

Chính vì vậy, nếu dùng dầu hấp thay cho xả, bạn chỉ để trên tóc một vài phút nên chúng chưa kịp thẩm thấu sâu vào sợi tóc đã bị xả sạch, công sức dưỡng tóc vô tình trở thành công cốc.

Xả tóc quá kĩ

Bạn không nhất thiết phải xả tóc quá kĩ sau khi dùng dầu xả

Sau khi dùng dầu xả xong, tóc thường có cảm giác trơn mướt, vì vậy mà nhiều người cảm thấy không sạch, gắng sức xả kĩ để trôi hết phần dầu xả này, thậm chí đến khi cảm thấy tóc rít mới chịu dừng lại. Thói quen này không hề tốt chút nào và cần dừng lại càng sớm càng tốt. Trên thực tế, cảm giác mềm mượt hơn bình thường trên tóc sau khi dùng dầu xả là hoàn toàn dễ hiểu vì các chất dưỡng ẩm được lưu lại thành một lớp màng bảo vệ bên ngoài tóc.

Mọi thông tin về cách chăm sóc xin gọi: 1900 63 64 16 hoặc 0473 044 999 để được tư vấn bởi các chuyên gia của chúng tôi,

  • TAGS:
  • chăm sóc tóc
  • dầu xả

Dùng dầu xả đều đặn mà tóc vẫn xấu thì đó là do bạn sử dụng chưa đúng cách

[VOH] – Từ cách sử dụng cơ bản cho đến những mẹo nhỏ hữu ích, hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng dầu xả chăm sóc tóc hiệu quả hơn.

Học cách sử dụng dầu xả đúng cách chính là tiền đề giúp chúng ta sở hữu mái tóc suôn mượt và óng ả mà không cần phải ra tiệm quá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn gội, xả đầy đủ mà vẫn chưa nhận được kết quả như ý thì hãy tham khảo ngay những gợi ý sau.

1. Dầu xả có tác dụng gì?

Dầu xả là sản phẩm được sử dụng sau khi gội đầu, có tác dụng chính là bảo vệ bề mặt tóc. Bên cạnh đó, chúng cũng làm mềm mượt, bổ sung độ ẩm, giảm xoăn cứng, tăng độ bóng và hỗ trợ cải thiện tình trạng hư tổn cho các sợi tóc.

2. Nên dùng dầu xả trước hay sau khi gội?

Dầu xả nên được sử dụng sau khi chúng ta gội đầu với dầu gội vì nền tóc sạch hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn. Ngoài ra, thứ tự sử dụng này cũng sẽ giúp dầu xả phát huy được tối đa công dụng của mình.

3. Nên dùng dầu xả mấy lần 1 tuần?

Dầu xả bảo vệ, làm mượt và gỡ rối tóc từ đó giúp chúng ta giảm tình trạng gãy rụng, chẻ ngọn. Chúng là sản phẩm được khuyến khích sử dụng cùng dầu gội nên bạn có thể quyết định dựa trên tần suất gội đầu.

Để nhận được kết quả tốt khi sử dụng dầu xả, bạn nên căn cứ vào tình trạng tóc để chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Nếu cảm thấy khó nghĩ, hãy tham khảo hướng dẫn cơ bản sau.

Xem thêm: Chọn dầu xả phù hợp cho tóc: chuyện tưởng dễ mà lại không dễ

5. Cách dùng dầu xả đúng cách

5.1 Xả sạch dầu gội trước khi dùng dầu xả

Dầu gội hoặc bọt dầu gội đọng lại trên tóc không chỉ làm mất đi hiệu quả làm sạch vốn có của bước gội đầu mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng của dầu xả. Do đó, để tránh tình huống này, bạn nhớ chú ý xả tóc với nước thật kỹ trước khi dùng dầu xả.

Xem thêm: Tóc nhanh bết và thường xuyên gãy rụng, phải chăng bạn đang gội đầu sai cách mà không hề hay biết?

5.2 Loại bỏ hết nước trên tóc trước khi thoa dầu xả

Sau khi gội đầu, bạn không nên thoa dầu xả ngay lập tức mà cần phải loại bỏ bớt bước trên tóc. Nguyên nhân là bởi tóc quá ẩm sẽ “pha loãng” dưỡng chất trong dầu xả từ đó làm giảm hiệu quả. Tuy nhiên, tóc quá khô và thiếu độ ẩm cũng sẽ cản trở việc phủ đều sản phẩm nên chúng ta chỉ cần “vắt khô” tóc khoảng 80% là có thể chuyển qua bước xả.

5.3 Chải tóc trước khi thoa dầu xả

Chải tóc trước khi gội đầu có thể giúp bạn loại bỏ lớp bụi bẩn trên bề mặt từ đó tăng cường hiệu quả làm sạch. Tương tự như vậy, việc chải tóc trước khi dùng dầu xả cũng giúp chúng ta tránh được tình trạng tóc rối gây ảnh hưởng đến việc phủ sản phẩm. 

Xem thêm: Muốn tóc khỏe đẹp, suôn mượt, bồng bềnh ‘bất chấp’ thì chị em nhớ chọn đúng lược chải tóc

5.4 Thoa dầu xả từ ngọn tóc

Thoa dầu xả từ phần ngọn tóc sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng làm dính sản phẩm lên chân tóc hoặc da đầu. Vì với việc sở hữu nhiều thành phần dưỡng ẩm, dầu xả hoàn toàn có khả năng làm tắc nang tóc và khiến tóc bị nhờn, bết khi sử dụng không đúng cách, đúng vị trí.

Xem thêm: Mùa hè nắng nóng khiến mái tóc nhanh bết dầu, và đây là những thói quen khiến tóc càng bết dính hơn

5.5 Không giữ dầu xả trên tóc quá lâu

Khác với mặt nạ tóc hay dầu dưỡng tóc cần có thời gian để thẩm thấu, đa số các loại dầu xả chỉ cần được giữ lại khoảng 1 – 2 phút là đủ. Việc ủ tóc với dầu xả sẽ không đem lại quá nhiều sự khác biệt thậm chí là còn có thể khiến sản phẩm dễ dàng ngấm xuống chân tóc và da đầu. Vì vậy, muốn vừa nhận được kết quả tốt vừa tránh tình huống tóc dễ bị bết, nang tóc bị tắc nghẽn thì bạn nhớ chú ý.

5.6 Thoa dầu xả  2 – 3 lần

Khi sử dụng dầu xả, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để thu được hiệu quả mỹ mãn hơn. Ví như thay vì chỉ thoa dầu xả một lượt chúng ta có thể chia thành 2 – 3 lượt để đảm bảo sản phẩm bao phủ đều các lọn tóc.

  • Đầu tiên, thoa một lớp dầu xả lên toàn bộ bề mặt tóc.
  • Với lớp dầu xả thứ 2, bạn thoa tập trung vào phần giữa và đuôi tóc dễ bị khô, chẻ ngọn.
  • Lớp cuối cùng thoa tương tự lớp thứ nhất, chú ý massage và ép nhẹ các lọn tóc trong quá trình này.

6. Cách làm dầu xả tại nhà

6.1 Cách làm dầu xả bằng dầu dừa

Dầu xả được làm từ dầu dừa không chỉ ít gây kích ứng, phù hợp với nhiều loại tóc mà còn cung cấp khả năng nuôi dưỡng tuyệt vời. Vì vậy, nếu bạn yêu thích các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên thì có thể tham khảo công thức này.

Xem thêm: ‘Tút’ lại vẻ óng ả, dày khỏe cho mái tóc với cách ủ tóc bằng dầu dừa siêu hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng canh mật ong
  • ½ chén dầu dừa
  • ½ chén dừa nạo
  • Vani [không bắt buộc]

Cách làm:

  • Trộn đều dầu dừa, dừa nạo và mật ong với nhau.
  • Thêm vani vào hỗn hợp thu được và tiếp tục khuấy là hoàn thành. 

6.2 Cách làm dầu xả bằng mật ong

Mật ong có tác dụng giữ ẩm và phục hồi tóc xoăn nên rất thích hợp để làm dầu xả. Ngoài ra, vì nguyên liệu này ít gây kích ứng nên nó cũng được xem là lựa chọn lý tưởng cho các trường hợp có da nhạy cảm.

Xem thêm: Công thức ủ tóc bằng mật ong chuyên trị gãy rụng, hư tổn mà chị em cần ‘nằm lòng’

Nguyên liệu:

  • ½ chén mật ong 
  • ½ chén dầu oliu
  • ½ chén dầu hạnh nhân

Cách làm:

  • Đổ tất cả các nguyên liệu vào nồi và đun trên lửa nhỏ.
  • Sau khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội bớt trước khi sử dụng.

Dầu xả là sản phẩm nuôi dưỡng và bảo vệ tóc nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, chúng hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề cho cả tóc lẫn da đầu. Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng chủ quan mà hãy tham khảo kỹ hướng dẫn cơ bản ở trên trước khi bổ sung sản phẩm này vào routine chăm sóc tóc của mình.

Nguồn ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề