Ngày 10/10 âm lịch là ngày gì

Trang chủ

Tin tức

Ngày 10/10 năm nay là ngày gì?

Ngày 10/10 năm nay là ngày gì?

  • Đăng ngày: 06/10/2022

Nội dung bài viết

Ở Việt Nam, Ngày 10/10  hàng năm là ngày có nhiều sự kiện, ý nghĩa như ngày giải phóng thủ đô, tết song thập (ngày 10/10 âm lịch), ngày truyền thống Luật sư Việt nam,…

Ngày 10/10 âm lịch là ngày gì
Ngày 10/10 năm nay là ngày gì? (hình minh họa)

Vậy trong năm nay ngoài các sự kiện kể trên, ngày 10/10 năm nay còn là ngày gì đặc biệt nữa, mời bạn đọc hãy cùng Luật Nguyễn xem thêm qua bài viết

Ngày 10/10 năm nay là ngày gì?

Nguồn gốc của ngày 10/10 qua các năm

Ngày 10/10 là ngày Giải phóng thủ đô

Như các bạn đã biết ngày 10/10 hàng năm là ngày kỉ niệm giải phóng thủ đô Hà nội (10/10/1954). Đây là mốc đánh dấu quan trọng trong chiều dài lịch sử của Hà Nội nói riêng và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Đưa đất nước bước vào thời kỳ thoát khỏi ách thống trị, xóa bỏ áp bức, bóc lột, tự lực tự cường trên con đường đổi mới, phát triển.

Ngày 10/10 là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam

Ngày 10/10 cũng là một ngày rất quan trọng đối với những người làm ngành luật. Và ngày 10/10  hàng năm cũng được chọn là ngày Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam, đánh dấu sự công bằng, liêm chính trong đội ngũ ngành luật của Việt Nam.

Ngày 10/10 (âm lịch) là ngày tết trùng thập hay còn gọi là tết song thập

Theo Wikipedia.org có ghi chép lại như sau:

” Tết song thập hay Tết trùng thập diễn ra vào mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch, còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười, có xuất xứ từ Trung Quốc rồi phổ biến ra nhiều vùng ở Việt Nam.

Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. chủ yếu để kỷ niệm mùa gặt của năm và hy sinh mùa gặt.”

Ngày 10/10 là Ngày Chuyển đổi số quốc gia

Ngày 22/04/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 505/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. 

Cụ thể, Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Tết Trùng Thập hay Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười. Tết này còn gọi là Hạ Nguyên để đối với Thượng Nguyên (ngày 15 tháng Giêng) theo tục lệ Đạo Phật .

1./ Nguồn gốc tết Trùng Thập

Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, là ngày lành, tháng tốt cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng tết này.

Ngày 10/10 âm lịch là ngày gì

Xưa Tết Trùng Thập được coi như ngày Tết của các vị thầy thuốc

(Hình minh họa)

Cũng theo Phan Kế Bính: ''Tết ấy (tức 10-10 âm lịch ) phần nhiều là các nhà đồng cốt và nhà thầy thuốc mới ăn thôi. Nhưng về nhà quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài, … " .

Các nhà thầy thuốc thì vì thu lễ thu tiền mà ăn tết một là để cung cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử và các bạn hàng. Trong khi đó, những người được chữa lành bệnh và những người tin vào tử vi, bói toán thường có lễ tết rất to và các gia chủ được tết cũng bày lễ thịnh soạn để tạ ơn thần thánh

Nói chung Tết này là Tết các vị thầy thuốc, các ông Đồng, bà Cốt, họ thường làm cỗ bàn linh đình.

2./ Phong tục đón Tết Trùng Thập

Bên cạnh đó người dân khắp nơi cũng đón Tết Trùng Thập với những ý nghĩa, phong tục khác nhau.

Đối với một số vùng nông thôn gọi Tết Trùng Thập nôm na là tết Cơm mới, tết Thường tân. Các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa. Người ta cũng thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.

Ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, các làng mạc từ miền bắc vào miền nam, tết mừng được mùa gọi là tết cơm mới ngày 10 tháng 10 đương giữa mùa gặt.

Có nơi còn gộp tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 Dương lịch để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.

Ngày 10/10 âm lịch là ngày gì

Tết Trùng Thập ở một số làm quê - Hình minh họa

Các dân tộc thiểu số ở rừng Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây nguyên, hàng năm khi ngô lúa ngoài nương rẫy đã thu hoạch xong, cái ăn đã chắc chắn trong nhà, thế là cả bản, cả buôn ăn tết được mùa.

Cái Tết vui được mùa luân lưu khắp các nhà trong xóm kéo dài suốt tháng, đến khi ngoài trời có mưa mới, lại bắt đầu vào mùa mới.

Ngày 10/10 âm lịch là ngày gì

Cả buôn, cả bản ăn Tết Trùng Thập - Tết Cơm mới. Hình minh họa

Vui được mùa, mong được mùa, ý nghĩa to lớn ấy là mừng lo và cầu mong của cả đất nước. Truyền thống phong tục ân nghĩa ấy có từ xa xưa tới nay./