Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Tóm tắt: Các hoạt động trong quy hoạch và kiến trúc đô thị chính là việc con người đang tác động tới các yếu tố bản địa như: môi trường, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và tôn giáo. Kiến trúc bản địa được hình thành từ nhu cầu của xã hội, định hình theo thời gian cùng với việc việc tích lũy những kinh nghiệm xây dựng thích ứng với khí hậu và đặc điểm văn hóa xã hội của địa phương. Tìm hiểu những kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới trong việc phát triển thích ứng bản địa sẽ trở thành định hướng, tài liệu tham khảo quan trọng cho các đô thị tại Việt Nam, nhất là các đô thị nghỉ dưỡng có đặc điểm riêng về khí hậu, điều kiện tự nhiên, về văn hóa và con người.

Từ khóa: Kiến trúc bản địa, quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị.

  1. Kinh nghiệm của Pháp đối với đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sapa

Những kinh nghiệm trong nghiên cứu, thiết kế đô thị du lịch nghỉ dưỡng của người Pháp ở Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung có những giá trị tích cực cần thiết được khai thác, không chỉ để gìn giữ, phát huy quỹ kiến trúc đô thị thời Pháp mà còn trong phát triển đô thị nói chung. Để đảm bảo cho đô thị phát triển liên tục trong sự cân bằng cần phải kết hợp hài hoà giữa các yếu tố tự nhiên với sinh thái nhân văn. Bên cạnh đó, những giá trị văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số cần được gìn giữ và phát triển trong quy hoạch, xây dựng – quản lý đô thị hiện đại. Quan điểm thiết kế đô thị chủ đạo mà người Pháp đã áp dụng tại Sa Pa đó là: mọi tầm nhìn và những ý niệm tâm linh đều hướng về dãy Fansipan [1].

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm của đô thị du lịch Belluno-Italia.

Các nguyên tắc cụ thể ở đây bao gồm:

  • Đưa ra những quy định chi tiết trong quản lý công trình xây dựng mới với mục tiêu hoà nhập với đặc trưng cảnh quan tự nhiên.
  • Xác định biểu tượng cảnh quan có giá trị độc đáo cần được nhấn mạnh đó là thung lũng Mường Hoa.
  • Tôn trọng cảnh quan tự nhiên và văn hoá bản địa.
  1. Kinh nghiệm của Italia

Belluno đô thị nằm ở trung tâm của thung lũng Valbelluna, được bao quanh bởi dãy Dolomites và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2009. Belluno là một đô thị du lịch được biết đến bởi cảnh quan thiên nhiên và là một điểm đến với nhiều công trình kiến trúc lịch sử [2]. Nhằm tránh các nguy cơ về suy thoái kinh tế, xã hội, đồng thời mong muốn mở rộng và phát triển, chính quyền đã định hướng phát triển môi trường sinh thái, bền vững, thông minh. Dựa vào các lợi thế là đặc điểm của cảnh quan thiên nhiên sau khi đánh giá môi trường hiện tại đồng thời nhận thấy chất lượng của sự phát triển đô thị không thể được xác định trước, mà cần thông qua các mô hình đánh giá môi trường, sử dụng các kỹ thuật phù hợp cho tác động thẩm định, định lượng, đánh giá, chính quyền đô thị đã chọn lựa:

  • Chiến lược chuyển đổi phát triển cơ sở hạ tầng, đây là một mô hình cho phép sửa chữa những sai lầm trong quy hoạch.
  • Không thể phát triển đô thị mà chỉ dựa trên các điều kiện xã hội, kinh tế, sinh thái, địa mạo, mà cần phải có các mô hình đánh giá cho phép xác định cách thức hành động và phát triển cần thiết.

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm của Curitiba-Brasil

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm của đô thị du lịch Manali-Ấn độ

  1. Kinh nghiệm của Brasil

Curitiba là thành phố đông dân thứ tám và lớn nhất miền Nam Brazil và là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế quan trọng ở Brasil và châu Mỹ Latinh. Việc mở rộng thành phố với quy mô lớn nhất diễn ra sau những năm 1950, với một phương án quy hoạch đô thị sáng tạo đã làm thay đổi quy mô dân số từ vài trăm ngàn đến hơn một triệu người. Đến nay nền kinh tế Curitiba chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp và dịch vụ và là nền kinh tế lớn thứ tư tại nước này.

Curitiba hiện có các chỉ số phát triển con người nằm trong nhóm cao nhất của Brazil và trong năm 2010 đã được trao tặng các giải thưởng thành phố bền vững toàn cầu, một giải thưởng công nhận các thành phố và đô thị tự quản nổi trội trong phát triển đô thị bền vững trên toàn thế giới. Kinh nghiệm phát triển của đô thị này cần phải học tập đó là:

  • Giải pháp xanh cho đô thị. Các chính sách ưu đãi cho các dự án xây dựng là công trình xanh, thân thiện môi trường.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng đến bối cảnh địa phương, bao gồm ngân sách, năng lực và các điều kiện xã hội trong chiến lược phát triển đô thị.
  • Sử dụng vật liệu địa phương, thử nghiệm nhằm khám phá các kỹ thuật xây dựng mới để đáp ứng tốt nhất các giá trị cộng đồng [3],[4].
  • Phục hồi và chuyển đổi công năng các công trình cũ.
  • Phát triển giao thông công cộng
  1. Kinh nghiệm của India

Đô thị Manali là một trong những điểm du lịch núi phổ biến và phát triển nhất trên dãy Himalaya của Ấn Độ, có cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm khí hậu của dãy Pir Panjal và Dhauladhar. Với các hoạt động giải trí phục vụ du lịch đã làm cho môi trường Manali bị sức ép ngày càng tăng. Sự ra đời của hoạt động du lịch và sự tăng trưởng không được kiểm soát dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số lượng khách sạn, phá rừng, ô nhiễm không khí, chất thải rắn, ô nhiễm nước…

Chính quyền cũng đã đề xuất một số biện pháp giảm thiểu, giảm tải các dạng ô nhiễm khác nhau nhưng do ý thức của người dân, cộng đồng, thêm vào đó là số lượng các phương tiện du lịch, cơ sở hạ tầng không đầy đủ, nguồn nước ô nhiễm nên tình trạng xuống cấp về môi trường ngày càng lớn. Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm, đến nay chính quyền đã kịp thời đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của đô thị hướng tới một đô thị du lịch bền vững [5].

  • Cấm hoàn toàn việc xây dựng thêm loại hình khách sạn nhiều tầng.
  • Hệ thống sông, hồ, mặt nước được kiểm soát chặt chẽ.
  • Cân bằng giữa số lượng khách du lịch và cơ sở hạ tầng sẵn có.
  • Các sườn dốc xuống cấp, dễ bị sạt lở đất có thể được đưa vào các kế hoạch trồng cây bụi, vừa bảo tồn vừa là điểm thu hút thêm đối với khách du lịch.
  • Cấu trúc loại hình nghỉ dưỡng nhỏ đảm bảo gìn giữ môi trường. Các công trình thân thiện môi trường được điều tiết tốt.
  1. Kinh nghiệm của Canada

Thành phố Winnipeg là thủ phủ và là thành phố lớn nhất ở Manitoba, Canada. Trước khi người châu Âu đến định cư, Winnipeg từng là một trung tâm buôn bán của người thổ dân và hiện tại là nơi có dân số bản địa thành thị lớn nhất. Winnipeg mong muốn phát triển kinh tế và trở thành một thành phố bền vững và chất lượng. Chính quyền thành phố đã định hướng phát triển ba vấn đề chính đó là cộng đồng hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông, nước và chất thải bền vững. Các nguyên tắc cụ thể về phát triển đô thị vền vững tại Winnipeg bao gồm:

  • Tính bền vững về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, không gian công cộng.
  • Khuyến khích giao thông đi bộ và xe đạp
  • Tạo ra các địa điểm và thiết kế đô thị gợi nhớ cả quá khứ và hiện tại [7].
  • Gợi nhắc đến sự tồn tại về lãnh thổ và chính trị của người bản địa bằng các hoạt động hồi sinh: tranh truyền thống được trang trí và lắp đặt trên vỉa hè, đường phố được đặt theo tên của những người thổ dân và các nhà lãnh đạo nổi tiếng [8].
  • Số lượng các tòa nhà lịch sử được liệt kê hàng năm. Các hướng dẫn thiết kế đô thị hiện tại với mục tiêu tạo ảnh hưởng trong công chúng và phát triển hướng tới hình ảnh chung của Winnipeg.

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm của đô thị du lịch Winnipeg – Canada

  1. Kinh nghiệm của New Zealand

Queenstown, New Zealand có khí hậu hải dương ôn hòa và ôn đới với dân số 4,8 triệu người với nền văn hóa Maori. Địa hình và hệ sinh thái của New Zealand đa dạng với các đỉnh núi cao như dãy núi Alps. Trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1841 và bị ảnh hưởng văn hóa đô thị nhưng người Maori vẫn giữ được văn hóa truyền thống của các nhóm bộ tộc, đây là một yếu tố quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc của mình. Từ đó, chính quyền thành phố đã đưa ra định hướng phát triển đô thị thích ứng với yếu tố bản địa để đáp ứng sự phát triển trong tương lai về văn hóa nói chung và kiến trúc đô thị nói riêng [9].

  • Chịu trách nhiệm với khí hậu và điều kiện tự nhiên. Nâng cao điều kiện tự nhiên, đặc điểm cảnh quan và đa dạng sinh học.
  • Lấy cảm hứng thiết kế từ địa phương, con người và hình thức văn hóa.
  • Các nghề thủ công truyền thống là khắc và dệt phát triển mạnh. Hồi sinh văn hóa Maori với lễ hội Polynesia lớn nhất thế giới là Pasifika.
  • Tạo mạng lưới giao thông và không gian kết nối. Phát triển đa dạng kiểm soát mật độ

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm của đô thị Queenstown – New Zealand (Nguồn: https://www.queenstownnz.co.nz/)

  1. Các công trình đơn lẻ

Việc chỉnh trang, tôn tạo những công trình đơn lẻ cần phải đảm bảo các yếu tố: giúp chỉnh trang cho diện mạo của kiến trúc đường phố; phát huy được giá trị của khung cảnh sinh hoạt đường phố; nâng cao chất lượng thẩm mỹ của cảnh quan đường phố. Từ các yếu tố trên sẽ tạo nên những điểm nhấn cho khu vực. Một số ví dụ cho thấy:

Thư viện và hành chính Swiss Cottage, London (Cullum, Nightingale): Hình thức kiến trúc hòa hợp với khu vực được bảo tồn. Phong cách hiện đại, sử dụng vật liệu đá corncice, kính, gạch đỏ với ý tưởng tương phản nhưng nhắc lại tinh thần của di sản trong khu vực.

Trung tâm mua sắm Davygate, York (Panter Hudspith): Nằm ở trung tâm lịch sử và thương mại. Thủ pháp tạo hình mặt trước của công trình thể hiện thứ bậc về giá trị trong khu vực. Sử dụng vật liệu đá trơn, gạch kính với bố cục đóng mở. Màu sắc phù hợp cảnh quan, đơn giản, nhấn theo phương ngang

Nhà hát Victoria – Hanley, Stoke-on-Trent (Levitt Bernstein): Nằm ở trung tâm lịch sử, công trình mở rộng và cải tạo nhà hát với phong cách hiện đại, kết nối cấu trúc cũ và mới, tổ chức khoảng lùi thể hiện tính khiêm nhường với lịch sử. Sử dụng vật liệu gốm nhưng hiện đại về tỷ lệ và chi tiết.

2. Phát triển đô thị thích ứng bản địa tại Việt Nam

  1. Hội An

Hội An là một ví dụ điển hình cho phát triển kiến trúc bền vững thích ứng bản địa bởi có sự chung tay của cộng đồng. Có thể nói chính sự cộng hưởng du nhập và hòa nhập nhiều nền kiến trúc khác nhau trong lịch sử đã tạo nên một tổng thế đặc trưng kiến trúc phố cổ Hội An. Hội An sớm khoanh vùng khu lịch sử và có những chính sách bảo vệ di sản kiến trúc và những hoạt động bên trong vùng di sản. Chính quyền đã định hướng xây dựng hình ảnh một đô thị sinh thái – văn hóa có bản sắc, kết hợp giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa cả về giá trị vật thể và phi vật thể [11]. Mục tiêu của Hội An không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội mà còn bền vững về môi trường và lấy cộng đồng làm chủ thể để phát triển. Nhằm hiện thức hóa mục tiêu, chính quyền đã áp dụng các nguyên tắc cụ thể bao gồm:

  • Bảo tồn bản sắc khu phố cổ là hạt nhân của sự phát triển
  • Bảo vệ và gìn giữ cảnh quan vùng đệm
  • Chú trọng cảnh quan làng nghề truyền thống, nông nghiệp

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm của đô thị du lịch Hội An

  1. Đà Lạt

Hiện nay chức năng chính của thành phố Đà Lạt là phát triển dịch vụ, du lịch và nông nghiệp công nghệ. Nhưng những tài nguyên thiên nhiên như rừng thông, hồ, suối, cảnh quan đang tiếp tục bị hủy hoại, mất dần đến mức nghiêm trọng. Thành phố đang bị bê tông hóa ngày càng cao[12]. Trong quá trình đô thị hóa, thành phố đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu những hệ quả trên như:

  • Mở rộng mô hình đi bộ, giảm thiểu chất thải; Thực hiện các mô hình năng lượng tái tạo cho hệ thống giao thông và dịch vụ phục vụ du lịch.
  • Bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
  • Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, dựa trên nền tảng bản địa là chủ thể trong thời kỳ hội nhập.
  • Bảo tồn thành phố sinh thái rừng, thành phố di sản

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Kinh nghiệm phát triển đô thị thích ứng của Đà Lạt

  1. Công trình đơn lẻ

Nhà Cộng đồng Nậm Đăm Quản Bạ Hà Giang: Ý tưởng công trình thể hiện tinh thần đổi mới trên nền bản sắc địa phương, được thể hiện trong hệ mái vát. Sử dụng tường trình đất, vật liệu tái chế, màu sắc và vật liệu thân thiện. Công trình Bảo tàng Đắc Lắc: Phong cách kiến trúc hiện đại, hình tượng mô phỏng như ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. Kiến trúc của công trình mang tính biểu tượng với hình ảnh nhà Rông, cồng chiêng, đầu cột của người bản địa.

Nhà Cộng đồng Tả Phìn – Sa Pa – Lào Cai: Cảm hứng từ chiếc khăn đỏ truyền thống Dao với việc sử dụng vật liệu đá, gạch không nung, gỗ thông gai đã tạo nên một công trỉnh thích ứng với yếu tố bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ lọc nước mưa, pin mặt trời, bể phốt 5 khoang, lò sưởi tận dụng nhiệt thừa ống khói tạo cho công trình có bền vững.

Nghiên cứu đánh giá đất đô thị trên thế giới năm 2024

Bảo tàng Đắc Lắc

3. Kết luận

Nếu lợi thế tự nhiên là yếu tố cần để đưa các vùng đất giàu tiềm năng trở thành điểm du lịch được biết đến, thì văn hóa bản địa chính là đòn bẩy giúp các vùng đất ấy tạo sức hấp dẫn đặc trưng của riêng mình. Thông qua những bài học và kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị thích ứng bản địa để thấy rằng các nước trên thế giới đã rất chú ý tới vấn đề của bản địa và đã có những định hướng phát triển cụ thể như:

  • Kiểm soát môi trường, khí thải và sử dụng năng lượng tái tạo.
  • Phát triển văn hóa, cuộc sống bản địa, nghề truyền thống…
  • Không chất tải thêm cho đô thị và kiến trúc phải mang tính kế thừa.

Tại Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm, chú ý tới yếu tố bản địa, mặc dù đi sau và còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta có lợi thế là sử dụng những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, để chọn và đi đúng hướng phát triển. Nhưng có những điểm tồn đọng và gây khó khăn cần phải được khắc phục trong quá trình thực hiện: