Người yếu thế Tiếng Anh là gì

VNSW xin giới thiệu bài viết “Nhà nước Việt Nam với công tác hỗ trợ nhóm yếu thế” cuả PGS.TS Phạm Văn Quyết-Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội và Phạm Anh Tuấn-Trường ĐH Y tế công cộng. Bài viết được đăng trên Kỷ Yếu hội thảo ngày CTXH Thế giới năm 2012.

1. Về nhóm yếu thế         

 Vào cuối thế kỉ XX, trước những biến động to lớn của văn minh tin học, văn minh hậu công nghiệp, trong xu thế toàn cầu hoá và thị trường tự do, loài người đứng trước sự phân cực mạnh mẽ: 20 % dân số là người giàu chiếm 86 % tài sản thế giới, trong khi 20 % dân số là người nghèo chỉ có 1 % của cải. Số cư dân này của thế giới rơi vào danh sách những người bị loại trừ. Khái niệm người “bị loại trừ” xuất phát từ chữ Latinh “excludere” hình thành với nghĩa là loại bỏ. Theo các nhà nghiên cứu: trên bình diện kinh tế họ là những người những người bị gạt ra bên lề sự thay đổi kĩ thuật, nghèo, sống tạm bợ; trên bình diện xã hội – chính trị là những người có việc làm không ổn định, không được bảo hiểm xã hội đúng mức và không có tiếng nói chính trị; trên phương diện văn hoá là những người bị loại trừ khỏi kiến thức, khỏi ngưỡng cửa thông tin, khỏi các yếu tố của xã hội hiện đại, thậm chí bị loại trừ khỏi quyền được sống theo văn hoá dân tộc. Hiện tượng “loại trừ” thường rơi vào cực những người yếu đuối và mong manh người già và trẻ em, sau nữa là nữ giới, những người “mù chữ mới” vốn không có khả năng sử dụng máy móc tối tân, dị ứng với văn minh kĩ thuật… Có thể nói quan niệm về nhóm bị loại trừ đã có những lúc, ở một số quốc gia được sử dụng với nghĩa là nhóm yếu thế, nhóm thiệt thòi hay nhóm dễ bị tổn thương.

Nhóm yếu thế /thiệt thòi [Disadvantaged groups]: Thuật ngữ “yếu thế/ thiệt thòi” đã được sử dụng theo truyền thống như một tính từ, như muốndescribe a quality inherent to the group. mô tả một chất lượng vốn có của nhóm là yếu thế/ thiệt thòi.It is now also used as a verb, to describe Thuật ngữ đó cũng được sử dụng như một động từ, để chỉ a process in which mainstream society acts in a way that “disadvantages”một quá trình mà trong đó các hành vi xã hội của một nhóm đặc biệt được thực hiện theo một cách hoàn toàn “bất lợi” cho họ.

3.Đó là nhóm, màPeople see themselves as disadvantaged to the extent they are denied access to mọi người tự thấy mình lâm vào hoàn cảnh khó khăn mà ở đó họ bị từ chối việc tiếp cận and use of the same tools found useful by the majority of societ và sử dụng các phương tiện được cho là hữu ích với đa số các nhóm xã hội tương tự khác.These include Chúng bao gồmautonomy, incentive, responsibility, self-respect, community o support, health, quyền tự chủ, trách nhiệm, lòng tự trọng, quyền được sự hỗ trợ của cộng đồng, y tế, education, information, employment, capital, and responsive support systegiáo dục, thông tin, việc làm, vốn và hệ thống hỗ trợ khác.

Đó là nhóm người luôn luôn có sự hiện diện của “rào cản đối với khả năng tựsufficiency.” These barriers are the ways in which people are denied access to túc của họ. Đây là những cách thức mà người dân bị từ chối tiếp cận với needed tools, and include unavailability of resources, inaccessibility to resourccác phương tiện cần thiết bao gồm các nguồn lực mà bản thân họ không có.the society’s regard for a group, government and corporate practices, and certain

 5.Đó là nhóm có hoàn cảnh khó khăn, được xác định theo những mô hình cụ thể của nguồn lực bị từ chối resources and barriers it faces [rather than the fact of race, or poverty, orvà rào cản nó phải đối mặt. A disadvantaged group may face more than one barrier. Một nhóm có thể gặp phải nhiều rào cản.Some barriers may be Một số rào cản có thể more easily surmounted or moved than othersdễ dàng vượt qua được.Each group presents its own Mỗi nhóm có mô hình thiệt thòi riêng của mình pattern of disadvantagement and barriers to self-sufficiency; the implvà các rào cản cho việc tự cung tự cấp; điều này có ngụ ý rằng tùy theo từng nhóm để hình thành các giải pháp được cho là phù hợp và tốt nhất cho nhóm.

Khi vượt qua được sự yếu thế/thiệt thòi, thì họ khắc phục được khả năng không tiếp cận được các phương tiện thiết yếu hoặc loại bỏbarriers to self-sufficiency. rào cản đối với sự tự cung tự cấp.This can take many forms, depending on the pattern Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, tùy thuộc vào mô hình yếu thế của họ, presented, but would include enabling or empowering the group’s own effonhưng nó sẽ cho phép họ nâng cao vị thế ở chính nỗ lực của nhóm đểdevelop the tools or resources needed for its own self-sufficiency. phát triển các công cụ hoặc các nguồn lực cần thiết cho khả năng tự túc của riêng nhóm.

7.Điều đáng chú ý là nhóm có“disadvantaged.” No one said that “more cash” would solve their problems; “những hoàn cảnh khó khăn”. Song không có nghĩa rằng “cho họ nhiều tiền mặt hơn” sẽ giải quyết được vấn đề của họ; và cũng không có nghĩa rằng “chính phủ trợ giúp nhiều” sẽ sửa chữa những gì đã gây ra cho họ.

no once said that “more government assistance” would fix what was wron cunngx   cBarriers to self-sufficiency are the ways in which people do not have access to thRào cản đối với tự cung tự cấp là cách mà mọi người không được tiếp cận vớitools needed for self-sufficiency. các công cụ cần thiết để tự cung tự cấp.Barriers include: Hàng rào bao gồm:

1. 1. Unavailability of Resources. Resources [employment, capital, etc.] may be Chưa có nguồn tài nguyên vốn. Tài nguyên [việc làm, công cụ.v.v.] có thể unavailable in sufficient quantity to certain groups; opportunities mighkhông có sẵn đủ số lượng cơ hội cho nhóm nhất định; Certain tools might be designed with the values and assumptions of one seg một số công cụ có thể được thiết kế với các giá trị và giả định of society, but not othcủa xã hội trong điều kiện cụ thể, nhưng không phải phù hợp với họ.To be useful, a tool must be appropriate to the culture Để có ích, một công cụ phải được phù hợp với nền văn hóa of the groucủa nhóm.Some available tools are not useful to various groups [eg, most Một số công cụ có sẵn không phải là hữu ích cho các nhóm khác.

2. 2. Inaccessibility of Resources. If available, resources could still be inaccessible Không thể  tiếp cận nguồn tài nguyên. Nếu có sẵn, các nguồn tài nguyên vẫn có thể không được tiếp cận từ những người nhất định to certain groups, because of cost, poor design, locale or distance, or la, vì chi phí, thiết kế, nghèo, miền địa phương hoặc từ xa, hoặc thiếu publicitcông khai. Tools may be made available selectively, to only the “deserving” of the groThe personal energy needed to develop such resources as self-respect, health, Năng lực cá nhân cần thiết để tiếp cận các tài nguyên như lòng tự trọng, y tế… incentive may have been diverted by an early injury [broken home, domcó thể đã bị thay đổi bởi một chấn thương đầu …Also, the energy needed to develop or pursue other resources, such as education, Ngoài ra, năng lực cần thiết để phát triển hoặc theo đuổi các nguồn lực khác, chẳng hạn như giáo dục,information, or employment, may be unavailable due to other demands, such as thông tin, hoặc việc làm, có thể không có sẵn do các nhu cầu khác, nhưraising a family or pursuing subsistence capital. nuôi gia đình hoặc theo đuổi vốn tự cung tự cấp.

3. 3. Society’s Regard for a Group. Disadvantaged groups are unappreciated,Sự kỳ thị của xã hội cho một Group. Nhóm thiệt thòi là không được đánh giá, bịdevalued, or derided by the larger society. mất giá, hoặc chế giễu của xã hội, nIf a group is seen as not being ablếu nhóm đó được xem là không thể tự cung cấp ít, nhiều cho nó. offer much, little is offered to itLittle may be known by other segments of society of the disadvantagement faceSome groups exist as negative stereotypes to other segments of societMột số nhóm tồn tại như là khuôn mẫu tiêu cực tác động tới các bộ phận khác nhau của xã hội.Negative Định stereotypes of a group may be reinforced by the media, the schools, othkiến với một nhóm có thể là không tốt khi được củng cố bởi các phương tiện truyền thông, các trường học,institutions, and by other segments of society as well. các tổ chức khác của xã hội. The contributions and culture of sole groups may be misunderstood, or heldSome groups have been undervalued and derided as matters of longstandMột số nhóm đã bị định giá quá thấp và bị chế giễu như trong những quan niệm của quá khứ ở cácand institutionali thể chế truyền thống. The disadvantagement of one group may bSome groups may be harassed Một số nhóm có thể bị quấy rối hoặc persecuted without protection by established authoritiesbị ngược đãi mà không có bảo vệ của chính quyền. There may be little

4. 4. Government Practices. Institutionalized responses [government, programs, Thể chế hóa [chính phủ, chương trình,  agencies, systems] to the plight of certain groups may be inadequate ocơ quan, hệ thống tổ chức xã hội]. Về mặt thể chế có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ hoặc phản tác dụng đối với cảnh ngộ của các nhóm nhất định. counterproductiv Legislation may protect or assist a group, but the law may not be enforced, or thPháp luật có thể bảo vệ hoặc hỗ trợ một nhóm, nhưng luật pháp cũng có thể không được thi hành, hoặcimplementation effort may be insufficient. có thể được thực hiện không đầy đủ. The systems for treating unemployment, poverty, mental illness, and other social[Theo Steven. E. Mayer, Effective Communitive Project, trên www.effectivecommunities.com, Revised Nove11/ 2003].

Theo xác định của UNESCO, nhóm yếu thế/thiệt thòi bao gồm: những người ăn xin,  nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, tù nhân, gái mãi dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ. Ngoài ra còn kể đến người tị nạn, người xin tị nạn, người bị xã hội loại trừ [theo //www.ukat.org.uk]. Theo cách xác định này người nghèo, người thất nghiệp cũng được coi thuộc nhóm yếu thế/ thiệt thòi.

Trong một số nghiên cứu ở Việt Nam còn kể thêm nhóm người là nạn nhân chiến tranh, đặc biệt nạn nhân chất độc da cam, nhóm bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy dối và lạm dụng tình dục, nạn nhân buôn bán người, các đối tượng mắc bệnh xã hội, trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS…

Như vậy có thể nói, nhóm yếu thế [hay nhóm thiệt thòi] là những nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự. Họ gặp phải hàng loạt thách thức, ngăn cản khả năng hòa nhập của họ vào đời sống cộng đồng. Hàng rào đó có thể liên quan đến thể chất, liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh gía, kỳ thị của xã hội, các vấn đề tâm lý… Hàng rào đó có thể là vô hình, có thể là hữu hình, ngăn cản họ tiếp cận và sử dụng các phương tiện sống thiết yếu hay các dịch vụ xã hội cần thiết cho mọi thành viên “bình thường” của xã hội. Để nâng cao vị thế xã hội, giảm sự thiệt thòi, họ rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ xã hội.

Việc kể tên nhóm xã hội này hay nhóm xã hội khác trong danh sách của nhóm xã hội yếu thế hòan toàn phụ thuộc vào quan điểm cũng như mục tiêu của từng nghiên cứu, từng dự án, từng chính sách, từng phong trào cụ thể.

Nước ta là nước vừa thoát nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, lại trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, nên số người tàn tật, nạn nhân chiến tranh cao, thêm vào đó dân số nước ta cũng đang trong xu hướng bị già hóa; điều đó càng làm đông đảo thêm dân số của nhóm yếu thế, cần trợ giúp. Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được nêu ra tại Hội thảo “Các tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ xã hội đối với người lao động và nhóm yếu thế”, do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức tại TP HCM ngày 15/10/2009 thì Việt Nam có khoảng 7,3 triệu người cao tuổi, 5,3 triệu người tàn tật, 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra nhóm người yếu thế còn bao gồm phụ nữ nghèo, người dân tộc… cũng đang chiếm số lượng khá lớn trong xã hội. Có khoảng 24% trong số họ đang sống trong những căn nhà tạm, 41% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, đặc biệt 93% NKT từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn, nghề nghiệp. Đây chính là những rào cản lớn trong việc hòa nhập đời sống xã hội của nhóm người yếu thế [Tố Tâm, Việc làm cho người yếu thế, trên //www.Baodatviet.vn].

2. Công tác hỗ trợ nhóm yếu thế của Nhà nước Việt Nam

Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với các Công ước quốc tế về người khuyết tật, người cao tuổi… Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm đến các chính sách xã hội trợ giúp các nhóm yếu thế/thiệt thòi. Biểu hiện rõ nhất là tại kỳ họp thứ 6 khóa XII [năm 2009] Quốc hội đã thông qua và tháng 12/2009 Chủ tịch nước đã ký và công bố Luật người cao tuổi. Luật người cao tuổi gồm 6 chương, 31 điều, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện; khuyến khích sự quan tâm của các tổ chức cá nhân nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

Năm 1998 Chính phủ Việt Nam đã ra Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh quy định trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với người tàn tật; quyền và nghĩa vụ của người tàn tật. Để luật hóa các quy định đối với người tàn tật tại kỳ họp thứ 6 khóa XII [năm 2009] Quốc hội đã thảo luận, thu nhận các ý kiến đóng góp cho luật người khuyết tật và tại kỳ họp thứ 7 tháng 6/2010 luật người khuyết tật được thông qua. Luật gồm 10 chương và 53 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật.

Nhiều điều luật khác liên quan đến các nhóm xã hội yếu thế cũng đã được Quốc hội lần lượt xem xét và thông qua, như: Luật Phòng chống bạo lực gia đình [được thông qua tháng 11 năm 2007] đã thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phòng chống, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người [HIV/AIDS] được Quốc hội thông qua tháng 6/2006 đã nhấn mạnh đến quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV và quy định trách nhiệm của nhà nước, xã hội, cộng đồng, gia đình trong việc chữa trị, chăm sóc, đùm bọc và tạo điều kiện để người nhiễm HIV hòa nhập cộng đồng; Pháp lệnh phòng chống mãi dâm, ma túy…

Thực tế hầu hết những người trong nhóm yếu thế do những hoàn cảnh đặc biệt mà đều thuộc nhóm người nghèo hoặc cực nghèo. Vì vậy trong các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 đều có những chính sách, những dự án hướng đến nhóm xã hội đặc biệt này.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS đã giành nhiều dự án hướng đến phòng chống, trợ giúp các nhóm xã hội đặc biệt này như Dự án phòng, chống bệnh lao, Dự án phòng, chống bệnh phong, Dự án phòng, chống bệnh ung thư, Dự án phòng, chống HIV/AIDS, Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng…

Ngoài ra Chính phủ Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế, chính phủ nhiều nước còn ưu tiên trợ giúp kinh phí cho nhiều dự án quan trọng khác dành cho nhóm yếu thế như Dự án Bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi nhất ở Việt Nam. Dự án hướng đến 4 nhóm xã hội được coi là thiệt thòi sau: Nhóm thứ nhất và cũng là nhóm lớn nhất là nhóm những người nông dân nghèo ở nông thôn mà phần lớn những người nghèo sống ở các vùng nông thôn và đồi núi. Nhóm người thứ 2 là những người nghèo ở nông thôn di cư ra thành thị. Nhóm thứ 3 bao gồm những công nhân làm thuê không chính thức trong các công xưởng thủ công và trong các xưởng sản xuất gia đình. Cuối cùng nhóm thứ 4 gồm những người ốm yếu, tàn tật bao gồm cả những người bị nhiễm HIV. Dự án thực hiện trong giai đoạn 2003-2005 [Lê Bạch Dương và Các cộng tác viên, Dự án Bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi nhất ở Việt Nam: Hướng tới một cách tiếp cận tác nghiệp toàn diện, trên //isds.org.vn].

Dự án Dịch vụ  xã hội đối với nhóm yếu thế và người lao động – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam 2008- 2009 do Cơ quan hợp tác và phát triển Tây Ban Nha AECI tài trợ với số vốn 250 000 Euro. Mục tiêu của dự án nhằm nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội đối với người lao động và nhóm yếu thế trong khung chính sách về an sinh xã hội; hỗ trợ hoàn thiện chính sách về đào tạo nghề và bảo hiểm xã hội, thúc đẩy các dịch vụ về dạy nghề và bảo hiểm xã hội cho những đối tượng này; từ đó xây dựng mô hình phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và tiếp cận được xu thế phát triển của quốc tế. Ngoài ra, dự án còn nhằm hỗ trợ sự hội nhập kinh tế khu vực, tiếp cận công nghệ [Các chính sách ASXH của Tây Ban Nha và khả năng hợp tác với MOLISA, trên //vsfo.molisa.gov.vn, ngày 1/3/2010].

Dự kiến chiến lược chính sách ASXH 2011 – 2020 của Việt Nam có tổng kinh phí là 732 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo mọi người dân có mức sống trung bình, không rơi vào tình trạng bần cùng hóa, kể cả trong trường hợp rủi ro bất thường. Nội dung gồm  6 chiến lược: an sinh xã hội, việc làm, đào tạo nghề, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em.

Trong thời gian qua khi các chính sách, các chương trình, dự án dành cho nhóm yếu thế được hiện thực hóa. Các dịch vụ xã hội cũng đã được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là nhu cầu của những người lao động nghèo và nhóm yếu thế. Các dịch vụ xã hội đặc thù đó đã được phổ biến rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích và nhiều thay đổi theo hướng tích cực trong đời sống của nhóm yếu thế, giúp họ tự tin hơn, dân chủ hơn trong đời sống cộng đồng.

Dịch vụ bảo hiểm đã được triển khai ở mọi nơi, với nhiều đối tượng thuộc nhóm yếu thế, như cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bảo hiểm cho dự phòng tuổi già cho nông dân.

Dịch vụ cung ứng cơ sở vật chất: người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào thuộc các nhóm dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa được trợ cấp lương thực, được sử dụng nước sạch miễn phí, được xóa nhà tạm…

Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp: hàng năm hàng vạn hộ gia đình, cá nhân gặp phải các rủi ro bất khả kháng và có nhu cầu cần trợ giúp để đảm bảo nhu cầu sinh sống đã được trợ giúp bằng tiền hoặc bằng hiện vật như gạo, thuốc men, sách vở, quần áo.

Các dịch vụ về nhà ở: ở hầu hết các địa phươngđã cung cấp nơi ở cho các đối tượng khi gặp phải những rủi ro cần có nơi trú ẩn an toàn trước khi hoà nhập cộng đồng như: Bạo hành gia đình, trẻ em đường phố, nạn nhân buôn bán người, nạn nhân bị quấy rối, lạm dụng tình dục,…

Dịch vụ y tế cho các đối tượng đặc thù: đã cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí hoặc giảm lệ phí cho các đối tượng: người tàn tật nặng, các đối tượng nhiễm HIV/AIDS, mất khả năng lao động, …

Dịch vụ giáo dục, dậy nghề: nhà nước, các tổ chức xã hội đã hỗ trợ tổ chức nhiều cơ sở dạy nghề cho đối tượng là người tàn tật, những đối tượng xã hội: giáo dục chuyên biệt, giáo dưỡng… Sau khi học nghề hàng vạn người thiệt thòi đã kiếm được việc làm có thu nhập, yên tâm với cuộc sống.

Bên cạnh các chính sách, các dịch vụ đối với các nhóm xã hội yếu thế, nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc xã hội hóa công tác hỗ trợ các nhóm yếu thế. Việc huy động sức mạnh của toàn xã hội trong các hoạt động hỗ trợ các nhóm yếu thế, đặc biệt là về nguồn lực luôn được đánh giá cao. Với nguồn kinh phí ngân sách hàng năm cho các nhóm yếu thế rất hạn hẹp, rõ ràng nếu không có nguồn lực của cộng đồng xã hội, của quốc tế, thì công tác này của Việt Nam sẽ không thể có được kết quả như hôm nay. Nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo, vừa mang tính xúc tác, khơi nguồn cho các nguồn lực khác. Khơi dậy và phát triển các phong trào, các quỹ “Những tấm lòng từ thiện”; “Nối vòng tay lớn”; “Một thế giới trái tim”; “Quỹ tình thương”; “Nhà đại đoàn kết” “Trái tim cho em”…, đã thu hút đông đảo các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia hỗ trợ người nghèo và những người có hoàn cảnh đặc biệt. Các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng phát động đã góp phần cải thiện điều kiện sống cho nhiều thành viên có hoàn cảnh đặc biệt của các tổ chức, các đoàn thể xã hội. Nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cũng là nguồn lực quan trọng giúp cho Việt Nam giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến xóa đói giảm nghèo cũng như tiếp thu và xây dựng các mô hình hỗ trợ hiệu quả cho nhóm yếu thế.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến các chính sách xã hội đối với nhóm người yếu thế và đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung khổ chính sách trong lĩnh vực này. Các dịch vụ xã hội cũng đã được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu của thực tế của các nhóm yếu thế cụ thể. Các chính sách, các dịch vụ xã hội đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội trong việc hỗ trợ người thiệt thòi và đã giúp hàng triệu người yếu thế có được mức sống tối thiểu, tự tin, yên tâm và từng bước hòa nhập và cộng đồng

Tài liệu tham khảo

1. Các chính sách ASXH của Tây Ban Nha và khả năng hợp tác với MOLISA, trên //vsfo.molisa.gov.vn, ngày 1/3/2010

2. Lê Bạch Dương và Các cộng tác viên, Dự án Bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi nhất ở Việt Nam: Hướng tới một cách tiếp cận tác nghiệp toàn diện, trên //isds.org.vn

3. Trần Văn Kham, Nghiên cứu về hòa nhập xã hội: Một số định hướng ở Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, Tập 27, số 4/ 2011.

4. Steven. E. Mayer, Effective Communitive Project, trên www.effectivecommunities.com, Revised Nove11/ 2003

5. Tố Tâm, Việc làm cho người yếu thế, trên //www.Baodatviet.vn

6. //www.ukat.org.uk

Video liên quan

Chủ Đề