Nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân

Phù chân khi mang thai là triệu chứng phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì sao bà bầu phù chân tháng cuối? Đây có phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe? Mẹ cùng chuyên gia Huggies tìm hiểu ngay nhé!

Tham khảo: Những thay đổi khi mang thai

Phù chân khi mang thai – Nguyên nhân thường gặp

Hầu hết các mẹ bầu đều có ít nhất một lần bị phù chân trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ, tình trạng phù chân càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng thêm 50%. Hơn nữa, lượng chất lỏng trong cơ thể cũng tăng lên và tích trữ ở nhiều vùng khác nhau. Sự tích nước này chính là nguyên nhân làm tay, chân của mẹ bầu dễ bị phù hơn.

Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối

 

Nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân

Rất nhiều mẹ bầu bị phù chân khi mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3

Ngoài ra, bà bầu bị phù chân cũng có thể do phải đứng liên tục trong thời gian dài. Vì khi đứng, lượng máu dồn về chân sẽ nhiều hơn bình thường, làm chân dễ sưng phù hơn.

Theo các chuyên gia, phù chân khi mang thai do tình trạng tích nước không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, tình trạng này cũng sẽ biến mất sau khi thai kỳ kết thúc. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo nhé!

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Bà bầu bị phù chân – Cẩn thận sản giật!

Trong một số trường hợp, bà bầu phù chân tháng cuối có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật, một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm đối với sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy tình trạng phù chân đi kèm với những dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt trong người
  • Buồn nôn, đau tức vùng thượng vị (vùng dưới xương ức)
  • Đau đầu: cảm giác nặng đầu ngày càng gia tang, cảm giác đau dữ dội kiểu co thắt
  • Thị lực suy giảm: nhìn mờ hoặc không nhìn thấy người đối diện (mất thị lực tạm thời), hoặc chạy cảm quá với ánh sáng
  • Khó thở là do đã có tích dịch trong phổi hay còn gọi là phù phổi)
  • Tiểu ít

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

Nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân

Mẹ bầu có thể chỉ phù ở dưới chân nhưng cũng có thể phù lên đến mặt, sưng mắt. Nếu thấy mình bị phù, mẹ nên đo huyết áp ngay để loại trừ nguy cơ tiền sản giật.
Nếu mẹ bầu đo huyết áp cao > 140/90 mmHg thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay có bị tiền sản giật hay không. Nếu cơ thể mẹ còn có một số dấu hiệu khác thì mẹ nên khám bệnh viện sớm hơn:

Nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân

Đặc biệt, những mẹ bầu thuộc nhóm sau đây nên chú ý đặc biệt đến tình trạng phù chân, hoặc sưng phù bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể:

  • Mẹ bầu lớn tuổi (trên 40 tuổi)
  • Chưa từng mang thai hoặc sinh con
  • Khoảng cách giữa 2 lần mang thai từ 10 năm trở lên
  • Thai đôi, đa thai
  • Gia đình, hoặc bản thân có tiền sử tiền sản giật
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30
  • Bị cao huyết áp trước khi mang thai
  • Tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần) -> bổ sung content

Nếu mẹ bầu bị phù do tư thế thì thường sẽ phù đều 2 chân, phù mềm, điều này xảy ra khi sản phụ đứng lâu hay ngồi yên ở một tư thế. Khi mẹ được nghỉ ngơi, gác 2 chân lên cao thì tình trạng phù sẽ giảm. Đây chỉ là phù sinh lý, thường an toàn với thai phụ và không đi kèm các trệu chứng khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu phù chỉ 1 chân, đặc biệt khi kèm sưng nóng đỏ đau thì có thể là phù do huyết khối tắc tĩnh mạch sâu hay viêm mô tế bào 

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Những cách giảm phù chân khi mang thai 3 tháng cuối

- Hạn chế ăn mặn: Mẹ bầu càng ăn mặn, cơ thể càng tích trữ nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai càng thêm nghiêm trọng. Hơn nữa, việc ăn mặn cũng ảnh hưởng không tốt đến huyết áp, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý nhé!

- Kê cao chân khi nằm: Cách này sẽ giúp giảm bớt lượng máu dồn xuống chân, hạn chế bớt tình trạng sưng phù. Khi ngồi, mẹ bầu cũng nhớ kê thêm ghế nhỏ dưới chân và thường xuyên nhúc nhích chân để không bị tê, mỏi.

Tham khảo: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Nguyên nhân bà bầu bị xuống máu chân

Khi nằm ngủ, mẹ bầu nhớ thêm một chiếc gối nhỏ để kê cao chân nhé!

- Chườm đá: Dùng khăn bọc đá, hoặc một miếng băng gạc lạnh chườm trên phần cơ thể bị phù từ 10-15 phút có thể cải thiện đáng kể những khó chịu do sưng phù gây ra.

- Tập luyện nhẹ nhàng: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là yoga không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai hiệu quả. Nguyên nhân là do khi mẹ tập luyện, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ được điều hòa và cân bằng, không dồn quá nhiều vào phần tay chân.

- Mang giày phù hợp: Giày quá chật cũng khiến máu bị dồn về phía chân nhiều hơn. Mẹ bầu nên chọn những đôi giày bệt rộng rãi và thoải mái.

Ngoại trừ việc gây khó chịu, phù chân khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên hết sức lưu ý. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm với triệu chứng sưng phù, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để có thể kịp thời điều trị.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm những thông tin về thai kỳ tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi những câu hỏi của mình về chuyên mục Góc chuyên gia trên trang Huggies.com.vn để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của mình nhé!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay