Nguyên nhân chiến tranh mông nguyên

Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên xâm lược hay còn được gọi là Chiến tranh Mông Nguyên – Đại Việt. Đây là một trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong lịch sử của dân tộc. Vậy nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên là gì? Cùng DINHNGHIA.VN đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Quân Nguyên Mông là đội quân hùng mạnh với dã tâm cùng sự man rợ. Chúng muốn chiếm đất nước ta, biến đất đai của ông cha ta thành của chúng, biến con dân ta thành nô lệ cho chúng. Đại Việt vốn là một quốc gia yêu tự do, vua Trần khẳng khái nhất quyết không chịu lùi bước trước kẻ thù.

Khi đội quân Nguyên Mông có ý định xâm lược đất nước, vua Trần cũng như tôi tớ và nhân dân ta đều đồng lòng đứng lên kháng địch. Nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông nổ ra chính là do quân Nguyên Mông muốn xâm lược Đại Việt. Không chấp nhận như vậy Đại Việt đứng lên kháng chiến chống lại chúng.

Nhà Lý sụp đổ vào năm 1226 do sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý trị vì đất nước dưới trướng của vua Trần Thái Tông. Sau nắm quyền cai trị Nhà Trần tiến hành củng cố chính quyền. Vua Trần chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý cho tới  khi Nguyễn Nộn ốm chết các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó nước láng giềng phương Bắc – Trung Quốc đã bị chia cắt từ lâu về trước. Trước sự xâm lấn của nước Kim và người Nữ Chân, nhà Tống phải rút xuống phía nam. Ở phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt.

Vào đầu thế kỷ XII, đất nước Mông Cổ ở phía bắc nước Kim được thống nhất trở nên lớn mạnh nằm dưới quyền cai quản của Thành Cát Tư Hãn. Năm 1227 Mông Cổ tiêu diệt Tây Hạ, năm 1234 tiêu diệt Kim ở phía nam. Đội quân Mông Cổ không ngừng lớn mạnh liên tục thực hiện các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi.

Từ các nước phía Bắc, phía Tây, sang các nước Châu Âu và Tây Á. Tuy nhiên với lòng tham không đáy quân đội Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống. Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay).

Sau đó quân Mông Cổ tiếp tục kế hoạch xâm lược Nam Tống. Chúng muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế “gọng kìm” bao vây Nam Tống. Mông Cổ cử các đoàn ngoại giao sang Đại Việt đề nghị vua Trần mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để đến đất Tống. Vua Trần đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị trên và cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.

Nguyên nhân chiến tranh mông nguyên
Hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên

Mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Nguyên

Sau 20 năm Mông Cổ đã đánh bại được nước Tống mà không cần đi qua Đại Việt. Sau khi đánh bại Tống Mông Cổ cho thành lập nên nhà Nguyên trên phần lãnh thổ của Trung Quốc và Mông Cổ bây giờ. Tham vọng mở rộng đất đai lãnh thổ tiếp tục được quân Mông Nguyên thực hiện.

Đế quốc hùng mạnh này muốn mở rộng lãnh thổ của mình đến các nước Nhật Bản tại phía Đông cũng như các nước ở phía Nam. Nhà Nguyên thực hiện các cuộc chiến tranh với Miến Điện và Chiêm Thành ở phía nam trước. Quân dân Chiêm Thành giành thắng lợi khiến bàn đạp của Mông Nguyên không còn.

Năm 1277 tại Miến Điện quân Nguyên cũng phải gánh chịu các thiệt hại về người và của phải rút về nước. Nếu muốn tiếp tục chiến lược đánh chiếm các nước phía Nam thì một yêu cầu bắt buộc là quân Nguyên Mông phải khuất phục được Đại Việt.

Quân Nguyên Mông sử dụng chiêu bài tấn công Đại Việt bằng cách đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên của ông cha ta diễn ra vào đầu thời Trần trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Dưới thời của các vị vua Trần như: Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288. Thời gian chiến sự chính thức của kháng chiến bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt.

Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1

Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Nguyên

Quân Mông Cổ đề nghị Nhà Trần mở đường cho chúng xuống đánh chiếm Tống nhằm mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Chúng muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế “gọng kìm” bao vây Nam Tống. Mông Cổ cử các đoàn ngoại giao sang Đại Việt đề nghị vua Trần mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để đến đất Tống. Vua Trần đã thẳng thừng từ chối lời đề nghị trên và cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1

  • Tháng 1 năm 1258 quân đội Mông Cổ tấn công Đại Việt. Chúng xuất phát từ Đại Lý (Vân Nam hiện nay) với khoảng 30.000 – 45.000 quân. Bao gồm khoảng 10.000-25.000 kỵ binh Mông Cổ và 20.000 quân Đại Lý tiến vào Đại Việt. Chính thức bắt đầu chiến tranh xâm lược tại nước ta.
  • Về phía ta nhà Trần có khoảng 10 vạn quân. Trong số đó bao gồm 2 vạn cấm vệ quân và 8 vạn quân sương. Nhà Trần chỉ có thể tập trung được khoảng 7 vạn quân để tác chiến với Mông Cổ.
  • Đích thân Vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên. Ban đầu quân Mông Cổ chiếm ưu thế hơn. Nhằm bảo toàn lực lượng quân Trần thất lợi chủ động rút lui về Phù Lỗ. Quân Mông Cổ vì thế không thành công trong âm mưu tiêu diệt quân chủ và bắt vua Trần.
  • Trận thứ hai diễn ra tại Phù Lỗ quân Đại Việt lại bị đánh bại. Vua Trần sớm có dự tính nên chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước.
  • Vua tôi nhà Trần thực hiện sách lược vườn không nhà trống đem đi hết lương thực trong thành. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long nhưng lại gặp khó khăn về lương thực.
  • Sau 10 ngày Vua Trần và Thái tử dẫn quân ta phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ không chống chọi được đành bỏ thành Thăng Long rút chạy về nước. Chúng bỏ chạy theo con đường dọc sông Hồng.
  • Quân ta đã bố trí lực lượng dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích quân Mông Nguyên trên đường chúng rút lui. Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ nhất của quân dân Đại Việt kết thúc với chiến thắng vang dội.

Kết quả cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1

  • Cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất diễn ra chỉ với khoảng 3-4 trận đánh lớn, trong vòng khoảng 15 ngày.
  • Quân Mông Cổ thất bại và phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Quân Mông Cổ từ 30.000 – 45.000 quân chỉ còn 3000 kỵ binh và 1 vạn quân Đại Lý.
  • Sau thất bại quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía nam.
Nguyên nhân chiến tranh mông nguyên
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 1 (1258)

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2

  • Sau thất bại năm 1258, 27 năm sau Hoàng đế Nguyên – Mông lấy cớ muốn mượn đường qua Đại Việt đánh chiếm Chiêm Thành để xâm lược Việt Nam.
  • Hoàng đế Mông Nguyên Hốt Tất Liệt ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt. Cuộc chiến này kéo dài từ cuối tháng 12 năm Giáp Thân đến cuối tháng 4 năm Ất Dậu.
  • Trong vòng khoảng 2-6 tháng từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch.
  • Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước lần này quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn. Không chỉ sử dụng lục quân từ phía Bắc xuống mà còn kêu gọi cả thủy quân từ mặt trận phía Nam Chiêm Thành về hỗ trợ. Chúng huy động lực lượng lớn lên tới hàng chục vạn quân.
  • Quân Nguyên chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu, chúng liên tục đánh bại quân Việt ở các mặt trận Lạng Sơn,  Vạn Kiếp, Sơn Động, Thu Vật , sông Đuống.
  • Sau khoảng 20 quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình Nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường và Trường Yên, quân Nguyên ráo riết truy kích. Vua Trần phản công dọc theo sông Hồng nhưng đều bị quân Nguyên đánh bại.
  • Ở phía Nam, quân Mông Nguyên từ Chiêm Thành dễ dàng đánh tan quân Đại Việt. Vua tôi nhà Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh do bị ép cả trước sau.
  • Quân Nguyên lại gặp khó khăn về về nguồn lương thực, lần này còn nghiêm trọng hơn so với trước bởi số quân Nguyên đông hơn nhiều. Quân Nguyên không thể lấy được lương thực do nhà Trần đã áp dụng chính sách tiêu thực.
  • Quân ta sau các thất bại nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ. Chờ thời cơ thích hợp, đợi đối phương mệt mỏi, suy giảm nhuệ khí để đứng lên kháng chiến.
  • Sau gần 2 tháng sau quân dân Đại Việt phản công, dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử,bến Chương Dương và giải phóng kinh thành Thăng Long.

Kết quả cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2

  • Quân Nguyên ở phía Bắc trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình.
  • Cánh quân rút về Đại Lý bị quân ta tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam ở Chiêm Thành lên bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết. Quân ta giành thắng lợi hoàn toàn trong trận chiến này.
Nguyên nhân chiến tranh mông nguyên
Hình ảnh cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2

Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3

  • Quân Nguyên với ý định phục thù đã tiến hành chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng nhằm quyết tâm xâm lược Đại Việt.
  • Quân Nguyên rút kinh nghiệm từ các thất bại từ trước đã cho đóng nhiều tàu chở lương thực theo đường biển để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288 trong vòng khoảng 4 tháng.
  • Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Đại Lý, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông vào Đại Việt. Thời gian đầu quân Nguyên đánh bại quân Đại Việt ở cả trên bộ lẫn trên biển.
  • Lực lượng của quân Nguyên chịu một tổn thất nặng nề do bão biển và dẫn đến lương thực bị mất. Một số tàu thuyền đi lạc đã bị quân của Trần Khánh Dư tiêu diệt ở Vân Đồn. Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng giống như hai lần trước chúng đều không có lương thực.
  • Lần này quân Đại Việt chỉ đánh có tính kìm chân mà không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu. Phần lớn lực lượng và Bộ chỉ huy Đại Việt rút về Hải Phòng.
  • Sau đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên. Quân Nguyên bỏ lại thành Thăng Long rút về Vạn Kiếp sau đó dù quân Đại Việt chưa phản công quân Nguyên đã chủ động rút lui.

Kết quả cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3

  • Thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng. Quân bộ binh quân Nguyên đã bị quân Đại Việt phục kích, tấn công dữ dội.
  • Kết quả cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3 của quân dân Đại Việt kết thúc thắng lợi. Đây cũng là kết quả chung của 3 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên của nhân dân Đại Việt.
Nguyên nhân chiến tranh mông nguyên
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3

Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhân dân ta giành thắng lợi đã mang đến ý nghĩa lịch sử lớn. Mông Nguyên vốn là cường quốc hùng mạnh về cả lực lượng lẫn sức mạnh. Quân dân Đại Việt đã chứng tỏ được sức mạnh, sự đoàn kết và lòng yêu nước của mình.

Không để đất nước rơi vào tình cảnh bị xâm lăng, dân chúng phải chịu cảnh lầm than. Con dân trăm họ được sống cuộc sống thái bình, tiếp tục xây dựng đất nước phát triển hùng mạnh. 3 cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần lượt được vua tôi nhà Trần đánh bại thể hiện mưu kế chiến lược cũng như đường lối lãnh đạo đúng đắn của các vua Trần.

Nhìn chung, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên có thể được tóm tắt như sau:

  • Cuộc kháng chiến đã đập tan ý chí và tham vọng xâm chiếm Đại Việt của quân Mông Nguyên để bảo vệ độc lập dân tộc cũng như toàn vẹn lãnh thổ.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã góp phần xây đắp truyền thống quân sự của dân tộc ta.
  • Cuộc kháng chiến đã để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá.
  • Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến này còn ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông Nguyên đối với các nước khác.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên

  • Cuộc kháng chiến này có sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc để bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
  • Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến còn là bởi sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo đến sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
  • Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến còn có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
  • Đó còn là bởi tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

DINHNGHIA.VN đã cung cấp những kiến thức hữu ích về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên đến quý vị và các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ thực sự cần thiết cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến chủ đề cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên, hãy để lại câu hỏi bên dưới để Dinhnghia.vn hỗ trợ giải đáp nhé.