Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút của ngoại thương ở Đại Việt dưới thời Lê sơ là gì

06[49]/2008

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Chính sách đãi ngộ quan lại về phương diện tinh thần
  • 2. Chính sách đãi ngộ quan lại về phương diện vật chất
  • 3. Một số nhận xét về chính sách đãi ngộ đối với quan lại thời phong kiến
  • 4.Tài liệu tham khảo

Chính sách đãi ngộ đối với quan lại trong thời kỳ phong kiến ở nước ta

TRẦN THỊ TUYẾT

06[49]/2008 - 2008, Trang 49-56

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

TRẦN THỊ TUYẾT, Chính sách đãi ngộ đối với quan lại trong thời kỳ phong kiến ở nước ta, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 06[49]/2008, Trang 49-56

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=9a67f1ca-40da-4c2e-a063-b2933983eeae

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Một trong những bài học sâu sắc của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là kế sách dụng người, đặc biệt là những người hiền tài trong bộ máy Nhà nước. Chính sách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, và đãi ngộ, đối với quan lại luôn được mọi vương triều phong kiến Việt Nam chú trọng. Điều đó trước hết xuất phát từ bản chất Nhà nước phong kiến, đồng thời cũng là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo hoàn thành chức năng của bộ máy công quyền. Tìm hiểu về chính sách đãi ngộ đối với quan lại trong Nhà nước phong kiến Việt Nam, chúng tôi mong góp được một phần nhỏ những kinh nghiệm hay của lịch sử vào sự nghiệp cải cách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện nay ở nước ta.

Chính sách đãi ngộ đối với quan lại là một vấn đề lớn của mỗi vương triều, phản ánh nhận thức về vai trò, vị trí của quan lại, quan điểm, cách thức và hiệu quả sử dụng con ngườitrong bộ máy hành pháp, đồng thời phản ánh tình trạng kinh tế và xã hội đươngthời. Trong mỗi vươngtriều phong kiến, đôi khi mỗi thời kỳ cụ thểcủa từng vươngtriều, đối tượng và mức độ của chính sách đãi ngộ quan lại không hoàn toàn giống nhau, nhưng căn bản không quá nhiều khác biệt. Chính sách đãi ngộ quan lại của Nhà nước phong kiến Việt Nam đã kế thừa những thành tựu của hon 9 thế kỷ, trải qua các triều đại và dòng họ Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Hậu Lê - Mạc - Tây Sơn và Nguyễn.

Trên cơ sở năng lực, sở trường, hiệu quả và mức độ hoàn thành chức phận của quan lại, nhà nước đánh giá những công lao, đóng góp để phong tước phẩm, đặt chức vị, trọng đãi hay trừngphạt, nhằm xây dựngmột bộ máy chính quyền mạnh, có nghiệp vụ tinh thông và trung thành. Chính sách đãi ngộ của Nhà nước phong kiến Việt Nam đốivới quan lại căn bản thể hiện trên hai phương diện: tinh thần và vật chất; trong hai thời đoạn đờingười : đương chức và nghỉ hưu, cả khi đang sống và đã chết.

I. Chính sách đãi ngộ quan lại về phương diện tinh thần

Trên thực tế không có sự phân biệt rạch ròi về chính sách đãi ngộ giữa 2 phương diện vật chất và tinh thần, bởi hai phương diện này “tuy hai mà một và tuy một mà hai”. Trong chế độ phong kiến, không thể phủ nhận một nguyên tắc dường như đã trở thành tập quán chính trị ở mọi vương triều về chính sách đãi ngộ quan lại: phong tước, ban phẩm, đặt chức gắn chặt với nhau và trở thành đặc quyền, đặc lợi của quan lại, quý tộc; đồng thời phânhàm càng cao, tước càng trọng, chức càng lớn và đương nhiên bổng lộc càng nhiều, vì vậy, chính sách đãi ngộ về phương diện tinh thần mục đích chính là đê khen ngợi, ghi nhận công trạng, tôn vinh trước cộng đồng; nhưng suy cho cùng vẫn chỉ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích vật chất và trật tự đẳng cấp cho tầng lớp quý tộc phong kiến.

Chế độ đãi ngộ về phươngdiện tinh thần của các vươngtriều phong kiến Việt Nam có mấy loại chính sau đây:

1. Phong tước

Phong tức là một ghi nhận, tôn vinh và ban thưởng công trạng của Nhà nước [đứng đầu là nhà vua] cho hoàng thân và quan lại, với ý nghĩa “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”, hoặc “một người làm quan cả họ được nhờ”. Điều này được phản ánh rõ trong câu nói của vua Trần Thánh Tông với các tôn thất vào năm 1268: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông phải cùng hưởng phú quý với anh em trong họ...”[1] .

Thông thường, buổi đầu vương triều khởinghiệp hoặc mỗi khi công thần có đức lớn, công to hoặc mỗi khi thay đổiquy chế đều tiến hành phong tước. Sau khi được thăng tước, viên quan nào hoàn thành tốt chức phận sẽ được thăng thưởng tiếp vào những dịp nhất định trên cơ sở “sau khi tính công”. Phong tước là việc nhà nước phong kiến coi rất trọng nên việc trao phong không thểdễ dàng, nhất là với những tước cao trọng.

Trong cách tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam, tước gồm có các thứ bậc sau: vương, công, hầu, bá, tử, nam. Mỗi tước lại chia làm nhiều bậc cao thấp để phân biệt mức độ công lao và trọng dụng, ví dụ, tước vương là bậc cao trọng nhất trong hàng các tước, thường đểphong tặng cho thân tộc của vua và một số quan văn, võ có công lao đặc biệt lớn [công thần], hoặc những cựu thần. Đương nhiên, kèm theo tước trọng là đất đai, bổng lộc rất hậu.

Thời Lý, Thái Tổ phong vương cho anh trai là Vũ Uy vương, cho chú là Vũ Đạo vương, danh tướng Lý Thường Kiệt được tặng tước Việt Quốc công, Tổ Hiến Thành được phong tước vương v.v.[2]

Từ thời Trần, đặc biệt ở thời Lê Sơ trở đi thường dùng tước hầu để phong cho những công thần. Tước hầu có 9 bậc từ cao xuống thấp gồm: huyện thượng hầu, á thượng hầu, hương thượng hầu, đình thượng hầu, huyện hầu, á hầu, quan nội hầu, phục hầu và trước phục hầu.

Dưới thời Lê Sơ thịnh trị [1428- 1527], đặc biệt dưới thời Hoàng đế Lê Thánh Tông, các quy chế đãi ngộvề tinh thần và vật chất đối với quan lại đã đi vào nền nếp, phong phú hơn trước và được các vương triều sau kế thừa, phát triển. Sau khi tiến hành cải cách bộ máy hành chính, năm 1471, Thánh Tông cho định lại quan chế, thể hiện rõ quan điểm của nhà nước đối với đặc quyền đặc lợi và trật tự đẳng cấp phong kiến ở nước ta lúc bấy giờ; trước hết, lấy họ nhà vua đứng đầu[3]. Chẳng hạn: tước vương chỉ dùng để phong tặng cho hoàng tộc, gồm 2 bậc: thân vương và tự thân vương. Cao nhất là thân vương dành phong cho hoàng tử và lấy tên phủ được ban tặng làm tên hiệu của thái tử [Kiến Xương phủ gọi là Kiến Xương vương]; tự thân vương phong cho thế tử của thân vương, lấy tên huyện được ban tặng làm tên hiệu [Hải Lăng huyện, gọi là Hải Lăng vương] v.v...

Phan Huy Chú nhận xét: “Sự phân biệt về tước cấp từ thời Hồng Đức đã quy định từng hạng rõ ràng..., các đòi noi theo không thay đôi. Đó là thểlệ phong tước bái quan, trong hơn 300 năm nhà Lê vẫn theo như thế”. “Tước cấp ở đờiLê rất là quan trọng. Từ đòi Hồng Đức đặt quy chế về sau các đòi noitheo, chưa từng cho lạm bao giờ. Ngườicó tước ở triều đình phải là ngườilàm quan lâu từng trải việc mới được cất nhắc, cho nên mệnh vua phong thì lấy làm vẻ vang, ơn vua ban cho thì lấy làm phấn khởi, do đó mà các quan ty đều nức lòng. Hay nhưthế vậy”4.

2. Phong ấm

Lệ phong ấm cũng phản ánh rõ đặc quyền đặc lợi của dòng dõi tôn thất, quý tộc phong kiến. Thực chất đây cũng là một dạng phong tuớc. Chẳng hạn, dòng dõi nhà vua được phong tới5 đời. Hoàng Thái hậu được truy phong 3 đời[cha mẹ, ông bà, cố ông, cố bà]. Hoàng hậu được truy phong 2 đời[cha mẹ, ông bà]. Ba bậc phi được phong 2 đời. Chín bậccung tần được truy phong 1 đời. sáu bực nữ quan được truy phong 1 đời. Ngoài ra, lệ truy phong [tức phong cho bậc trên, những ngườiđã khuất của quan lại] và lệ tập ấm cho con cái [hay còn gọi là nhiêu ấm] cũng được áp dụng cho các công thần văn võ từ2 đến 3 đòi tuỳ theo cấp bậccao thấp tính từbậccao nhất là quận công và đến bậc thấp nhất là trướcbá. Các tướctủ, tuớc nam thườngít dùng đểphong cho triều thần mà để phong cho những ngườiđược tập ấm. Con trưởngcủa tướchầu, tướcbá thì được phong tướctủ, con thứ được phong tướcnam5.

Lẽ đươngnhiên, trong xã hội phong kiến, nguyên tắc “con vua thì lại làm vua” luôn rất được coi trọng. Nhưngở nhiều vươngtriều phong kiến Việt Nam, nhất làdướithời Lê Thánh Tông, không nhất thiết cha được phong tướctrọng thì con trai cũng được “ăn theo”. Mức độ cao thấp các tướchưởngtheo lệ tập ấm của con cái quan lại còn tuỳ thuộc vào năng lực, phẩmhạnh, trình độ học vấn của ngườiđược phong ấm. Điều này khác với xã hội phong kiến phươngTây và cho thấy rõ các vuomg triều phong kiến Việt Nam luôn rất coi trọng tài năng, đức độ, mức độ cống hiến của từng cá nhân cụ thể đối với xã tắc, dân tộc.

3. Ban phẩm hàm

Ban phẩm hàm là hình thức ban tặng, quy định cấp bậc, chức vụ của quan lại trên cơ sở đánh giá năng lực và thừanhận quyền hạn của quan lại. Trong đó, phẩmthểhiện cấp bậc cao thấp trong hàng ngũ quan lại và kèm theo có thực quyền hành sự. Hàm [hay quan hàm] là chức vụ của mỗi viên quan đảm nhiệm do nhà vua giao cho phù hợp với năng lực, sở trường, phẩm hạnh của mình. Thông thườngtrên cơ sở trướcphẩm, cách, nhà vua định đặt, giao chức, giao việc để thực thi phận sự cho các quan. Tuy nhiên, có những trườnghợp nhà vua căn cứ vào yêu cầu thực tếđể giao công việc và trên cơ sở chất lượng, mức độ hoàn thành công việc được giao mà phong phẩm trước, quan hàm cho quan lại. Đồng thời, trên thực té, vì những lý do khác nhau, ở mỗi vươngtriều cụ thể, không ít trườnghợp hàm chỉ là danh nghĩa [danh hàm] của quan lại nhưsự ghi nhận công lao, đức hạnh; hàm còn mang ý nghĩa gia ân kèm theo phẩm, là điều vinh dự nhưngdườngnhưkhông có thực quyền [hu hàm].

Nhìn chung, phẩm hàm thườngquan hệ mật thiết với nhau, là điều kiện cần thiết của mỗi quan lại để làm việc và hưởnglộc. Các quan khác nhau về phẩmtrật [cấp bậc], chức tướcđều có quy định khác nhau về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu áo quần, mũ, xe cộ, nhà ở... Điều đó không chỉ để phân biệt trong hàng ngũ quan lại, mà quan trọng hơn cả là đểphân biệt và tạo sự cách biệt giữa đẳng cấp phong kiến với những thườngdân. Ai vi phạm quy định này sẽ bị xửtội.

Bộ máy quan lại phong kiến ở nước ta có tất cả 9 phẩm [cửu phẩm], xếp theo thứ tự: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát và cửu [phẩm]. Hồng Đức năm thứ 2 [1471] sửađịnh quan chế, Lê Thánh Tông định lại phẩm hàm cho hai Ban văn, võ. Trong đó, chia 9 phẩm [cửu phẩm] thành 18 bậc, mỗi phângồm hai bậc Chánh và Tòng. Ví dụ, nhất phẩm gồm Chánh nhất phẩmvà Tòng nhất phẩm.

Nguyên tắc phẩm càng cao, trướccàng trọng, chức càng lớn thì bổng lộc càng nhiều được thể hiện khá rõ trong “Hiệu định quan chế” của Lê Thánh Tông. Chẳng hạn: đối với các quan đương chức, Chánh Nhất phẩm thì hàm thượngtrụ quốc, Tòng nhất phẩm thì hàm trụ quốc. Nếu viên quan nào đã được phong tướcQuận công thì cũng được coi ngang hàng với Chánh Nhất phẩm[tức cũng có hàm thượngtrụ quốc và bổng lộc tươngxứng kèm theo]. Những viên quan đã được phong các tướchầu, bá, tủ thì được coi ngang hàng với Tòng nhất phẩmtrướcnam được coi ngang hàng với Chánh nhị phẩm.

Đối với các viên quan hai ban văn võ đã nghỉ hưucũng được ban các vinh hàm. Cũng cần nói thêm rằng, đã có vươngtriều trong thời kỳ nội chiến [thế kỷ XVI - XVIII], Nhà nước phong kiến chủ trươngcho phép mua quan bán tước, dùng tiền đó thêm vào nguồn thu của ngân khó quốc gia. Song những phẩm hàm được mua bán hầu hết là hàm nhỏ và thườnglà không mấy thực quyền, nhằm tránh những kẻ “trọc phú”, yếu năng lực, kém phẩm hạnh tham gia vào bộ máy công quyền.

4. Thưởng tư

Tư ở đây được hiểulà tư cách, phẩmhạnh, đạo đức của quan lại. Chỉ các quan đã có tước phârn mói được ban thưởng tư. Tuỳ theo phẩmtước cao thấp của quan lại mà có số tư nhiều hay ít. Phẩmcàng cao thì càng nhiều tư. Tất cả có 24 tư, từ bậc thượng trật [bậc cao nhất] có 24 tư, đến bậc hạ liệt [bậc thấp nhất] có 1 tư, gồm 18 thông [tức 18 bậc khác nhau theo “cửu phẩm”]. Ví dụ, Chánh nhất phẩmlà bậc thượng trật, có 24 tư; Tòng cửu phẩm là bậc hạ liệt, có 1 tư.

Thường thì những khi có điều vui nhà vua cũng có thểthưởng tư cho các quan đã có tước phẩm; hoặc sau mỗi kỳ thi đình, nhà vua thường thưởng tư cho những người đỗ đạt. Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục ghi rõ: khoảng niên hiệu Hồng Đức, thưởng tư cho trạng nguyên 8 tư, bảng nhãn 7 tư, thám hoa 6 tư, hoàng giáp 5 tư, tiến sĩ 4 tư.

[1] Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Ha Nội, 1971, tr. 39

[2] Phan Huy Chú, Lịch ưiều hiến chương loại chí, Tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr. 529

[3] Phan Huy Chú, Sđd, tr. 529-532


II. Chính sách đãi ngộ quan lại về phương diện vật chất

1. Chế độ bổng lộc

Bổng được hiểu là tiền lương của quan lại; bổng lộc được hiểunhư là tiền của bậc bề trên đáng tôn kính [trong trường hợpnày là nhà vua] ban cho. Trong chếđộ phong kiến, bổng lộc được coi như ân huệ của nhà vua ban cho quan lại, quý tộc; không quan lại nào coi đó là sự “trả công” của nhà vua. Bổng lộc được vua ban dưới hai hình thức chính: tiền và ruộng đất. Ngoài ra còn có kèm theo những tài sản quý, vật dụng cần thiết khác và kểcả người phục dịch nhà quan. Hầu như vương triều nào cũng có một loại bổng lộc đặc biệt giành riêng cho một số quan lại làm những công việc cần phải nuôi dưỡng, giữ gìn lòng thanh liêm, gọi là “dưỡng liêm”. Khoản bổng lộc này tuy không đủ nhiều đểtrang trải mọi chi phí trong sinh hoạt của gia đình quan chức đó và cũng không quá chênh lệch với các chức quan cùng phẩmtước; nhưng quan trọng là khoản bổng lộc đó lĩnh hàng năm luôn có tác dụng nhắc nhở quan chức phải luôn giữ gìn phẩm hạnh liêm khiết, trong sạch, không đểkẻ xấu hay lợi ích cám dỗ.

Về nguyên tắc, mọi quan lại tham gia trong bộ máy nhà nước đều được ban bổng lộc. Đương nhiên, ưu tiên trước hết là những người trong hoàng tộc, tiếp đó là những người có tước vị,phânhàm cao. Tuỳ theo điều kiện cụ thểở từng vương triều, thậm chí mỗi thời kỳ cụ thể của một vương triều, chếđộ bổng lộc cũng có những đổi thay tuỳ ứng. Chẳng hạn:

Vào thế kỷ X, đất nước vừa giành được quyền tự chủ sau hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Buổi đầu xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, hẳn chưa có điều kiện đê đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và chưa thể chăm lo, ưu đãi, chu cấp vật chất mà chỉ quan tâm đãi ngộ chủ yếu về mặt tinh thần để động viên đội ngũ quan lại. Thời nhà Đinh [968 - 980] cứ vào chức tước, phẩm hàm, công việc đảm trách ít hay nhiều, các tháng thong thả hay bận rộn đê định bổng lộc hơn hay kém. Thánh Tông quy định, viên quan nào kiêm chức tương xứng với phẩm của mình thì được cấp bổng theo bằng hạng cao như noi nhiều việc. Viên quan nào chức cao mà hành việc của chức thấp thì cấp bổng theo hạng thấp như của nơiít việc. Mức bổng lộc điều chỉnh cao nhất không quá 2 bậc và thấp nhất không dưới 3 bậc. Nhà nước còn quy định mức bổng cho các quan thử việc. Mức bổng giành cho hoàng tộc hàng năm cao hơn hẳn so với các viên quan trong và ngoài triều, tạo nên sự chênh lệch và phân biệt quá lớn giữa những người trựctiếp làm việc với những người được quyền hưởng lộc. Chẳng hạn, mức cao nhất là Hoàng thái tử được cấp 500 quan, hạng thấp nhất thường là quan ngoài các địa phương và làm ít việc mỗi năm được 10 quan tiền. Ngoài việc cấp ruộng đất làm lộc điền, bậc cao nhất [thân vương] được hơn 2.000 mẫu, Lê Thánh Tông còn ban cả ruộng đất thế nghiệp [ruộng đất được lưu truyền đểcon cháu đời đờihưởng lộc] cho công thần với số lượng khác nhau tuỳ theo cấp bậc cụ thể, bậc cao nhất tới300 mẫu[4]. Phan Huy Chú nhận xét về chế độ bổng lộc thời Lê sơ rằng: “Việc định bổng lộc thời Hồng Đức có định quy chế phân biệt nhiều việc và sút bực, đại khái làm cho bổng bớt đi, trật thấp xuống, không để cho ăn hại, thế gọi là quan đặt ra nhiều hơn trước mà chi phí cấp bổng so với trước cũng thế thôi”[5].

2. Lệ cấp đất vườn

Từ thời Lê Thái Tổ [1428-1433], ngoài chếđộ lộc điền, quan điền, nhà nước còn cấp đất làm nhà ở, ao hồ, đất bãi dâu, đầm tứ, các hộ dân sản xuất trên đất được ban tặng và những người hầu hạ cho quan lại các cấp. Thông thường mỗi viên quan có phẩmhàm cao nhất được cấp 3 mẫu đến thấp nhất là người không và Tiền Lê [980 - 1009] chế độ đãi ngộ quan lại chỉ đúng nghĩa là của “thơm thảo”, “ban ơn” và đểghi nhận. Đinh Tiên Hoàng cho định quan phẩm, ban quần áo theo phẩm hàm cao thấp cho quan lại trong triều, Nhà Đinh và Tiền Lê đều đã bắt đầu áp dụng chính sách phong vươngcho các con trai, phân chia đất đai cho các vươnghầu.

Đen thời Lý [1010 - 1225], chếđộ bổng lộc của quan lại còn chưađược quy định rõ ràng, chỉ có vươnghầu, quý tộc là được ưu đãi hơn. Phan Huy Chú nhận xét rằng, “Thời Lý các quan trong ngoài đều không cấp bổng. Quan trong thì bất thần vua thưởng cho, quan ngoài thì giao cho dân một miền đểđặt người thuộc viên thu thuế ruộng đất hồ ao đánh vào dân cày dân cá mà lấy lợi”.

Dưới triều Trần [1226-1400], đã đặt định bổng lộc cho các quan trong [quan ở triều đình] và quan ngoài [quan làm việc tại địa phương], nhưng Phan Huy Chú nhận xét rằng: “Lệ bổng lộc buổi đầu nhà Trần, cấp bậcchưa tường, nói là theo thứ lớpban cấp, quy chế cũng không khảo được”. Lúc này, vương hầu quý tộc đã giữ một vai trò rất lớn trong bộ máy nhà nước. Họ được vua tin cậy giao cho nắm giữ những địa vị chủ chốt, có phủ đệ, quân đội riêng được ưu tiên hưởng đặc quyền đặc lợi hơn hẳn các tầng lớp khác trong xã hội. Chính sách ưu đãi quá mức đối với vương hầu quý tộc triều Trần đã làm xuất hiện tình trạng cát cứ, làm suy yếu I thế nước, dẫn tói việc Hồ Quý Ly phế truất vua Trần nhằm duy trì, củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh.

Triều Lê Sơ, nhất là thời Hoàng đế Lê Thánh I Tông trị vì, việc cấp bổng lộc hàng năm cho các quan văn võ được tiến hành định kỳ và rất ' hậu. Lệ cấp bổng lộc hàng năm cho quan lại đặt mục tiêu là số lượng quan lại tuy có tăng, nhưng chi phí của nhà nước phải giảm và hiệu ' quả công việc vẫn đạt yêu cầu. Năm Hồng Đức thứ 4 [1473] quy chế định đặt bổng lộc cho các quan trong triều và ngoài địa phương căn có phẩm được 1 sào. Năm Hồng Đức thứ 4 [1473], định lệ cấp đất ở cho các quan lại rất cụ thể.

Để phát huy tài năng, trí tuệ, giữ lòng trung thành của quan lại, nhà nước triều Nguyễn đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau, nhiều lần thay đổiquy chuẩnlươngbổng cho quan lại, đặc biệt là đã kết hợp đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần. Bắt đầu từ thời Gia Long đếnsau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng năm 1829, chế độ đãi ngộ, thưởng phạt đối với quan lại ngày càng đi vào nền nếp, cụ thể, phong phú hơn. Mọi phẩm hàm, chức tước vẫn được sắp đặt theo khung bậc “cửu phẩm” chánh và tòng, gồm 18 bậc như triều Lê Sơ. Chế độ đãi ngộ vật chất rất đa dạng như cấp phát tiền lương, chế độ chi cấp bổng lộc hàng năm, lệ dưỡng liêm cho quan lại các địa phương, chế độ tiền tuất, chế độ niên hạn tại chức, chếđộ triều phục khi hưu trí, chếđộ cấp ngựa trạm cho quan viên về quê...

3. Chế độ hưu trí

Theo quan chế triều Lê, chế độ nghỉ hưu của quan viên cũng được quy định khá cụ thể. Tuổinghỉ hưu đối với quan lại trong triều thường thấp hơn quan lại làm việc tại địa phương. Đếnthời Lê Sơ - 1527] mớiđịnh hạn tuổi cho quan lại nghỉ hưu. Quan lại làm việc tại triều đình nếu có hàm từ ngũ phẩmtrở lên đến 65 tuổi thì được phép nghỉ hưu. Thời Lê- Trịnh, vì chán ghét, bất bình với vương triều, nhiều quan lại đã xin nhà vua cho hạ tuổi nghỉ hưu xuống 60 tuổi. Đến thời cảnh Hưng [1740] lại trở về lệ cũ thời Lê Sơ là được nghỉ hưu khi 65 tuổi.

Khi về nghỉ hưu, tuỳ theo phẩm hàm cao thấp các quan lại cũng được ban cấp ruộng đất [gọi là huệ lộc hay ân lộc] và kèm theo cả những người dân đểsản xuất trên ruộng đất đó [gọi là dân lộc hay huệ lộc dân], tiền gạo, người hầu chiếu theo phẩmtrật, thứ bậc cao thấp khác nhau. Chẳng hạn, nhất phẩm trở lên được cấp từ 25 đến 30 mẫu ruộng; dân lộc 4,5 xã; tiền là 400 quan; người theo hầu là 40 người [tiền cho mỗi người là 5 quan]; kém 1 phẩm thì giảm đi 1 đến 5 mẫu ruộng, 100 quan tiền, 1 đến 2 xã dân lộc và 5 người theo hầu9.

Những người có bệnh được phép nghỉ hưu sớm hơn sau khi được phép nghỉ để chữa trị, dưỡng bệnh có thểtừ 2 đến 3 lần, mỗi lần có thể đến 4 tháng. Đối với những quan lại thực sự có tài cán hơn người, đến tuổivề hưu, vua có thể gia ân giữ lại hoặc nếu họ nghỉ hưu, vua vẫn vòi vào triều để nghe ý kiến khi có việc cần thiết.

Ngoài ra, nhà nước còn miễn giảm thuế cho các quan lại nghỉ hưu đối với ruộng tư và cấp thêm đất cho những người có quá ít ruộng đất so với mức quy định chung của nhà nước theo phẩmhàm. Các quan văn võ đã nghỉ hưu và cả khi chết được phép sử dụng triều phục.

Riêng đối với những viên quan nghỉ hưu người xứ Thanh - Nghệ và các trấn vùng biên viễnhiệnyếu, xa triều đình còn được cấp người hầu, xe ngựa, chi phí trên lộ trình, tuỳ theo phẩm trật của quan lại.

4. Phong tặng và cấp tuất

Không chỉ khi sống, quan lại đến lúc chết cũng được hưởng ân sủng của nhà nước. Đương nhiên, những người thuộc dòng dõi nhà vua và những công thần được hưởng ân riêng. Mặt khác, lệ phong tặng và cấp tuất cũng căn cứ trên cơ sở cấp bậc phẩm hàm cao thấp như khi còn sống. Những người chét trận hay vì việc quan thì được gia tặng thêm 3 bậc và tiền tuất so với cùng thứ bậc già ốm chết là 20 quan tiền10.

Ngoài ra, quan lại còn được cấp đất đê thờ tự [còn gọi là tự điền], tiền để thờ cúng [gọi là lệ tự sự]. Tuỳ theo phẩmcấp, mỗi viên được chuẩn cấp khác nhau. Chẳng hạn, Chánh nhất phẩm được cấp xã dân 3 xã, 200 quan tiền; mỗi bậc trở xuống giảm đi 10 quan tiền. Những I người có công lao lớn, những người từ hàng 1 tam phẩm trở lên khi giết giặc lập công mà chết 1 trận thì ngoài chế độ cấp tiền tuất, cấp tiền và I dân thờ cúng còn được vinh phong hai chữ 1 “phúc thần” hoặc “công thần” và được hưởng I lộc nhiều đời; các đờisau giảm dần mức cấp.

[4] Phan Huy Chú, Sđd, tr. 542-544

[5] Phan Huy Chú, Sđd, tr.544


III. Một số nhận xét về chính sách đãi ngộ đối với quan lại thời phong kiến

1. Những ưu điểm chính của chính sách đãi ngộ

+ Nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhận thức đúng vai trò quan trọng của chính sách ] đãi ngộ đối với quan lại trong kế sách dụngngười, coi đó là sự đánh giá, ghi nhận, tôn vinh, và sau nữa là “trả công” về những đóng góp của quan lại đối với đất nước, vươngtriều. Trong đó, chế độ đãi ngộ trước hết được quan niệm như một vinh hạnh, hàm cm, ban phát, ! coi trọng về mặt tinh thần. Tuy nhiên, nhà nước cũng đã chú trọng đãi ngộ về mặt vật chất. Điều ] đó không chỉ có tác dụng động viên, khích lệ ! đội ngũ quan lại, đánh đúng vào tâm lý của 1 “kẻ sĩ” vốn luôn trọng nghĩa, trọng danh; mà I còn tạo điều kiện ở mức độ nhất định để các 1 quan lại yên tâm phụng sự xã tắc, vươngtriều. !

+ Trọng đãi quan lại cao cấp và những người I có công lao, đức độ lớn vớivươngtriều, xã tắc, ] đồng thời đòi hỏi những quan lại cao cấp phải 1 tựdưỡng phẩm hạnh, phải gươngmẫu, có trách nhiệm hơntrong làm tròn chức phận.

+ Đội ngũ quan lại cấp dưới, quan lại ở địa 1 phường, hằngngày thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với dân, với những vật chất đờithường “bát gạo, đồng tiền”được triều đình ngày càng quan tâm hồn. Chính sách ‘ ‘dưỡngliêm’ ’ [nuôi dưỡngi đức tính thanh liêm của quan lại] được đặc cách I áp dụng đối với các tri phủ, tri huyện, tri châu ! [chức nhỏ nhưng việc nhiều] là biện pháp kết 1 hợp đãi ngộ tinh thần, vật chất và răn dạy quan I lại luôn chú ý tránh những cám dỗ, giữ gìn phẩm ] hạnh thanh bạch, liêm khiết.

+ Bất cứ một nhà nước nào cũng cần có một đội ngũ quan lại tài giỏi, có sức khoẻ để đủ khả năng gánh vác công việc. Quy định niên hạn tại chức và cấp tiền, gạo hưu trí là việc làm đúng và cần thiết đểvừa nhằm “trẻ hoá” đội ngũ quan lại, vừa là một chính sách đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi chính đáng của quan lại. Đươngnhiên, thực hiện được đếnmức độ nào còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó có khả năng tài chính của đất nước, vai trò và nhận thức của người đứng đầu vương triều giữ vị trí quyết định.

+ Các vương triều phong kiến Việt Nam không ngừng quan tâm đúng mức, thường xuyên thay đổi, quy chuẩn, cải tiến hình thức và nội dung chế độ đãi ngộ, thưởng phạt đối với quan lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

2. Những hạn chế chủ yếu của chính sách đãi ngộ

+ Chính sách đãi ngộ quan lại thời phong kiến chủ yếu và trước hết nhằm ghi nhận, đánh giá, tôn vinh công lao về tinh thần hơn là những trọng đãi vật chất và nhất là chưa thật chú trọng đến việc đảm bảo vật chất đúng mức. Trên thực tế, quan lại cũng cần phải lo chu cấp cho cuộc sống cho bản thân và gia đình họ. vì vậy, mặc dù được thuyết lý nho giáo dạy rằng làm quan không phải là nghề đểkiếm sống; nhưng “có thực mớivực được đạo” và mặt khác “vinh thân, phì gia” không phải là điều không mấy người trong hàng ngũ quan trường không muốn vươn tới. Cho nên, những hiện tượng hối lộ, tham ô, vi phạm pháp luật là điều không thể tránh khỏi.

+ Chế độ đãi ngộ quan lại về tinh thần và vật chất đơn thuần chỉ là sự tôn vinh, ban phát ân huệ của nhà vua mà không phải là để“trả công”, không phải đáp ứng mục đích để kiếm sống đã tạo nên sự thiếu công bằng, bất hợp lý trong chính sách đãi ngộ giữa những viên quan cần mẫn, nhưng túng bấn, nghèo khó do liêm khiết với những kẻ lười biếng nhưng lại giàu có, tham lam do có đặc quyền, có những thời kỳ, những vương triều quá đề cao giá trị tinh thần hoặc quá ưu đãi đối với những quan chứccao cấp, những công thần và cựuthần, đã không động viên, khuyến khích kịp thời, đúng mụcđược sự nỗ lựcvì công việc, hiệu quả và mứcđộ hoàn thành chứcphận của quan lại đương chức.

+ Mức bổng lộc cấp hàng năm cho hoàng tộc cao hơn hẳn so với các quan trong và ngoài triều, tạo nên sự chênh lệch và phân biệt quá lớn giữa các quan lại trực tiếp và thực sự làm việc với những người không phải làm việc nhưng được quyền hưởng lộc. Điều đó không tránh khỏi sự phân hoá, tạo hố sâu ngăn cách và dẫn đến tình trạng bè phái, mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc, quan lại, đôi khi có thểđưa đến những bất ổn về chính trị, thậm chí cả xảy ra chính biến.

3. Một số bài học lịch sử

+ Cần phải quan tâm đầy đủ và đúng mức đến cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần đối với quan chức trong bộ máy công quyền. Điều đó cũng chính là sự quan tâm đến dân; tạo điều kiện tối đa trong điều kiện có thê đê họ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tiêu chí đãi ngộ phải căn cứ trên cơ sở chính là chất lượng và mức độ hoàn thành công việc, lấy hiệu quả thực hành chức phận làm thước đo. Từ đó hạn chế được lòng tham, nuôi dưỡng lòng thanh liêm [“dưỡng liêm”] của quan chức.

+ Sự thiếu công bằng trong công việc phải đảm trách và quyền lợi được thụ hưởng giữa các quan chức và nhất là sự bất công giữa một bên là đẳng cấp quý tộc phong kiến với vô số những đặc quyền đặc lợi và một bên là đại đa số những người dân lao động, những người đã hy sinh tính mạng và tài sản dựng nên vương triều, những người đã đổmồ hôi nuôi sống bộ máy nhà nước, nuôi sống đẳng cấp quý tộc phong kiến đã tạo nên mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ bộ máy quan lại và đào hố sâu ngăn cách giữa lực lượng nắm quyền lực Nhà nước và các tầng lớpkhác trong xã hội. Đó là nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân cơ bản làm yếu thế, làm suy yếu vương triều và nhiều khi là lý do trực tiếp dẫn tớiviệc lật đổ vương triều.

+ Chính nhà nước nhiều khi đã tạo ra những tiền lệ về nạn mua quan bán tước như triều Nguyễn; làm ngơ với những tệ nạn tham nhũng, lộng hành trong hàng ngũ quan lại, duy trì và thậm chí quá coi trọng đặc quyền của hoàng tộc, đặt lại ích dòng họ [Trần, Nguyễn] lên trên lợiích quốc gia, dân tộc... Điều này đã gây ra trong dân chúng, thậm chí ngay cả những người ngay thẳng, thanh liêm trong hàng ngũ quan lại lòng oán hận, thờ ơ, chán ghét, chống đối chính quyền và những ngườilàm việc trong bộ máy chính quyền.

Sau đây, có thể dẫn lời của nhà sử học Ngô Sĩ Liên đểthay lời kết đối với bài viết này: “Kinh Thư có nói'. “người làm quan có đầy đủ thì mới bắt làm điều thiện được”, bởi vì triều đình có gia ơn cho người làmquan mới gia ơn cho dân được... Đem đạo thánh hiền đểtrách thói đời, không bằng đem đạo bình thường đểsửa đổilòng người. Nêu lại đem đểcho chó sói săn, đem vịt làm mồi cho chim cắt, thếlà đểmặc cho nó xâu xé. Nếukhông định bổng lộc thì tệ sinh ra không thểnói xiết được. Lời xưa nói: “Bớtquan thì dân yên ”. Việc trị nước thì nuôi dân trước hết. Bớt quan lại, đỉnh bổng lộc, đó chính là việc đầu tiên đểnuôidân,u .

Lời bàn của họ Ngô cách đây hơn năm thế kỷ vẫn hàm chứa ý nghĩa sâu xa đến ngày nay. Nếu bảo đảm quyền lợi chính đáng, công bằng, giải quyết đúng đắn, kịp thời, hợplý kích thích vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chứctrong điều kiện có thể, chúng ta sẽ tránh được sự tha hoá của cán bộ, công chức, giảm bớt tối đa nạn tham ô, hối lộ, vừagiảm bớt sự thất thoát tiền bạc, thời gian của dân, vừakhỏi mất những cán bộ, công chứcmà không ít trong số họ từng là những ngườitrung kiên đã vào sinh ra tử, trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ chính quyền, đã từng bất khuất trước kẻ thù nhưng lại gục ngã trước những cám dỗ vật chất bình thường.

"Dẩn theo: Phan Huy Chú, Sđd, tr.353-358

TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề