Nguyên nhân thận to trên lâm sàng

Nguyên nhân thận to trên lâm sàng

Ứ nước thận có thể gây suy giảm chức năng của thận. Căn bệnh này làm tổn thương đến cấu trúc tế bào thận. Đối với thận ứ nước cấp tính, có thể gây ra suy thận cấp. Những tổn thương này có thể hồi phục trong vòng vài ngày. Tuy nhiên nếu bệnh diễn tiến lâu dài có thể dẫn đến suy thận mạn. Nhiều trường hợp bệnh có thể là yếu tố nguy cơ của ung thư thận. Bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về bệnh thận ứ nước.

Bệnh thận ứ nước là gì?

Bệnh thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng trong thận. Bệnh gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của thận. Tình trạng thận ứ nước thường chỉ ảnh hưởng đến một quả thận. Tuy nhiên nhiều trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến cả hai quả thận.

Ứ nước thận không phải là bệnh chính. Căn bệnh này thường là tình trạng thứ phát từ một bệnh lý trước đó. Sỏi thận, hẹp niệu quản, …. Có thể dẫn đến tắc nghẽn đường tiết niệu. Việc kéo dài thời tắc nghẽn đường tiểu gây ứ đọng nước tiểu trong thận gây ứ nước thận. Nếu bị ứ nước thận kéo dài vài tuần đến vài tháng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi cả hai thận bị tổn thương thường dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân thận to trên lâm sàng
Bệnh thận ứ nước

Nguyên nhân

Bệnh thận ứ nước không phải là căn bệnh chính. Nó thường là hậu quả của nhiều bệnh khác bên trong và bên ngoài thận gây ảnh hưởng đến thận. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ứ nước thận là bệnh u xơ tắc nghẽn một bên cấp tính. Đây là sự phát triển đột ngột dẫn đến tắc nghẽn niệu quản một bên. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân gây ứ nước thận như:

  • Sỏi thận. Sỏi thận làm tắc nghẽn niệu quản. Nếu sỏi to, khi sỏi di chuyển xuống bàng quang sẽ gây tắc niệu quản. Việc sỏi tắc nghẽn làm nước tiểu bị ứ lại chỗ tắc. Trong khi đó, thận vẫn tiếp tục lọc máu tạo nước tiểu. Nước tiểu không thể xuống được bàng quang. Nó bị tắc lại ở trên chỗ tắc. Vì vậy đây là nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước và giãn to.
  • Hẹp niệu quản. Niệu quản có thể bị hẹp do nhiều nguyên nhân. Niệu quản có thể bị hẹp bẩm sinh. Trong nhiều trường hợp, niệu quản bị hẹp do mổ lấy sỏi trước đó. Vết sẹo phát triển lâu dần gây tắc nghẽn, có thể gây ứ nước thận.
  • Các bệnh lý bàng quang. Ung thư, sỏi, cổ bàng quang co thắt bất thường có thể gây tắc nghẽn nước tiểu.
  • Hẹp niệu đạo: Hẹp niệu đạo có thể do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm. Sỏi niệu đạo cũng là một nguyên nhân thường gặp. Các nguyên nhân trên đều gây bệnh thận ứ nước.
  • Các khối u ngoài đường tiết niệu chèn ép vào đường tiểu.
  • Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, mang thai. Nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Chẩn đoán thận ứ nước

Chẩn đoán bệnh thận ứ nước dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng. Căn bệnh này có thể gây ra những dấu hiệu mà bệnh nhân có thể nhận biết được. Ngoài ra những xét nghiệm hình ảnh cũng có thể cho biết được tình trạng trên. Việc chẩn đoán căn bệnh này vô cùng quan trọng. Việc chẩn đoán sớm giúp tiên lượng tốt hơn. Thận của bệnh nhân có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu tình trạng trên kéo dài.

Các dấu hiệu của bệnh thận ứ nước

Các dấu hiệu sẽ giúp bạn nhận diện được sự hiện diện của căn bệnh này sớm hơn. Các dấu hiệu cấp tính có thể gặp:

  • Đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng.
  • Đau khởi phát từ phần hông lưng lan xuống dưới mặt trong đùi hoặc háng.
  • Đau quặn cơn, đau nhiều khiến bệnh nhân phải thay đổi tư thế để giảm đau.
  • Tiểu máu, tiểu buốt, tiểu dắt hoặc bí tiểu.

Trong nhiều trường hợp ứ nước thận không gây nên bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy để có thể phát hiện sớm ứ nước thận, bệnh nhân cần phải đi khám sức khoẻ định kỳ và thường xuyên.

Nguyên nhân thận to trên lâm sàng
Dấu hiệu nhận biết bệnh thận có thể là đau vùng thắc lưng và hông

Thăm khám, các xét nghiệm bệnh ứ nước thận

Bác sĩ có thể bắt đầu bằng việc đánh giá tổng quát tình trạng sức khoẻ. Sau đó họ sẽ tập trung vào bất cứ triệu chứng nào bạn có. Khi thăm khám, họ có thể phát hiện thận to bằng cách xoa nhẹ vùng bụng hoặc vùng hông lưng.

Bác sĩ có thể sử dụng một ống thông tiểu để thoát một phần nước tiểu từ bàng quang. Nếu nước tiểu không xuống hoặc xuống ít, rất có thể bạn đã mắc bệnh. Hẹp niệu đạo, sỏi niệu đạo hoặc u bàng quang làm ống thông không thể đi lên. Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Những tình trạng trên đều có thể dẫn đến bệnh thận ứ nước.

Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện siêu âm. Đôi khi họ có thể cho bệnh nhân chụp CT để khảo sát rõ mức độ. Mức độ ứ nước và vị trí tắc nghẽn sẽ thấy rõ hơn trên CT. Một vài trường hợp CT sẽ giúp xác định chính xác tác nhân gây tắc nghẽn.

Mặc dù cả hai xét nghiệm hình ảnh trên đều có thể được thực hiện. Tuy nhiên siêu âm thận được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ứ nước thận. Siêu âm vừa rẻ tiền, không xâm lấn, không độc hại và giá trị đủ cho chẩn đoán.

Cách điều trị bệnh thận ứ nước

Điều trị bệnh thận ứ nước chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ tác nhân gây cản trở đường tiểu. Lựa chọn điều trị như thế nào phụ thuộc nguyên nhân gây ra ứ nước ở bệnh nhận.

Nếu niệu quản bị tắc gây ra tình trạng trên, bác sĩ có thể thực hiện những điều sau:

  • Đạt một stent niệu quản. Nó là một ống cho phép niệu quản dẫn lưu vào bàng quang.
  • Đạt một ống nhỏ để mở thận qua da. Nó cho phép nước tiểu ra ngoài từ thận.
  • Kê đơn thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra bác sĩ có thể loại bỏ nguyên nhân tắc nghẽn bằng phẫu thuật. Nếu nguyên nhân tắc nghẽn là mô sẹo hoặc cục máu đông, bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn vùng bị ảnh hưởng. Họ có thể nối lại các đầu khoẻ mạnh của niệu quản để đưa niệu quản về bình thường.

Nếu nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước là sỏi thận, cần phải lấy nó ra. Bác sĩ có thể cho chỉ định phẫu thuật nội soi lấy sỏi. Thủ thuật này giúp làm giảm đáng kể thời gian chữa bệnh và hồi phục của bệnh nhân. Bác sĩ cũng sẽ kê cho bệnh nhân kháng sinh. Điều này giúp đảm bảo bệnh nhân không bị nhiễm trùng sau khi thực hiện phẫu thuật.

Nguyên nhân thận to trên lâm sàng
Trường hợp bệnh thận ứ nước do sỏi thận cần phẫu thuật lấy sỏi thận ra

Cách phòng bệnh thận ứ nước

Bệnh thận ứ nước có thể phòng tránh bằng cách cách sau:

  • Đối với người bị sỏi thận, họ cần uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ sỏi. Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội. Một số loại nước khác như râu ngô, mã đề, kim tiền thảo có tác dụng làm tan sỏi. Uống nhiều nước còn giúp pha loãng nước tiểu. Việc này giúp tránh việc kết tủa tinh thể sỏi trong đường niệu. Hạn chế được tối đa vấn đề sỏi đường niệu của bệnh nhân.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn còn cần kiểm soát tốt tình trạng nhiễm khuẩn đường niệu. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Quan hệ tình dục chung thuỷ một vợ một chồng. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ. Tắm ở những nơi, không tắm ở khu vực không kiểm soát tốt nguồn nước. Phụ nữ cần vệ sinh vùng kín đúng cách. Đây là những cách giúp phòng chống nhiễm khuẩn đường niệu. Việc nhiễm khuẩn đường niệu như đã nói có thể là nguyên nhân gây ứ nước thận.

Tóm lại, khi thấy có các dấu hiệu của ứ nước thận, bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám. Ngoài ra trong nhiều trường hợp bệnh thận ứ nước hoàn toàn không có triệu chứng. Trong trường hợp này, bạn cần phải khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên để phát hiện ra bệnh. Uống nhiều nước, phòng chống nhiễm khuẩn đường niệu là những cách phòng chống hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng ứ nước ở thận.

Ths. Bs. CKI Trần Quốc Phong.

Nguồn tham khảo / Source

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

YouMed - Tin Y Tế duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ HONcode - 100% biên soạn bởi Bác sĩ, Dược sĩ

Health on the Net (HON) là một tổ chức y khoa quốc tế được thành lập vào năm 1995 tại Geneva, Thụy Sĩ. Từ đó đến nay, HON đã thực hiện chứng nhận cho các trang web y tế uy tín hàng đầu thế giới như WebMD, Mayo Clinic… Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (US National Library of Medicine - NLM) gợi ý chứng nhận “HONcode” là một trong những cơ sở để xác định sự tin cậy của một trang tin chuyên về y tế.

YouMed đã phải tuân thủ nghiêm ngặt 8 tiêu chí để có thể được HON chứng nhận. 2 tiêu chí nổi bật nhất là tất cả bài viết đều được dẫn nguồn chính thống và được viết bởi 100% Bác sĩ, Dược sĩ. Chính điều này tạo nên điểm khác biệt giữa YouMed và các trang web khác.