Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu

Kiến nghị của Công ty TNHH Đất Hội An.

Liên danh nhà thầu A dự thầu công trình X [đấu thầu qua mạng], trong hồ sơ mời thầu phần yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu, bên mời thầu yêu cầu “Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác [không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng] để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là 5.000.000.000 VND”.

Liên danh nhà thầu A gồm công ty B và công ty C. Trong hồ sơ dự thầu, đối với phần yêu cầu này liên danh A nộp hồ sơ gồm: Ở công ty B có hợp đồng hạng mức tín dụng 6 tỷ đồng gần hết thời hạn so với thời điểm mở thầu, còn công ty C nộp thư cam kết tín dụng [thư cam kết có điều kiện] có 3 tỷ đồng.

Sau khi mở thầu, bên mời thầu sợ năng lực tài chính của liên danh A không bảo đảm theo yêu cầu, nên yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của liên danh A với yêu cầu làm rõ số dư hợp đồng hạn mức tín dụng 6 tỷ đồng của công ty B, đồng thời yêu cầu làm rõ nguồn lực tài chính để thực hiện gói thầu.

Sau khi nhận được yêu cầu làm rõ, liên danh nhà thầu A đã làm rõ bằng cách bổ sung thư cam kết tín dụng [thư cam kết có điều kiện] của nhà thầu C với giá trị 5 tỷ đồng, thư cam kết tín dụng này hình thành sau thời điểm đóng thầu, đồng thời không xác minh làm rõ số dư của hợp đồng hạng mức tín dụng 6 tỷ đồng gần hết thời hạn đã nộp trước đó.

Trong tình huống này có thể kết luận liên danh nhà thầu A không bảo đảm về năng lực tài chính của liên danh A không? Nguyên nhân không bảo đảm là do nhà thầu A có làm rõ yêu cầu của bên mời thầu bằng thư cam kết [thư cam kết có điều kiện] hình thành sau thời điểm đóng thầu, do đó thư cam kết này không được sử dụng để chứng minh năng lực nhà thầu tại thời điểm mời thầu, nếu được sử dụng thì thư cam kết [thư cam kết có điều kiện] này cũng không chứng minh được là nhà thầu có 5 tỷ đồng như nội dung thư cam kết [vì đây là cam kết có điều kiện]. Đồng thời với thư cam kết này nhà thầu liên danh A đã xác nhận số dư của hợp đồng hạng mức tín dụng 6 tỷ đồng của nhà thầu B trong liên danh A là không còn số dư.

Hiểu và lập luận như vậy có đúng theo quy định pháp luật hiện hành không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2.3 Mẫu số 03 Chương IV Mẫu E-HSMT xây lắp một giai đoạn hai túi hố sơ ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoăc các nguồn tài chính khác [không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng] để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị quy định trong E-HSMT.

Theo hướng dẫn tại ghi chú số 7 của Mẫu số 03 nêu trên, trường hợp trong E-HSDT, nhà thầu nộp kèm bản scan cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 2.3 trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và không phải kê khai thông tin theo quy định tại Mẫu số 14 và Mẫu số 15.

Theo đó, việc xem xét nội dung nguồn lực tài chính thực hiện theo hướng dẫn nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu. Trường hợp cam kết tín dụng mà nhà thầu cung cấp không đủ rõ để xác định khả năng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ hoặc liên hệ với ngân hàng để xác minh. Bên cạnh đó, cam kết tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng.

Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào những thông tin được cung cấp tại văn bản số 10107/VPCP-ĐMDN ngày 05/11/2019 của Văn phòng Chính phủ./.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trường hợp chứng minh nguồn lực tài chính bằng số tiền có trong tài khoản công ty thì phải kèm theo bảng sao kê có xác nhận từ phái ngân hàng và có bảng kê khai biểu mẫu số 12 về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện.

Câu hỏi:
Độc giả Nguyễn Đức Hải – Tỉnh Hà Nam đặt câu hỏi như sau: Công ty của tôi tham dự một gói thầu, hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu chứng minh các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc nguồn tài chính khác. Tôi muốn hỏi, trường hợp này, công ty tôi chứng minh bằng lợi nhuận sau thuế của năm trước hoặc bằng số tiền có trong tài khoản công ty trước ngày đóng thầu có được không?

Xem thêm tình huống liên quan
Cam kết tín dụng có kèm điều kiện của ngân hàng có sai quy định?
Hướng dẫn xác định yêu cầu nguồn lực tài chính của nhà thầu với gói thầu trên 12 tháng.
Chứng minh nguồn lực tài chính bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoan bên mời thầu có sai quy định?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

Đối với câu hỏi của ông Hải, việc đánh giá yêu cầu về nguồn lực tài chính được thực hiện theo quy định nêu trên trường hợp chứng minh nguồn lực tài chính bằng số tiền có trong tài khoản công ty thì phải kèm theo bảng sao kê có xác nhận từ phái ngân hàng và có bảng kê khai biểu mẫu số 12 về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện.

Ban biên tập Kênh đấu thầu [Nguồn: baodautu.vn]

Đơn vị ông Nguyễn Đức Luân [Bắc Giang] tham dự thầu gói thầu thi công công trình dân dụng cấp III. Hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu chứng minh khả năng tiếp cận tài sản thanh khoản cao là 1,4 tỷ đồng.


Ảnh minh họa

Đơn vị ông Luân chứng minh bằng tài sản mà công ty sở hữu gồm: Xe ô tô trị giá 600 triệu đồng [giấy tờ chứng minh: Đăng ký xe, hợp đồng mua bán xe, hóa đơn thuế] và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất [bản sao công chứng] trị giá 1,3 tỷ đồng.

Ông Luân hỏi, đơn vị ông chứng minh tài sản như vậy có được coi là hợp lệ không? Hồ sơ dự thầu của ông có được tiếp tục đánh giá hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ [Mẫu số 01] ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác [không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng] để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm.

Đối với vấn đề của ông Luân, việc xác định tài sản có khả năng thanh khoản cao được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Theo Chinhphu.vn

Link gốc:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ [Mẫu số 01] ban hành kèm Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác [không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng] để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm.

Đối với vấn đề của ông Luân, việc xác định tài sản có khả năng thanh khoản cao được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Video liên quan

Chủ Đề