Nhân viên sức khỏe cộng đồng là gì

[Last Updated On: 13/07/2021]

Khái niệm về sức khỏe cộng đồng và các yếu tố liên quan

Trên thị trường có nhiều bài viết đưa ra định nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo định nghĩa của trung tâm RTCCD, “Sức khỏe cộng đồng là tập hợp của sức khỏe các cá nhân trong cộng đồng”. Định nghĩa này được sử dụng để phân tích, đưa đến khái niệm liên quan đến đo lường “sự biểu hiện trạng thái sức khỏe của một cộng đồng cụ thể”.

Sự biểu hiện trạng thái sức khỏe của một cộng đồng cụ thể

Từ sức khỏe cá nhân đi sang sức khỏe cộng đồng, thay đổi phạm vi, cách nhìn, kéo theo một loạt thay đổi khác, hình thành nên một “cách tiếp cận sức khỏe cộng đồng, phương pháp làm việc sức khỏe cộng đồng”. Trong phạm vi nội dung này, chúng tôi chỉ nêu một vấn đề cơ bản: Đó là nhìn nhận thế nào về trạng thái sức khỏe của một cộng đồng?

Trong bất kỳ một cộng đồng cụ thể nào, cũng có người khỏe mạnh, người yếu; có người bệnh thực thể, người tàn tật, người rối nhiễu tâm trí, người bệnh tâm thần, … Tóm lại, nếu bạn hiểu đơn giản “sức khỏe cộng đồng là tập hợp của sức khỏe của tất cả các cá nhân trong cộng đồng”, thì trong thực hành, bạn phải hiểu thế nào về “biểu hiện cụ thể tình trạng sức khỏe của một cộng đồng”?

Với cá nhân, ta có thể nói “tôi khỏe”, “người kia rất khỏe”, “người này bình thường”, “người kia ốm”, “rất ốm”, … và mọi người đều dễ dàng hiểu điều ta nói. Liệu ta có thể nói như thế với “tình trạng sức khỏe” của một cộng đồng cụ thể hay không? Chẳng hạn, sức khỏe của một xã A là như thế nào, so với xã B là khỏe hay ốm yếu? …

Rõ ràng, với cá nhân, ta có thể so tình trạng sức khỏe của ta hôm nay so với hôm qua, hôm kia, để nhận định khỏe, ốm, thông qua các triệu chứng, biểu hiện. Còn với cộng đồng, muốn có nhận định về tình trạng sức khỏe so với hôm qua, tháng trước, hoặc so với xã bên… không thể đi so từng “cặp người” với nhau được. Người ta dùng đến chỉ số sức khỏe. Gọi chung là tỷ lệ bệnh tật [A, B..] trong cộng đồng, xét theo thời gian cụ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Có bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của một cộng đồng dân cư. Do các yếu tố này khác nhau đối với từng cộng đồng, sức khỏe của các cá nhân trong cộng đồng đó cũng khác nhau, nên các các yếu tố này được xếp thành từng nhóm.

+ Nhóm 1: Các yếu tố vật lý, địa lý [bệnh kí sinh trùng], môi trường [các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có], quy mô dân cư [đông đúc], và sự phát triển công nghiệp [ô nhiễm]…

+ Nhóm 2: Các yếu tố văn hóa và xã hội như niềm tin, truyền thống, quy định [hút thuốc nơi công cộng, cách chế biến thức ăn, …], kinh tế [lợi ích chăm sóc sức khỏe của người lao động], chính trị [hoạt động bầu cử vào Chính phủ], tín ngưỡng [niềm tin vào vào điều trị y tế], chuẩn mực xã hội và tình trạng kinh tế xã hội…

+ Nhóm 3: Các tổ chức trong cộng đồng như các cơ sở y tế sẵn có [y tế tư nhân, y tế công], và khả năng tổ chức để giải quyết vấn đề [vận động chính quyền thành phố],…

+ Nhóm 4: Hành vi cá nhân [các hành vi tăng cường sức khỏe như tập thể dục, tiêm chủng, tái chế rác thải, …]. [encyclopedia]

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Khái niệm chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng cũng có những điểm tương đồng với chăm sóc sức khỏe cho từng cá nhân. Khi nói đến chăm sóc sức khỏe cá nhân có nghĩa là nói đến các hoạt động nhằm tăng cường sức khỏe của cá nhân đó. Tương tự, chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng có thể hiểu là các hoạt động có kế hoạch theo thời gian nhằm tăng cường, cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Hay nói theo cách khác, các hoạt động chăm sóc được đánh giá thông qua việc cải thiện các chỉ số sức khỏe của cộng đồng [tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong, …]. Đây chính là vai trò của chăm sóc y tế ban đầu.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu trong cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.

[Tổ chức y tế thế giới, 1978]

Tổ chức y tế thế giới cũng nêu ra 8 yếu tố thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu:

+ Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh;

+ Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe;

+ Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường;

+ Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình;

+ Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em;

+ Phòng chống dác bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương;

+ Điều trị hợp lý các bệnh thông thường;

+ Cung cấp các loại thuốc thiết yếu.

Nguồn: unicef.org

Skip to content

1. Vị trí: Nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng
2. Số lượng: 15 nhân viên
3. Yêu cầu chung: Là sinh viên đã tốt nghiệp hoặc sinh viên năm cuối các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học về các ngành: Bác sỹ, Y tá, Điều dưỡng, Y sỹ, Dược sỹ, Phục hồi chức năng, Y tế công cộng. Năng động, nhiệt tình, hoà đồng hợp tác với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc, kỹ năng giao tiếp tốt. Có kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm tốt. Có sức khoẻ tốt. Có phương tiện xe máy đi lại.

4. Mô tả công việc:

Thực hiện tư vấn, chăm sóc sức khoẻ và giới thiệu sản phẩm của công ty tại các địa điểm triển khai dịch vụ. Địa điểm và điều kiện công tác: Tại một trong các địa điểm Sức Khoẻ Cộng Đồng đang triển khai các dịch vụ chăm sóc tại các địa phương trên cả nước.

5. Mức lương và thu nhập:


Mức lương: – Đối với Đại học chuyên ngành: Lương cơ bản 3.200.000đ + Phụ cấp 500.000đ + Lương sản phẩm. – Đối với Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành: Lương cơ bản 3.000.000đ + Phụ cấp 500.000đ + Lương sản phẩm. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng: 6 – 10 triệu đồng.

Nhân viên thử việc và sau thử việc:

– Nhân viên mới: Học việc 1 tháng + Thử việc 1 tháng + Ký hợp đồng lao động tạm thời 4 tháng + Sau đó ký hợp đồng lao động chính thức. – Lương học việc: Hưởng 80% lương cơ bản. – Lương thử việc: Hưởng 80% lương cơ bản + Phụ cấp 500.000đ + 30% lương sản phẩm. – Lương Hợp đồng tạm thời: Hưởng 100% lương cơ bản + Phụ cấp 500.000đ + 80% lương sản phẩm. – Lương Hợp đồng chính thức: Hưởng 100% lương cơ bản + Phụ cấp 500.000đ + 100% lương sản phẩm + Đóng BHXH, BHYT, BHTN.

6. Quyền lợi:

Được làm việc trong môi trường năng động, cạnh tranh. Được tham gia các lớp đào tạo chuyên môn miễn phí do công ty tổ chức. Được đáp ứng các chế độ chính sách về lao động theo pháp luật hiện hành.

7. Địa điểm đăng ký nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư Sức Khoẻ Cộng Đồng – Số 5/169, Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội. Hoặc gửi CV xin việc qua email:

Điện thoại liên hệ: 0466.505.803 [Ms Mai] hoặc Hotline: 0973.093.134

Việc làm Y tế - Dược

Khái niệm: y tế cộng đồng hay còn gọi dưới một tên khác tương tự là y tế công cộng. Đây là ngành khoa học và phòng bệnh thông qua các tổ chức của xã hội để phòng bệnh, chăm cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của cộng đồng. 

Y tế cộng đồng bao gồm nhiều vực hoạt động để giúp ích cộng đồng như: dịch tễ học, sinh thống kê và dịch vụ y tế. Ngoài những hoạt động kể trên thì y tế cộng có có những hoạt động liên quan đến xã hội như vấn đề môi trường, nhân chủng học, sức khỏe nghề nghiệp,... 

Y tế cộng đồng với phương châm phòng bệnh trước khi bị bệnh. Mục tiêu của ngành y tế công đồng là phòng bệnh cho cộng đồng trước khi người dân bị bệnh mà phải chữa bệnh vì dù sao chữa bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trực tiếp của người dân, phòng bệnh giúp tránh trường hợp bùng phát và lây nhiễm bệnh tật.

Y tế cộng đồng là ngành bao gồm nhiều hoạt động trong đó nhiệm vụ chính phải quan tâm tới sức khỏe cho tất cả mọi người trong xã hội, cho cả động đồng dân sinh. Y tế cộng đồng bắt nguồn từ ý thức của cả xã hội, tạo ra mục tiêu và đại diện cho toàn bộ ngành y. Nó là ngành liên quan đến tổng dân số, liên quan đến sức khỏe của bản thân và sức khỏe của cả xã hội. Y tế công cộng liên quan đến nhiều ngành nghề, bao hàm một phạm vi rất rộng với nhiều hoạt động tiềm năng như bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khỏe,...

Trách nghiệm của y tế công cộng thuộc về nhiều tổ chức xã hội cũng những ban ngành liên quan mật thiết tới nhau như chính quyền trung ương, cấp chính quyền địa phương và hệ thống y tế quốc gia.

Tuy là cùng về ngành bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân nhưng ngành y tế công đồng có những phương pháp riêng để chăm sóc sức khỏe người dân. Nếu kỹ thuật y tế ứng dụng sẽ làm các kỹ thuật lâm sàng, làm các xét nghiệm máu [xét nghiệm ana, hematocrit], hình thức khám bệnh thông thường: nghe, nhìn, khám, siêu âm, xét nghiệm,... thì y tế cộng đồng lại áp dụng phương pháp riêng của ngành. Để theo dõi sức khỏe của cả một cộng đồng thì những nhân viên y tế công đồng phải dùng các biện pháp có thể áp dụng cho cả một cộng chứ không phải phương pháp áp dụng cho cá nhân. Để theo dõi những biến động về sức khỏe trong cộng đồng những phương pháp được áp dụng có thể là: biện pháp dịch tễ học, quản lý tổ chức nghiên cứu cộng đồng, thống kê sinh học, kinh tế y tế. Qua biện pháp so sánh những số liệu thu thập được tại nhiều thời điểm khác khác nhau để xác định tỷ lệ bùng phát bệnh dịch nào, kiểm soát bệnh dịch, tăng hoặc giảm chi phí cho hoạt động kiểm soát hay xác định bệnh dịch nào đó. Ngoài ra, từ những thông số thu thập được sẽ lý giải nguyên nhân bùng phát hoặc giảm đi của bệnh dịch hay hiện tượng nào đó, đưa ra những dịch vụ mới để phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ với giá cả hợp lý cho cộng đồng.

Việc làm Công chức - Viên chức

Y tế cộng đồng với phương châm phòng bệnh trước khi bị bệnh. Mục tiêu của ngành y tế công đồng là phòng bệnh cho cộng đồng trước khi người dân bị bệnh mà phải chữa bệnh vì dù sao chữa bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trực tiếp của người dân, phòng bệnh giúp tránh trường hợp bùng phát và lây nhiễm bệnh tật.

Nhìn vào các nước phát triển có thể thấy y tế cộng đồng của họ được chú trọng hàng đầu. Có thể nền y học của họ đang phát triển, đang xây dựng nhưng nền y tế cộng đồng thì đã được xây dựng vững chắc từ trước đó. Y tế cộng đồng nhằm ổn định an sinh xã hội. Y tế công cộng đóng vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa bệnh tật, nhiều bệnh tật có thể được phòng tránh đơn giản, chi phí không tốn kém và nhiều phương pháp không liên quan tới y học.

Xem thêm: Khám sức khỏe thẻ xanh là gì? Giải đáp những thắc mắc về vấn đề này

Việc làm Giáo dục - Đào tạo

3. Công việc cụ thể của bác sĩ Y tế cộng đồng

Những chức năng và nhiệm cụ thể của ngành y tế cộng đồng cho phép người dân đánh giá được toàn diện công việc của ngành y tế cộng đồng cũng như biết được công việc cụ thể và nhiệm vụ của một bác sĩ cộng đồng, chúng ta có hiểu những gì đang diễn ra phục vụ cho mục đích gì, tìm hiểu xem ngành y tế cộng đồng đã đạt được những gì, cần cố gắng ở mặt nào và lập kế hoạch phát triển cho tương lai. Những chức năng cũng như nhiệm vụ của ngành y tế cộng đồng giúp cho các cơ sở đào tạo định hướng được chương trình đào tạo để sinh nắm rõ được công việc sau này ra trường, giúp việc đào tạo gắn liền với thực tế, để việc đào tạo không chỉ là lý thuyết suông. Nội dung chức năng và nhiệm vụ của ngành y tế cộng đồng là: 

3.1. Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe cộng đồng

Nhiệm vụ cụ thể của bác sĩ, y tá trong chức năng này là đánh giá tình trạng sức khỏe của quần thể liên tục, phân tích các chiều hướng nguy cơ phát triển dịch bệnh và rào cản của việc dịch vụ tiếp cận cộng đồng, xác định mối nguy hại sức khỏe cho cộng đồng, đánh giá định kỳ nhu cầu sức khỏe,...

3.2. Giám sát và phòng ngừa cũng như kiểm soát dịch bệnh

Bác sĩ sẽ điều tra sự bùng phát của dịch bệnh, giám sát dịch bệnh bệnh bùng nổ, tìm và điều trị các bệnh cộng đồng, quản lý đánh giá thông tin về các vấn đề sức khỏe quan tâm, thực thi cơ chế để cải thiện hệ thống phòng ngừa, giám sát kiểm soát bệnh tật,...

3.3. Xây dựng chính sách

Đánh giá của những người trong ngành y tế công cộng nhằm xác định các chính sách liên quan đến dịch vụ cộng đồng, duy trì việc xây dựng chính sách và áp dụng vào cộng đồng liên quan đến sức khỏe, tiến hành đo và xây dựng các chỉ số sức khỏe, dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu sức khỏe và tình hình sức khỏe cộng đồng tiến hành rà soát, cập nhật cơ cấu điều hành và chính sách một cách thường xuyên, thiết kế các kế hoạch nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe công cộng, xây dựng chính sách và pháp luật hướng dẫn thực hành y tế công cộng.

3.4. Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khỏe cộng đồng

Tăng cường và đánh giá sự tiếp cận hiệu quả của người dân đối với các dịch vụ sức khoẻ mà họ cần, giải quyết và làm giảm sự bất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe thông qua sự phối hợp liên ngành, tạo điều kiện làm việc dễ dàng với các cơ quan và tổ chức khác, đáp ứng với các vấn đề khẩn cấp, thúc đẩy đề xuất, thực hiện và đánh giá các sáng kiến giúp cho việc giải quyết các vấn đề y tế công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chịu thiệt thòi về các dịch vụ y tế.

3.5. Lập quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Thiết lập các quy chế trong lĩnh vực Y tế công cộng, thực thi các quy chế, khuyến khích sự tuân thủ pháp luật, rà soát lại, phát triển và cập nhập các quy chế trong lĩnh vực y tế công cộng.

3.6. Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong Y tế công cộng

Đánh giá, tiến hành và duy trì việc kiểm kê cơ sở nguồn nhân lực, sự phân bố và các thuộc tính nghề nghiệp khác có liên quan tới y tế công cộng, dự báo các yêu cầu về nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng, đảm bảo cơ sở nguồn nhân lực, các cán bộ, nhân viên được giáo dục, đào tạo và đào tạo liên tục một cách cơ bản và có chất lượng cao phù hợp cho các hoạt động y tế công cộng, điều phối việc thiết kế các chương trình đào tạo giữa cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực, tạo ra sự phân bố hợp lý giữa cán bộ quản lý và cán bộ thực hành y tế công cộng, khuyến khích và động viên việc đào tạo liên tục, theo dõi và đánh giá các chương trình đào tạo y tế công cộng.

3.7. Tăng cường sự tham gia của xã hội

Góp phần nâng cao năng lực và khả năng của cộng đồng, làm giảm mức độ nhạy cảm của cộng đồng với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, tạo ra môi trường hỗ trợ, giúp cho công việc được thực hiện dễ dàng thông qua việc xây dựng sự liên kết, khuyến khích các điều luật phù hợp, phối hợp liên ngành làm cho các chương trình nâng cao sức khỏe có hiệu quả hơn và ủng hộ chính quyền xác định các vấn đề sức khỏe ưu tiên, nâng cao nhận thức của người dân nhằm thay đổi cách sống, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi các chuẩn mực cộng đồng về các hành vi sức khỏe nhằm đạt được sự thay đổi hành vi không tốt một cách lâu dài và trên một quy mô rộng lớn. Vận động người dân nên khám theo quy định khám sức khỏe định kỳ nhất là những người dân lao động tại các môi trường độc hại.

Xem thêm: Registered nurse là gì? Thuật ngữ này dùng cho ngành nào

3.8. Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng

Xác định các chuẩn chất lượng phù hợp cho các dịch vụ sức khoẻ, cho cá nhân và cho cộng đồng, xây dựng mô hình đánh giá chất lượng, xác định các công cụ đo lường chuẩn xác, theo dõi và đảm bảo tính an toàn và sự cải thiện chất lượng liên tục.

3.9. Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp y tế công cộng tiên tiến

Xây dựng các chương trình đổi mới giải quyết các vấn đề đã xác định, động viên các nhân viên y tế công cộng ở các tuyến tham gia vào các nghiên cứu ở mọi cấp, xây dựng quy trình cho việc truyền bá các kết quả nghiên cứu, đảm bảo an toàn về mặt đạo đức cho các nghiên cứu y tế công cộng, khuyến khích hợp tác và các cách tiếp cận mang tính liên kết giữa các cơ quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng để tài trợ cho chương trình nghiên cứu, xác định các nguồn lực phù hợp cho việc tài trợ các nghiên cứu, xây dựng một chương trình tổng thể nghiên cứu y tế công cộng. Bên cạnh đó, để làm được các công việc trên các nhân viên y tế công cộng phải có nguồn kiến thức nhất định về con người, môi trường. Ví dụ các kiến thức đơn giản về: ngành hộ sinh, cách chữa đau mắt hànthuốc kê đơn,...

4. Nhu cầu nhân lực của ngành y tế công cộng

Vấn đề học y tế công cộng ra làm gì là một trong những câu hỏi của khá nhiều sinh viên và phụ huynh.

 Cử nhân ngành y tế công cộng có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau với nhiều cương vị công tác đa dạng. Vấn đề dân số đang là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực khá cao. Nhìn vào thực tế cho thấy các mảng y tế cộng đồng ở các tuyến huyện còn chưa được chú trong, vì nguồn nhân lực phân tán về các huyện còn hạn chế. Hầu hết các sinh viên ra trường đều được phân về các tuyến tỉnh. Đây là một trong những vấn đề mà trường cũng như các ngành liên quan cần khắc phục để phân bổ nhân lực đồng đều để phát triển toàn diện ngành y tế công cộng. Xã hội đang có yêu cầu về nguồn nhân lực y tế công cộng rất cao. Đây là cơ hội cho những sinh đang tìm hiểu và quan tâm tới công việc ngành y tế cộng đồng.

Cuối cùng, hoạt động của ngành y tế công cộng là mang lại sức khỏe cho cộng đồng. Nếu nghề y chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân từ cộng đồng thì số người bệnh sẽ được giảm đáng kể. Qua bài viết này, chắc bạn đã hiểu được Y tế cộng đồng là gì, giúp bạn hiểu hơn về mục đích, chức năng và nhiệm vụ của y tế công cộng. Lĩnh vực y dược còn rất nhiều ngành học khác cho bạn chọn lựa: kỹ thuật y sinh, ngành Quản lý bệnh việnNgành Răng - Hàm - Mặt,... Bạn có thể tham khảo bài viết ngành nghề trên Timviec365.vn để lựa chọn được công việc phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề