Như thế nào là ốm dài ngày

Vấn đề “Cách tính tiền bảo hiểm ốm đau dài ngày năm 2022 như thế nào?″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ cấp bản sao trích lục kết hôn… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Ốm đau là một trong các chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Vậy mỗi năm, người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày? Pháp luật quy định như thế nào về nghỉ ốm dài ngày? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí

Như thế nào là ốm dài ngày

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều kiện nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ làm để hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng các điều kiện sau:

Như thế nào là ốm dài ngày

– Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như: Cán bộ, công chức, viên chức; người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên; công nhân quốc phòng, công nhân công an,…

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc;

– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền…

Người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày trong năm?

Thời gian tối đa người lao động bị ốm đau, tai nạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau đã được chỉ rõ tại Điều 26 Luật BHXH năm 2014 như sau:

– Làm việc trong điều kiện bình thường:

Như thế nào là ốm dài ngày
Pháp luật quy định như thế nào về nghỉ ốm dài ngày?

+ 30 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm;

+ 40 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 15 năm – dưới 30 năm;

+ 60 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

(Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

– Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

+ 40 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm;

+ 50 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 15 năm – dưới 30 năm;

+ 70 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

(Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

– Nghỉ làm do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:

+ 180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần);

+ Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Ví dụ: Bà A làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm đóng BHXH. Hiện tại, bà A mắc bệnh ung thư phổi (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành) nên sẽ được nghỉ ốm đau tối đa 180 ngày. Nếu hết thời gian này mà vẫn phải tiếp tục điều trị, bà A sẽ nghỉ thêm tối đa là 40 ngày/năm.

Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ ốm đau của nhóm đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Pháp luật quy định như thế nào về nghỉ ốm dài ngày?

Hiện nay việc xác định bệnh thuộc trường hợp ốm đau dài ngày căn cứ theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT.

Theo đó, người lao động bị bệnh thuộc danh mục những bệnh phải chữa trị dài ngày thì được hưởng chế độ ốm đau dài ngày.

Việc xác định trường hợp người lao động nghỉ ốm dài ngày không căn cứ trên số ngày nghỉ mà căn cứ vào bệnh của người lao động có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế hay không?

Cụ thể về thời gian nghỉ ốm dài ngày là bao nhiêu ngày thì căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Nếu người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau với thời gian tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Nếu hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người lao động có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu sau đó, vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Cách tính số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

Nghỉ ốm ngắn ngày

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ ốm ngắn ngày hưởng chế độ ốm đau của người lao động như sau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian này được tính kể từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Nghỉ ốm đau dài ngày

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;…

Như vậy, nếu nghỉ ngắn ngày, thời gian nghỉ ốm đau không được tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, trong khi nghỉ ốm vì bệnh phải điều trị dài ngày thì được tính chế độ ốm đau cả những ngày này.

Điều kiện hưởng chế độ nghỉ ốm sau phẫu thuật.

Điều 29, Luật bảo hiểm xã hội 2014 để hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, NLĐ cần đáp ứng được các điều kiện sau:

Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định (đã nghỉ đủ 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; nghỉ ốm 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên…) trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

Nếu đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

– Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

– Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
  • Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
  • Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
  • Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
  • Người lao động nghỉ ốm cần giấy tờ gì để được hưởng BHXH?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Pháp luật quy định như thế nào về nghỉ ốm dài ngày?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, Tra cứu thông tin quy hoạch, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục ngừng kinh doanh công ty TNHH gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Ốm dài ngày từ bao nhiêu ngày?

Năm 2021, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày không có quá nhiều thay đổi. Cụ thể như sau: - NLĐ được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết hay nghỉ hàng tuần. - Nếu NLĐ đã nghỉ hết 180 ngày nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị thì vẫn đươc hưởng chế độ ốm đau.

Ốm đau dài ngày được nghỉ bao nhiêu ngày?

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như thế nào là ốm?

Nhiệt độ của cơ thể ở mức cao: Triệu chứng hắt hơi, nhức đầu, khó thở đi kèm với sốt nhẹ - khi cơ thể ở mức 37,5 độ đến 39 độ thì chắc chắn rằng bạn đang thực sự bị ốm. Giảm cảm giác thèm ăn: Việc bị đau bụng do các virus cúm gây ra cũng đồng thời kiến bạn giảm cảm giác ngon miệng và thèm ăn.

Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì được hưởng BHXH?

Khoản 1 Điều 26 Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau: + Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến ...