Những kinh nghiệm sau khi chuyển phôi

Thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] là phương pháp thụ tinh mà trứng được thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm.

Tại Việt Nam, thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] bắt đầu xuất hiện vào năm 1997. Hơn 20 năm qua đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phân nghành hẹp này tại Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây thì tỉ lệ thực hiện IVF tại Việt Nam ngày càng tăng và mang lại nhiều cơ hội có con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Tìm hiểu về Thụ tinh trong ống nghiệm IVF

Tuy nhiên, không phải tất cả cặp vợ chồng thực hiện IVF đều thực sự hiểu rõ về phương pháp này cũng như các quy trình thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các cặp vợ chồng một số lưu ý để đảm bảo bạn sẽ có chu kì IVF thành công.

Việc khám định kỳ sức khỏe sinh sản là thực sự cần thiết

Khi đi khám IVF, thăm khám cả 2 vợ chồng là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân từ đâu. Theo thống kê, nguyên nhân vô sinh do nam và do nữ tương đương nhau vào khoảng 40%, còn lại 20% không rõ nguyên nhân.

Để đảm bảo được hiệu quả thăm khám, đối với nam giới nên kiêng xuất tinh từ 2-7 ngày, tốt nhất là trong khoảng 3-5 ngày để đảm bảo tính xác thực của kết quả của tinh dịch đồ.

Nữ giới có thể thăm khám rất nhiều lần nhưng mốc quan trọng là mốc từ ngày 1 đến ngày 5 chu kì kinh [thông thường ngày 2-3 chu kì] để đánh giá tình trạng nội tiết và số lượng nang chiêu mộ đầu chu kì.

Tìm hiểu về Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]

Có thể thấy tư vấn là khâu vô cùng quan trọng trong IVF cả trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp này.  Vì vậy các khách hàng khi được tư vấn hãy đảm bảo bản thân đã hiểu hết, nếu chưa hiểu hãy mạnh dạn hỏi lại về mọi điều: quy trình, chi phí, thuốc men…

Người bệnh có thể tiêm thuốc kích trứng tại nhà hoặc tới các Trung tâm IVF

Kích trứng [kích thích buồng trứng] là một khái niệm không xa lạ khi bắt đầu làm IVF. Đây là một bước quan trọng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] để giúp người phụ nữ có đủ trứng/ nang noãn để tạo phôi trong IVF.

Một quá trình kích trứng thông thường bắt đầu từ ngày thứ 2-3 của chu kì kinh. Sau khi thăm khám siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phác đồ kích trứng phù hợp.

Trong quá trình kích trứng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách tiêm thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tiêm thuốc, người bệnh nên trực tiếp tiêm tại Trung tâm IVF nhằm đảm bảo thời điểm và lượng thuốc tiêm được chính xác. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ có những phản ứng ngoài da với thuốc tiêm hay triệu chứng liên quan với hoocmon như nhức đầu, buồn nôn…

Quá kích buồng trứng có thể xảy ra thường trên bệnh nhân trẻ tuổi, nhẹ cân, có buồng trứng đa nang…Vì thế khi thấy các triệu chứng đau bụng [không đỡ dù đã dùng giảm đau], buồn nôn và nôn nhiều, tăng cân chướng bụng…phải báo ngay bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra việc đáp ứng thuốc kích trứng là khác nhau trên từng cá thể. Có trường hợp đáp ứng tốt nhưng có trường hợp đáp ứng kém trứng hầu như không phát triển cũng có trường hợp đáp ứng quá mức.

Sau quá trình kích trứng kéo dài 10-12 ngày, khi các nang noãn đạt đến kích thước tiêu chuẩn, bác sĩ quyết định thời điểm tiêm rụng. Hãy đảm bảo bạn tiêm đúng giờ đã quy định vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm chọc hút trứng.

Những lưu ý và kinh nghiệm từ chuyên gia nên ghi nhớ khi làm IVF

Thông thường việc chọc hút diễn ra sau khi tiêm rụng trứng 34-36 giờ và được thực hiện qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như để thủ thuật được tiến hành thuận lợi, bệnh nhân sẽ được gây mê tĩnh mạch.

Sau quá trình chọc hút trứng, người bệnh sẽ được theo dõi tại viện trong khoảng 2 giờ và có thể ra về sau đó. Sau thủ thuật, người nữ có thể còn bị đau vùng hạ vị nhưng đau tăng lên nhiều [dù cho đã dùng thuốc giảm đau] hay ra máu âm đạo thì nên quay lại trung tâm để được kiểm tra.

Lưu ý: bạn cần nhớ nhịn ăn trước chọc khoảng 6 giờ để đảm bảo an toàn cho thủ thuật này.

Các bác sĩ sẽ lập phương án chuyển phôi phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Theo Nghiên cứu của Shi và cộng sự năm 2018 cho thấy việc chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ thì tỉ lệ sinh sống là không có sự khác biệt. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương án chuyển phôi phù hợp với tình trạng bệnh nhân cũng như tình trạng phôi đang có.

Sau khi chọc trứng mà tình trạng sức khỏe của người nữ bình thường, niêm mạc tử cung tốt, có phôi chuyển thì có thể tiến hành chuyển phôi tươi. Ngược lại, nếu tình trạng sức khỏe của người nữ không được tốt, có biểu hiện quá kích buồng trứng, bất thường niêm mạc tử cung hay phôi cần phải sinh thiết thì nên chuyển phôi trữ.

Cần hiểu rằng, không phải cứ chuyển nhiều phôi là tốt vì chuyển nhiều phôi sẽ kéo theo nhiều nguy cơ khác, đặc biệt là nguy cơ đa thai. Nếu rơi vào trường hợp này thì bác sĩ sẽ yêu cầu giảm thiểu số phôi hiện có trong dạ con, mà điều này có khả năng ảnh hướng đến phôi còn lại.

Theo khuyến cáo của hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kì, nhóm bệnh nhân được chuẩn đoán có đủ điều kiện về sức khỏe cũng chỉ nên chuyển 2 phôi [ngày 3] hoặc 1 phôi [ngày 5] để đảm bảo cho sự phát triển của phôi.

Thông thường, bác sĩ sẽ tạo một phác đồ chuẩn bị cho việc chuyển phôi nhằm đảm bảo cho việc phôi được chuyển vào buồng tử cung diễn ra trong điều kiện tốt nhất.

Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi 1-2h là có thể về nhà nghỉ ngơi và có thể trở về cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Nhưng hiển nhiên, việc sử dụng thuốc hỗ trợ theo đúng phác đồ và xét nghiệm beta-hCG theo đúng lịch [thông thường 12-14 ngày sau chuyển phôi] là việc quan trọng mà bệnh nhân cần ghi nhớ.

Lưu ý:

– Vào ngày chuyển phôi: nên nhịn tiểu trước 2h chuyển phôi để giúp bàng quang căng thì việc chuyển phôi thuận lợi dễ dàng hơn.

– Sau khi chuyển phôi: người bệnh cần tránh vận động mạnh, đi lại nhiều… không nên nằm bất động một chỗ vì không làm tăng tỉ lệ có thai mà còn có nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch.

Chuyển phôi là bước quan trọng khép lại quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt việc chăm sóc cơ thể sau chuyển phôi là rất quan trọng. Những điều cần lưu ý sau khi chuyển phôi  là gì để tăng tỷ lệ thụ thai thành công? Hãy theo dõi bài viết của Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Hồng Ngọc dưới đây. 

Phôi sau khi được đặt vào lòng tử cung 3-4 ngày sẽ bám dính vào nội mạc tử cung bắt đầu quá trình làm tổ. Việc chuyển phôi có thành công hay không phụ thuộc vào chất lượng phôi, cơ địa của người mẹ. Vì vậy, để đảm bảo tỷ lệ thành công sau chuyển phôi thụ tinh trong ống nghiệm bạn cần lưu ý các điểm sau:

Lưu ý sau khi chuyển phôi, người vợ nằm nghỉ khoảng 2 – 3 giờ tại bệnh viện sau đó bạn di chuyển nhẹ nhàng về nhà để nằm nghỉ dưỡng thai. Trong khoảng 3 ngày đầu, bạn nên dành tối đa thời gian để nằm nghỉ ngơi, chỉ nên di chuyển khi đi vệ sinh.

Tư thế nằm dưỡng thai tốt nhất chính là tư thế nằm nghiêng bên trái, với chân trái duỗi thẳng, chân phải co lên. Tuy nhiên bạn cũng có thể nằm bất kỳ tư thế nào mà bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Sau 3 ngày, bạn có thể đứng lên đi lại nhẹ nhàng hoặc làm một số việc vặt nhưng tránh hoạt động mạnh, không đi lên đi xuống cầu thang. Để tốt nhất, bạn nên xin nghỉ trong thời gian này vì dù quãng đường đi làm ngắn cũng có thể xảy ra va chạm, đồng thời tinh thần sẽ mệt mỏi khi làm việc, không tốt cho quá trình thụ thai.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc có nên nằm nghỉ hay không. Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên hợp lý.

Lưu ý sau khi chuyển phôi, vợ chồng nên tránh quan hệ trong những ngày đầu sau chuyển phôi để hạn chế sự kích thích gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.

Bạn cũng nên đảm bảo ngủ đủ giấc. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Hàn Quốc cho thấy, những phụ nữ có giấc ngủ sâu, ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng có một chu kỳ IVF thành công hơn phụ nữ ngủ nhiều hơn 9 hoặc ít hơn 6 tiếng mỗi đêm.

Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với việc bổ sung trái cây, rau củ quả. Việc tiêu thụ rau xanh trong các bữa ăn giúp giảm 40% tỷ lệ sảy thai. Bên cạnh đó, chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ bệnh trĩ, một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai.

Đồng thời, rau xanh cũng cung cấp những loại vitamin và khoáng chất như canxi, kẽm, axit folic giúp mang lại sự phát triển tối ưu cho thai nhi. Đặc biệt, trong các loại rau xanh có súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa tình trạng xảy thai, động thai.

Tất cả các loại đậu như đau lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu pinto… đều là những thực phẩm lý tưởng cho phôi thai.

Bổ sung protein nạc như cá và thịt gia cầm, thịt đỏ để tăng sức khỏe của bạn và phôi thai.

Sau chuyển phôi từ 1 tuần – 10 ngày, bạn có thể ăn uống bình thường và hãy nhớ nên ăn đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm.

Dân gian còn lưu truyền một số món ăn dễ gây sảy thai mẹ cần tránh trong giai đoạn đầu thai kì như: đu đủ; rau má, rau ngót, nước dừa tươi… Tránh thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga và cafein.

Giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân. Mẹ có thể nghỉ ngơi xem phim hoặc đọc sách để thư giãn. Tránh những bộ phim hành động hay phim tình cảm sướt mướt dễ gây kích động tâm lý cho mẹ vì sự thay đổi lớn của hocmon cũng dễ khiến mẹ buồn hoặc vui quá mức bình thường.

Tránh tức giận sẽ gây tình trạng tức ngực, tim đập nhanh, đau tim ảnh hưởng đến phôi, có thể gây hỏng phôi.

Lưu ý sau khi chuyển phôi 2 tuần, mẹ sẽ thưc hiện xét nghiệm βeta HCG để xác định kết quả thụ thai. Nếu nồng độ βeta HCG ở mức > 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao hay thấp còn phụ thuộc vào mỗi người.

Nếu nồng độ βeta HCG tăng gấp rưỡi trở lên sau 2 ngày thì được xác định là thai đang phát triển và tiếp tục cho thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.

Việc chuyển phôi có thành công hay không phụ thuộc vào chất lượng phôi, cơ địa của người mẹ và cả trình độ, kĩ thuật của bác sĩ. Chọn đúng trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, bác sỹ giỏi, tâm lý thoải mái, chế độ dinh dưỡng hợp lí chắc chắn các cặp đôi sẽ được đón con yêu khỏe mạnh.

Xem thêm các bài viết về kiến thức IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm tại: //ivfhongngoc.com/vi/ivf/

Video liên quan

Chủ Đề