Niêm mạc tử cung mỏng kinh nguyệt ít

Điều trị không hóc môn trong chảy máu tử cung bất thường do rối loạn chức năng phóng noãn có ít nguy cơ và tác dụng phụ hơn liệu pháp hormone và có thể bị ngắt quãng khi chảy máu xảy ra. Chúng được sử dụng chủ yếu để điều trị cho những phụ nữ mong muốn mang thai, những người muốn tránh liệu pháp hormone, hoặc những người bị chảy máu nặng thường xuyên (rong kinh). Các lựa chọn bao gồm

  • NSAIDs, làm giảm lượng máu chảy từ 25 đến 35% và làm giảm chứng đau bụng kinh do làm giảm nồng độ prostaglandin

  • Axit tranexamic, ức chế hoạt tính của plasminogen, làm giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 60%

Liệu pháp hormone (ví dụ như thuốc tránh thai đường uống, progestogens phóng thích progestin tác dụng kéo dài) thường được thử trước ở phụ nữ muốn tránh thai hoặc tiền mãn kinh. Biện pháp điều trị này có những mục đích sau:

  • Ngăn ngừa sự phát triển niêm mạc tử cung

  • Thiết lập lại các tình trạng chảy máu đã được dự đoán trước

  • Giảm lượng máu kinh nguyệt

Liệu pháp nội tiết thường được dùng cho đến khi tình trạng chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Thuốc tránh thai đường uống (OCs) thường được sử dụng. OCs, được sử dụng theo chu kỳ hoặc liên tục, có thể kiểm soát chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Dữ liệu hạn chế cho thấy tác dụng của điều trị như sau:

  • Giảm sự mất máu kinh nguyệt từ 40 đến 50%

  • Giảm đau căng vú và chứng đau bụng kinh

  • Giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư buồng trứng

Progesterone có thể được sử dụng đơn lẻ trong các trường hợp sau:

  • Chống chỉ định dùng Estrogen (ví dụ, đối với bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó).

  • Estrogen bị giảm do bệnh nhân.

  • Kết hợp OCs không có hiệu quả sau khoảng 3 tháng sử dụng.

Ra máu kinh có thể dự đoán được bằng điều trị chu kỳ progestin (medroxyprogesterone acetate 10 mg/ngày uống hoặc norethindrone acetate 2,5 đến 5 mg/ngày uống) trong 21 ngày/tháng hơn so với kết hợp với OC. Có thể dùng progesterone tự nhiên chu kỳ (micron hoá) 200 mg/ngày trong 21 ngày một tháng, đặc biệt nếu có thể mang thai; tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ và không làm giảm lượng máu mất đi nhiều như một progestin.

Nếu bệnh nhân sử dụng cyclic progestins hoặc progesterone mong muốn ngăn ngừa mang thai, thì tránh thai nên được thực hiện. Các biện pháp tránh thai bao gồm

  • Dụng cụ đặt buồng tử cung phóng thích levonorgestrel (IUD): Nó có hiệu quả lên tới 97% vào khoảng 6 tháng, vừa cung cấp biện pháp tránh thai, vừa làm giảm chứng đau bụng kinh.

  • Tiêm từ từ medroxyprogesterone acetate: Chúng gây ra vô kinh và giúp ngừa thai nhưng có thể gây ra tình trạng ra máu không đều và mất xương không hồi phục.

Các phương pháp điều trị khác đôi khi được sử dụng để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn bao gồm

  • Danazol: Thuốc giúp giảm sự mất máu kinh nguyệt (gây teo niêm mạc tử cung) nhưng có nhiều tác dụng phụ liên quan tới nội tiết tố nam, có thể làm giảm bằng cách sử dụng liều thấp hơn hoặc dạng đặt âm đạo. Để có hiệu quả, danazol phải được uống liên tục, thường là khoảng 3 tháng. Thuốc thường được sử dụng khi các hình thức trị liệu khác chống chỉ định.

  • Hormone phóng thích Gonadotropin (GnRH) tương đồng: Các thuốc này ức chế sản xuất hormone buồng trứng và gây vô kinh; chúng được sử dụng để làm giảm kích thước u xơ hoặc nội mạc tử cung trước phẫu thuật. Tuy nhiên, các tác dụng bất lợi về hạ estrogen (như loãng xương) hạn chế sử dụng chỉ trong 6 tháng; chúng thường được sử dụng đồng thời với liệu pháp hormone liều thấp.

Các dẫn chất Ergot không được khuyến cáo để điều trị chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn vì chúng hiếm khi hiệu quả.

Nếu mong muốn mang thai và chảy máu không nặng, nên thử bắt đầu phóng noãn với clomiphene (50 mg uống vào ngày từ 5 đến 9 chu kỳ kinh nguyệt).

Nội soi buồng tử cung với nong & nạo có thể được điều trị cũng như chẩn đoán; thủ thuật có thể được lựa chọn khi chảy máu không phóng noãn nặng hoặc khi liệu pháp hormone không có hiệu quả. Các nguyên nhân do cấu trúc như polyps hoặc u xơ có thể được xác định hoặc loại bỏ trong quá trình nội soi buồng tử cung. Thủ thuật này có thể làm giảm chảy máu, nhưng ở một số phụ nữ gây vô kinh do sẹo niêm mạc tử cung (hội chứng Asherman).

Cắt bỏ niêm mạc tử cung (ví dụ, la-ze, banh lăn, công cụ lưỡng cực, nhiệt, hoặc áp lạnh) có thể giúp kiểm soát chảy máu từ 60 đến 80%. Cắt bỏ niêm mạc ít xâm lấn hơn cắt tử cung, và thời gian hồi phục ngắn hơn. Cắt bỏ niêm mạc có thể được lặp lại nếu xuất huyết nặng tái phát sau khi cắt bỏ ban đầu có hiệu quả. Nếu điều trị này không kiểm soát chảy máu hoặc nếu chảy máu tiếp tục tái phát, nguyên nhân có thể là lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc trong cơ tử cung và do đó không phải là chảy máu tử cung bất thường do rối loạn phóng noãn. Cắt bỏ niêm mạc tử cung không ngăn ngừa mang thai. Tỷ lệ mang thai có thể cao tới 5% sau khi cắt bỏ. Cắt bỏ niêm mạc gây ra sẹo có thể làm cho việc lấy mẫu niêm mạc tử cung khó khăn sau đó.

Thủ thuật cắt bỏ tử cung, đường bụng hoặc âm đạo, có thể được khuyến cáo cho những bệnh nhân giảm liệu pháp hormone hoặc những người, bất kể các phương pháp điều trị khác đều đã điều trị, có thiếu máu triệu chứng hoặc chất lượng cuộc sống kém do chảy máu liên tục, bất thường.

Các biện pháp cấp cứu hiếm khi cần, chỉ khi máu chảy rất nặng. Bệnh nhân ổn định huyết động học với truyền dịch đẳng trương, truyền các sản phẩm máu, và các biện pháp khác nếu cần. Nếu chảy máu vẫn tiếp tục, đặt ống thông bàng quang vào tử cung và bơm thêm 30 đến 60 mL nước để chèn ép chống chảy máu. Khi bệnh nhân ổn định, liệu pháp hormone được sử dụng để kiểm soát chảy máu.

Hiếm khi, ở những bệnh nhân bị chảy máu rất nặng do AUB không phóng noãn, estrogen kết hợp 25 mg truyền tĩnh mạch mỗi 4 đến 6 giờ có thể sử dụng được 4 liều. Liệu pháp này sẽ ngừng chảy máu ở khoảng 70% bệnh nhân nhưng làm tăng nguy cơ huyết khối. Ngay lập tức sau đó, bệnh nhân được cho uống thuốc ngừa thai kết hợp, có thể tiếp tục cho đến khi chảy máu đã được kiểm soát trong vài tháng.

Niêm mạc tử cung mỏng là hiện tượng mà nhiều chị em đang gặp phải. Vậy hiện tượng này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe sinh sản hay không?

1. Nội mạc tử cung bị mỏng là thế nào?

Niêm mạc tử cung là một lớp lót nằm ở phía trong của khoang tử cung. Lớp lót này được phát triển nhờ vào estrogen có trong cơ thể phụ nữ.
Hàng tháng, khi lớp lót này chịu tác động của hormone sinh dục nữ sẽ bong ra và tạo nên hiện tượng hành kinh nếu quá trình thụ tinh không diễn ra. Sau khi hiện tượng kinh nguyệt kết thúc, lớp niêm mạc tử cung lại tiếp tục được tái tạo.

Hiện tượng này còn gọi là nội mạc tử cung mỏng là cụm từ miêu tả trạng thái của lớp lót này. Tuy nhiên, chị em chỉ có thể biết được niêm mạc tử cung có mỏng hay không thông qua việc tiến hành siêu âm.

Sau đó, kết quả siêu âm sẽ được đối chiếu với từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt để xác định nội mạc tử cung mỏng ở mức độ nào.

Niêm mạc tử cung mỏng kinh nguyệt ít

Niêm mạc tử cung mỏng là hiện tượng nhiều chị em gặp phải

Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường mà chị em có thể tham khảo:

– Giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2 – 4mm.– Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6 – 10mm.– Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu niêm mạc tử cung có độ dày thấp hơn 6mm trong giai đoạn tăng sinh.

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nội mạc tử cung mỏng

Nội mạc tử cung mỏng xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:– Do chị em có nồng độ estrogen trong cơ thể thấp.

– Do lối sống ít vận động, không có sự luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Niêm mạc tử cung mỏng kinh nguyệt ít

Nội mạc tử cung mỏng chỉ được xác định chính xác thông qua kết quả siêu âm

– Do mắc các bệnh lý liên quan đến tử cung.– Do mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu.– Từng có tiền sử nạo, phá thai nhiều lần.– Lạm dụng thuốc tránh thai, nhất là các loại tránh thai khẩn cấp.

– Do lạm dụng clomid, một loại thuốc kích thích rụng trứng. Đây được cho là một antiestrogen có hoạt động đối kháng với estrogen trong cơ thể phụ nữ.

3. Niêm mạc tử cung mỏng có sao không?

Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng thụ thai ở chị em phụ nữ bởi phôi thai làm tổ và phát triển tại lòng tử cung, mà niêm mạc tử cung sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Để phôi thai có thể làm tổ và phát triển tốt thì niêm mạc tử cung cần có độ dày khoảng 8 – 12mm. Nếu nội mạc mỏng hơn sẽ khiến thụ thai khó khăn hơn bởi phôi thai không thể bám được vào lòng tử cung.

Niêm mạc tử cung mỏng kinh nguyệt ít

Niêm mạc tử cung dày hay mỏng đều có những ảnh hưởng nhất định tới khả năng thụ thai ở chị em phụ nữ

Bên cạnh đó, khi phôi thai đã làm tổ, mà nội mạc tử cung mỏng cũng sẽ không thể cung cấp được đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Từ đó, dễ dây ra hiện tượng thai lưu, nguy cơ sảy thai cao.

Đặc biệt, hiện tượng niêm mạc mỏng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.