Phần tích tính trạng của thư viện trường học

BÁO CÁO

Thực trạng và nhu cầu thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Năm học: 2018 - 2019

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tình hình trường, lớp, GVNV và HS

a] Trường hiện có 03 điểm [An Khoa, Bình Minh và Đồng Lớn II], 18 lớp/511 học sinh. Trong đó:

- Điểm An Khoa: 8 lớp/201 HS

- Điểm Bình Minh: 05 lớp/152 HS

- Điểm Đồng Lớn II: 05 lớp/158 HS

b] Về CBGVNV có 30 người. Trong đó:

- CBQL: 02 người

- Giáo viên: 24 người [Dạy lớp 18; Bộ môn: 06]

- TPT Đội: 01 người

- Nhân viên: 03 người [01 Thư viện; 01 Kế toán; 01 Bảo vệ]

2. Tình hình chung của thư viện

- Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn là một trong những mục tiêu phấn đấu của trường TH Vĩnh Mỹ B1. Trong những năm qua, thư viện nhà trường đã hoạt động và phát huy tốt tác dụng, đem lại hiệu quả thiết thực, đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đến nay, thư viện nhà trường đã đạt được 5/5 tiêu chuẩn của thư viện trường Tiểu học đạt chuẩn Tiên tiến.

- Về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Về sách có đủ 3 bộ phận SGK, SNV và STK:

+ Sách giáo khoa có tủ sách dùng chung, đảm bảo mỗi học sinh có 1 bộ, Giáo viên phải đủ sách để soạn giảng, sách nghiệp vụ giáo viên phải có đủ các văn bản, nghị quyết của đảng pháp luật của nhà nước và có đủ 3 bản lưu tại kho thư viện.

+ Về sách tham khảo có đủ tên sách và số bản sách theo danh mục của Bộ bình quân 1,5 bản /1 học sinh. Số sách tham khảo bổ sung trong 5 năm đạt hơn 60% so với sách cũ.

+ Về báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa có đủ theo yêu cầu học tập của học sinh và tham khảo của giáo viên.

II. THỰC TRẠNG

Trên cơ sở đánh giá thực trang thư viện như sau:

1. Hệ thống văn bản áp dụng trong công tác thư viện

- Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT, quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

- Công văn số 11185/GDTH ngày 17/02/2004 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

- Kế hoạch số 469/KH-PGDĐT ngày 17/7/2018 của Phòng GD&ĐT Hòa Bình về việc Thư viện đạt Tiên tiến, Xuất sắc năm học 2018-2019.

2. Vốn tài liệu thư viện

 Về sách, báo, tạp chí, bản đồ tranh ảnh giáo dục, băng đĩa.

- Sách giáo khoa: Thư viện trường có tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo cho mỗi học sinh thuộc diện chính sách xã hội có đủ 1 bộ sách để học tập. Có 831 bản.

- Sách nghiệp vụ của giáo viên:

+ Thư viên nhà trường có lưu giữ một số văn bản, nghị quyết của đảng, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành, liên bộ, liên ngành, tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học như: Nhiệm vụ năm học do bộ GD&ĐT ban hành, Luật giáo dục, Nghiệp vụ quản lý trường học, Cẩm nang pháp luật ngành GD&ĐT, Điều lệ trường Tiểu học, Điều lệ ban đại diện hội Cha mẹ học sinh, các quy chế đánh giá cán bộ, giáo viên và học sinh,…Có 473 bản

+ Sách tham khảo các môn học, sách nâng cao chuyên môn và các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tài liệu bồi dưỡng Tin học cho giáo viên, tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục về bảo vệ môi trường, …phục vụ cho việc nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên cho giáo viên có: 2 563 bản.

Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch bổ sung thêm các loại sách tham khảo phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy, học tập của nhà trường.

- Bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa & thiết bị dạy học: Có 14 bộ tranh của các khối lớp; 63 bộ băng đĩa giáo khoa.

3. Về cơ sở vật chất 

- Phòng thư viện:

+ Thư viện có một phòng sách dành cho học sinh, một phòng dành cho giáo viên, thư viện đọc sách  nằm ở vị trí rất thuận lợi cách xa các lớp học đảm bảo sự yên tĩnh cho việc nghiên cứu tài liệu.

+ Tổng diện tích thư viện là: 104 m2

+ Thư viện được bố trí khoa học, ngăn nắp, thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng, có nội quy để quản lý và sử dụng thư viện.

- Trang thiết bị chuyên dùng.

+ Tổng số có 03 kệ sách, 01 tủ phích, 01 bảng giới thiệu, 03 máy tính kết nối mạng Internet, đồ dùng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, băng đĩa; sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí, truyện thiếu nhi.

+ Thư viện có bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn, ánh sáng đảm bảo cho cán bộ thư viện làm việc.

+ Thư viện có các sổ mục lục, thư mục  giới thiệu sách với bạn đọc.

4. Cán bộ làm thư viện

Nhà trường bố trí 01 nhân viên, trình độ Trung cấp Thư viện:

- Nghiệp vụ: Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện đều được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp thuận tiện cho việc quản lý.

- Hướng dẫn sử dụng thư viện:

+ Thư viện có nội quy thư viện, bản hướng dẫn giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục sử dụng tài liệu trong thư viện.

+ Hàng năm, cán bộ thư viện đã tổ chức biên soạn được các thư mục phục vụ cho công tác dạy và học của GV và HS.

+ Có sổ theo dõi nhập và sử dụng các loại sách có trong thư viện.

5. Kinh phí đầu tư cho thư viện

- Hàng năm thư viện nhà trường lập chương trình hoạt động, xây dựng kế hoạch đầu tư, củng cố và phát triển, thực hiện tốt kế hoạch đặt mua sách với các cơ quan, đơn vị cung ứng ấn phẩm trong ngành theo đúng thời gian quy định và được lãnh đạo nhà trường xét duyệt.

- Hàng năm thư viện đều đảm bảo tỉ lệ thường xuyên sử dụng sách, báo thư viện đối với giáo viên là 100%.

- Nhà trường hàng năm bổ sung sách, báo, truyện tranh và xây dựng thư viện từ nguồn đóng góp tự nguyện của học sinh và các nhà hảo tâm, đơn vị kết nghĩa đỡ đầu.

- Quản lý thư viện theo đúng nguyên tắc quy định.

6. Về nghiệp vụ, tổ chức, hoạt động và quản lý thư viện

- Tổ chức và quản lý: Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định của thư viện, thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên định kỳ với phòng giáo dục về nhu cầu cần được bổ sung các loại sách, tạp chí… cũng như báo cáo việc huy động nguồn kinh phí trong và ngoài nhà trường để bổ sung sách cho thư viện.

- Đối với cán bộ làm công tác thư viện:

+ Nhà trường phân công giáo viên chuyên trách thư viện, có nghiệp vụ quản lý thư viện quản lý sách thư viện và thời gian trực thư viện đảm bảo.

 + Từng học kỳ và cuối mỗi năm học, giáo viên phụ trách thư viện báo cáo kịp thời cho nhà trường về tổ chức và hoạt động của thư viện để đồng chí hiệu trưởng nắm bắt kịp thời và có kế hoạch điều chỉnh bổ sung, nhân viên phụ trách thư viện chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện của trường.

- Phối hợp trong công tác thư viện nhà trường có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hội cha mẹ học sinh rất quan tâm tới công tác khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của nhà trường.

- Hoạt động của thư viện

+ Thư viện nhà trường có nội dung hoạt động phù hợp với công việc của giáo viên và phù hợp với nhu cầu sở thích của học sinh phục vụ tốt các hoạt động ngoại khoá của nhà trường, thường xuyên giới thiệu sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh…, hàng năm phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, vận động học sinh làm theo sách,… theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, của phòng Giáo dục và đào tạo.

- Thư viện thực hiện việc cho mượn sách giáo khoa theo đúng quy định và phù hợp với khả năng nhu cầu của học sinh. Thư viện nhà trường luôn tranh thủ được sự giúp đỡ về nghiệp vụ của các đơn vị bạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.

- Về quản lý thư viện:

+ Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong thư viện luôn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo mĩ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài.

+ Thư viện nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi hoạt động của thư viện như: Các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách giáo viên, học sinh, các sổ mục lục…

+ Kiểm kê, thanh lý: Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh lý các ấn phẩm đã bị rách nát, có nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng nghiệp vụ thư viện.

III. ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đạt được

- Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn là một trong những mục tiêu phấn đấu của trường TH Vĩnh Mỹ B1. Trong những năm qua, thư viện nhà trường đã hoạt động và phát huy tốt tác dụng, đem lại hiệu quả thiết thực, đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đến nay, thư viện nhà trường đã đạt được 5/5 tiêu chuẩn của thư viện trường Tiểu học đạt chuẩn Tiên tiến.

- Trường TH Vĩnh Mỹ B1 có kế hoạch đầu tư bổ sung cho các tiêu chuẩn đã đạt được nhưng ở mức độ bền vững trong những năm tiếp theo.

2. Thuận lợi và khó khăn

a] Thuận lợi

- Là đơn vị tương đối thuận lợi, đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản được chuẩn hoá, có năng lực, có kinh nghiệm, tập thể phát huy truyền thống đoàn kết, có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác và trong sinh hoạt. Học sinh ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt;

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và thường xuyên về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ;

- Cơ sở vật chất từng bước được bổ sung, có sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các đoàn thể, các ngành ở xã có sự hỗ trợ phối hợp trong mọi hoạt động;

- Có sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ nhà trường, làm chỗ dựa và niềm tin cho sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ – giáo viên.

b] Khó khăn

- Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được đầu tư, bổ sung và sửa chữa hàng năm, tuy nhiên vẫn còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay. Phòng học tuy đã có đủ nhưng diện tích một số phòng học đã xuống cấp hư hỏng nặng;

- Các điểm trường cách xa trường trung tâm nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn;

- Đời sống của nhân dân địa phương còn thiếu thốn, hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn, các em còn nhiều thiếu thốn nhất định trong học tập.

3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

 Thư viện của trưòng học do diện tích phòng học nhỏ, thư viện chỉ là tận dụng từ một phòng học. Thông thường ở trường giờ nghỉ giải lao giữa buổi  25 phút, thời gian đi lại cũng không đủ thời gian đọc, do đó nhiều em đã chọn ngồi trong lớp nói chuyện với các bạn, hay ra sân chơi hơn là lên thư viện.

Do học sinh chưa có thói quen tự đọc sách báo, đặc biệt sách báo giấy. Việc tạo thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc cho học sinh là một yếu tốt quan trọng hàng đầu trong việc định hướng các em tới thư viện. Sở dĩ có sự thờ ơ là do nhà trường và các thầy cô chưa định hướng tốt.

Vốn tài liệu trong thư viện còn sơ sài, hình thức, tài liệu còn chưa đa dạng phong phú. Chủ yếu vẫn chỉ có sách giáo khoa và sách tham khao, ít những tài liệu giải trí.

Việc đầu tư kinh phí còn khiêm tốn, số lượng máy tính kết nối internet trong thư viện không nhiều, tài liệu bổ sung không thường xuyên, liên tục... cũng làm cho chất lượng của hoạt động thư viện chưa được nâng cao.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Nguyễn Thúy Hoa

HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Hòa Bình [BC];

- Lưu VT.

Video liên quan

Chủ Đề