Pháp mỹ đánh giá điện biên phủ là pháo đài bất khả xâm phạm bởi vì

Vì sao Pháp- Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

Vì sao Pháp- Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.

C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.

D. A, B và C đúng.

Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

A.Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.

C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Vì sao Pháp - Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “ Pháo đài bất khả xâm phạm” ?

A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Đáp án chính xác

B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.

C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.

D. Điện Biên Phủ có vị trí địa lí thuận lợi.

Xem lời giải

Pháp chuẩn bị cho "Pháo đài bất khả xâm phạm" Điện Biên Phủ như thế nào?

Thứ ba, 07/05/2019 - 15:55

[Dân trí] - Tướng Navarre [Pháp] “chấp nhận” chiến đấu ở Điện Biên Phủ bằng một tập đoàn cứ điểm “mạnh chưa từng có ở Đông Dương” với lực lượng quân cơ động chiến đấu mạnh, vũ khí chiến tranh hiện đại và có sự chi viện liên tục hoàn toàn bằng không quân từ Hà Nội và Hải Phòng dưới sự viện trợ khổng lồ của Mỹ.

Ngày 20/11/1953, Thực dân Pháp cho 6 tiểu đoàn dù với khoảng 4.500 lính nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh nhằm ngăn chặn Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc giải phóng vùng đất này. Sau khi nghiên cứu kỹ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ, tướng Navarre [Pháp] “chấp nhận” chiến đấu ở Điện Biên Phủ bằng một tập đoàn cứ điểm “mạnh chưa từng có ở Đông Dương” với lực lượng quân cơ động chiến đấu mạnh, vũ khí chiến tranh hiện đại và sự chi viện hoàn toàn bằng không quân từ Hà Nội và Hải Phòng dưới sự viện trợ khổng lồ của Mỹ.

Tướng Navarre từng tự hào rằng, Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là “cỗ máy nghiền nát mọi cuộc tấn công của Việt Minh”. Nỗ lực tìm một “lối thoát danh dự” của thực dân Pháp tại Đông Dương đã không thể mang lại điều chúng muốn mà ngược lại, đó lại là vũng lầy, đặt dấu chấm hết cho tham vọng duy trì thuộc địa Đông Dương bởi chính đội quân Việt Nam - đội quân không sở hữu sức mạnh quân sự mà là một sức mạnh khác vô cùng to lớn: Lòng yêu nước.

Ngày 7/5/1954 ta đại thắng ở Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Chiến thắng này đã đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi chế độ Thực dân đô hộ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Dưới đây là những hình ảnh tư liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam [Bộ Quốc phòng] về những hoạt động của quân Pháp chuẩn bị, chi viện lực lượng, phương tiện cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ "Pháo đài bất khả xâm phạm":

Phó Tổng thống Mỹ Nixon có mặt tại Việt Nam kiểm tra khích lệ quân viễn chinh Pháp.

Tướng Gilles chỉ huy quân dù báo cáo với Navarre kế hoạch chiếm đóng Điện Biên Phủ.

Lính dù Binh đoàn không vận số 1 đang tiếp đất tại Điện Biên Phủ [20/11/1953].

Mường Thanh [ảnh trên] trước và sau khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ [20/11/1953].

Lính Lê dương khiêng ĐKZ 75mm vượt sông Nậm Rốm.

Quân Pháp vận chuyển vũ khí bằng máy bay vận tải Bristol 170 Freighter [Sân bay Mường Thanh, 27/11/1953].

Xe Jeep được chở thẳng bằng máy bay C-47 Dakota đến sân bay Mường Thanh [27/11/1953].

Binh sĩ Trung đoàn 1 thiết giáp đang lắp ráp xe tăng M-24 Chafee do máy bay vận chuyển tới [1/1954].

Vẻ lạc quan của phi công Mỹ và phi công Pháp tại Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Máy bay C-119 của Mỹ giúp Pháp tại Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tướng Cogny và Đại tá De Castries thị sát Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

De Castries dẫn René Pléven - Bộ trưởng Quốc phòng, Pierre Chevigné - Quốc vụ khanh, Bodet - Tư lệnh Không quân Bắc Kỳ, O'Daniel - Tổng Thanh tra lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương thăm Điện Biên Phủ.

Từ trái sang phải: Tướng Cogny, Đại tá De Castries, Tướng Navarre họp bàn phương án phòng thủ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Navarre gắn Huân chương cho các đơn vị lính Âu - Phi trước khi lên Điện Biên Phủ.

Quân Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ.

Quân Pháp đào hầm, hào tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Máy bay vận tải C-47 Dakota chở hàng tiếp tế cho Điện Biên Phủ.

Công binh Pháp hàn những tấm ghi sắt làm sân bay dã chiến Mường Thanh.

Quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Quân Pháp đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Nguyễn Dương

Tin sự kiện

65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ [7/5/1954 - 7/5/2019]

Những hình ảnh ấn tượng về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Thứ ba 07/05/2019 - 16:11

Không khí sục sôi chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Thứ ba 07/05/2019 - 14:57

“Nhờ anh nói với cha mẹ em ở nhà: Em đã chiến đấu và hi sinh ở Điện Biên!”

Thứ ba 07/05/2019 - 14:03

Chuyện về người lính ném bộc phá mở màn trận đánh bên “Ụ thằng người”

Thứ ba 07/05/2019 - 08:55

Quân Pháp khốn quẫn như thế nào những ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ?

Thứ ba 07/05/2019 - 08:29
ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Giữ bí mật - yếu tố quyết định thành công của Đường Hồ Chí Minh trên biển

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972": Thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam

Chiến thắng đường 9 - Nam Lào đánh dấu bước trưởng thành của quân đội ta

Xem lại những hình ảnh thời khắc trọng đại của lịch sử dân tộc

Chiến thắng Ngã Năm với chiến thuật bao vây, đánh lấn đầu tiên ở miền Tây

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao sẽ như thế nào?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Quân ủy Trung ương

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề