Phóng chiếu nghĩa là gì

3 khám phá của Sigmund Freud xứng đáng được xem như những sự thật quan trọng. Ba khám phá đó tiết lộ sự tồn tại của 3 cơ chế sau trong tâm lý của chúng ta: Chuyển dịch [transference], phóng chiếu [projection] và đồng nhất hoá [identification]. Trong tâm lý học, 3 cơ chế đó chỉ được xem như những khái niệm thuộc phân tâm học. Nhưng có hàng triệu người đang khổ sở một cách không cần thiết vì họ không biết 3 cơ chế đó. Kiến thức này cần được dạy ở trường để có lợi cho mỗi cá nhân và xã hội.

1. Hãy bắt đầu bằng việc giải thích về quá trình chuyển dịch. Hiểu được quá trình này thông qua quan điểm về sự chuyển dịch tiêu cực rất có lợi cho bạn vì nó khiến con người đau khổ. Sự chuyển dịch tiêu cực xảy ra khi một người [Jim] CẢM NHẬN hoặc TIN RẰNG người khác [Jane] đang có những cảm xúc tiêu cực đối với anh ấy [vd như chỉ trích, từ chối hoặc thất vọng], ngay cả khi cảm nhận ấy không đúng với những cảm xúc hoặc hành vi thực tế của Jane. Nói cách khác, cảm xúc và suy nghĩ của Jane về Jim khá trung tính nhưng Jim vẫn “đọc được” một ý định tiêu cực từ Jane. Jim đang chuyển dịch sang Jane một số cảm xúc chưa được xử lý [unresolved emotions] từ trong quá khứ của anh ấy [những cảm xúc của sự bị từ chối, bị chỉ trích và v.v..Vì những cảm xúc tiêu cực ấy vẫn chưa được xử lý ở Jim nên anh ấy trong vô thức rất thích tái tạo và làm sống lại chúng. Do đó, anh ấy chuyển sang người khác cái mong đợi của anh rằng họ đang có những cảm xúc tiêu cực ấy đối với anh. Jim bị thuyết phục rằng “việc đọc” về tình huống ấy của anh là đúng và mang tính khách quan, hệ quả là Jim xem những người khác là ít đáng tin và cởi mở. Anh ấy cũng chịu đau khổ một cách không cần thiết vì anh ấy đang có những cảm nhận tiêu cực mà không đúng với hoàn cảnh thực tế. Đây là quá trình nội tâm đằng sau vấn đề tâm lý của người “dễ mếch lòng, dễ chạm tự ái.”

2. Trong khi quá trình chuyển dịch nói về những gì chúng ta cảm nhận đang đến với chúng ta từ những người khác thì quá trình thứ hai, Phóng chiếu nói về những gì chúng ta cảm nhận khi chúng ta phóng chiếu những cảm xúc của riêng chúng ta sang những người khác. Một người [Larry] “nhìn thấy” một khuyết điểm [vd tính thụ động] ở một người khác [Judy] khiến anh ấy khó chịu hoặc bực bội. Nếu những cảm xúc tiêu cực của Larry về khuyết điểm do anh viện ra ở Judy đủ mạnh, thì anh ấy có thể không nhận thấy những phẩm chất tốt của cô ấy và trở nên lạnh lùng, xa cách với Judy. Trong vô thức, Larry đang chỉ trích chính bản thân anh ấy vì anh cũng có một khuyết điểm tương tự. Larry có thể cho rằng “Tôi không phải là người thụ động- mà là cô ta!” Anh ấy đang bảo vệ mình khỏi tiếng nói chỉ trích nội tâm của anh về khuyết điểm bên trong của anh. Khi anh ấy làm chệch hướng tiếng nói chỉ trích nội tâm ra bên ngoài, nhắm vào Judy, thì anh có thể cảm nhận đối với cô ấy một cường độ tiêu cực tương đương với sự xung hấn tiêu cực đang nhắm vào anh từ tiếng nói chỉ trích nội tâm của anh. Khi anh ấy hiểu được cơ chế này thì anh có thể quay vào bên trong với sức mạnh của sự bừng ngộ.

3. Quá trình cuối cùng, đồng nhất hoá, có thể được hiểu như một xu hướng hoặc thôi thúc trong vô thức là đồng nhất với những gì người khác đang cảm nhận, bất kể đó là một cảm giác tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, một người cha [Sam] đồng nhất mạnh mẽ với con trai của ông [Tom] khi cậu bé chơi kém trong một trận golf. Cả Sam và Tom đều có những vấn đề chưa được xử lý với cảm giác bị xem là một người kém cỏi và là một nỗi thất vọng. Những vấn đề chưa được xử lý đó làm hại Tom khi cậu ấy cố gắng chơi tốt, và cha cậu ấy trong vô thức không thể chống lại được việc bị cảm xúc tiêu cực này làm tổn thương khi ông xem con trai đang cố gắng chơi bóng. Nếu Sam hiểu được sự đồng nhất hoá của ông với con trai thì ông có thể kiềm chế không bị kích hoạt bởi cảm xúc thất vọng, và ông có thể giúp Tom bình tĩnh lại và tránh làm hại bản thân.

* Khi chúng ta nhận ra được 3 cơ chế đó thì chúng ta có thể kiểm soát được tính tiêu cực mà chúng sinh ra trong chúng ta. Chúng ta tránh được việc tự làm hại bản thân mà những cơ chế đó có thể gây ra. Chúng ta hiểu được rằng tính tiêu cực đến từ bên trong chúng ta và người khác không gây ra điều tiêu cực này, mà họ chỉ kích hoạt nó. Kiểm soát được sự tiêu cực bị sinh ra bởi ba cơ chế đó là một hành động đầy ý thức. Nó là phương pháp xoá bỏ điều tiêu cực.

* Một ví dụ khác trong thực tế về cơ chế chuyển dịch:

Một người đàn ông nói với bạn gái của anh ta: “Em nhìn anh như một thằng ăn xin”. Trên thực tế, anh ấy đang nhìn bản thân như một thằng ăn xin và chuyển dịch điều đó sang bạn gái.

* Một số ví dụ khác về cơ chế phóng chiếu:

1. Một người nói rằng, anh ấy ghét những kẻ kiêu ngạo. Anh ấy không nhận ra sự kiêu ngạo đang nằm trong chính anh ấy.

2. Một thân chủ nghĩ rằng “Nhà trị liệu của tôi rất chua cay” nhưng cô ấy không dám thừa nhận rằng bản thân cô ấy là người rất chua cay.

Nguồn: //www.whywesuffer.com/three-great-truths-from-psychology/

Tâm lý phòng vệ cảm xúc bằng cách phóng chiếu ý nghĩ của bản thân lên người khác: hành vi chỉ trích lỗi lầm của người khác, thậm chí còn luôn muốn “giúp” người khác chỉ ra điều gì sai và nên làm gì để khắc phục. Họ đánh giá và soi mói những điều tiêu cực của người khác một cách đầy phẫn nộ hoặc mỉa mai. Họ nhìn người đó như một tấm gương phản chiếu chính nội tâm bên trong mình, họ đang chỉ trích những thứ luôn tồn tại bên trong họ, những thứ mà họ chán ghét ở bản thân. Bên trong mỗi người đều được che chắn bởi những lớp tường thành mà họ tự dưng lên một cách vô thức hoặc có ý thức.

Nó chứa đựng những câu chuyện trong quá trình họ bắt đầu có suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống xuyên suốt quá trình trưởng thành. Trong tâm lý học, nó gọi là cơ chế phòng vệ, mà chính người có những cơ chế này cũng không hề biết rằng những điều họ làm trong cuộc sống chính là đang giúp họ đối phó với những cảm xúc tiêu cực.Và mỗi một người đều có những cơ chế phòng vệ tâm lý khác nhau [Coping mechanism]. Những ví dụ khác về sự phóng chiếu sang người khác có thể kể đến như: Một chàng trai đã có vợ nhưng bên trong cảm thấy thầm khen ngợi hoặc thậm chí là hơi “crush” đồng nghiệp ở chỗ làm, tuy nhiên, anh ta không thể tin và chấp nhận rằng mình đang có tình cảm với người khác ngoài vợ mình.

Thế nên, khi vợ anh ta nói về một đồng nghiệp nam nào đó của cô ấy, anh ta sẽ dễ dàng trở nên ghen tị và dễ dàng buộc tội người vợ rằng đang thích anh đồng nghiệp kia. Một nghiên cứu tâm lý từ Neal và Lemay từ Đại Học Maryland về vấn đề ghen tị và nghi ngờ trong tình yêu. Nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 100 nam thanh nữ tú yêu nhau và tìm ra rằng: những người trả lời câu hỏi rằng: “bản thân họ có cảm tình hoặc đánh giá cao người khác giới khác” càng nhiều sẽ tỉ lệ thuận với số điểm mà họ nghi ngờ rằng người yêu họ cũng sẽ yêu thích và có cảm tình với người khác. Nói cách khác, những người có suy nghĩ “mờ ám” sẽ thường nghĩ rằng người yêu họ cũng có ý nghĩ mờ ám như mình, còn những người không nghĩ đến ai khác thường tin rằng đối phương cũng tương tự.

Ngoài ra, trong tâm lý học còn có một điều gọi là “motivated cognition” - nhận thức có động cơ và có chọn lựa - là khi ta cố tình cho ra những kết luận về 1 vấn đề nào đó khiến ta cảm thấy tốt và thoải mái hơn [Madan, 2017]. Trong trường hợp này, khi một người thấy có lỗi vì lỡ có cảm tình với người khác, hoặc thích nhìn ngắm một đối tượng khác giới nào khác - việc nghĩ rằng người yêu/bạn đời của mình cũng sẽ làm điều tương tự giúp họ cảm thấy bớt cảm giác có lỗi hơn. Một người đàn ông cảm thấy bản thân mình “không đủ nam tính” - hay cảm thấy không tự tin về tính nam của bản thân [ ví dụ như thấy mình không có các đặc điểm mà “xã hội hay bảo” là của “đàn ông” như không cứng rắn, không mạnh mẽ, không tự tin, không sáng suốt,…] thì sẽ rất có xu hướng nói đểu và nói móc những người đàn ông khác rằng “đồ đàn bà” hay “đàn ông mà lại…”

Một người mẹ luôn khiển trách con gái mình rằng : “sao con lại hay chen vào khi mẹ nói chuyện?” Hoặc “sao con dám ngắt lời mẹ?” Lại thường có xu hướng ngắt lời hoặc chen ngang khi con gái mình đang nói chuyện. Khi sếp nghi ngờ rằng liệu bạn có nói dối về thời gian bạn làm việc ở văn phòng hay số thời gian làm việc quá thời gian hay không? Trong khi chính ông ấy là người thường rời văn phòng sớm và chậm trễ deadlines. Khi bạn không thích một ai đó, bạn nghĩ rằng họ cũng không ưa gì bạn. Những người sử dụng cơ chế phòng vệ tâm lý này đem suy nghĩ tiêu cực và vấn đề của bản thân đẩy lên người khác để chối bỏ trách nhiệm với những điều tồn tại bên trong mình.

Một khi đem những cảm giác khó chịu đó gắn lên người khác, họ như chối bỏ được một phần gánh nặng của bản thân, từ đó như được thở phào nhẹ nhỏm. Ví dụ như khi bên trong người đó rõ ràng đang cảm thấy mình nhút nhát, không dám làm một điều gì đó. Thay vì thay đổi bản thân hoặc nhận ra nét khuyết đó, họ sẽ nói những người khác rằng chính người đó mới là kẻ hèn nhát không dũng cảm. Luôn có những tảng băng chìm ẩn sau sự chỉ trích của một người, ví dụ như: một ai đó có lẽ thích điều khiển người khác phải làm theo mình để đạt được cảm giác bản thân có khả năng làm gì đó, từ đó cảm nhận được giá trị bản thân.

Họ cảm thấy thiếu an toàn; không tự tin bên trong, họ thấy sợ hãi sự ưu tú của người khác; họ muốn tìm kiếm sự chú ý từ người bị chỉ trích nhưng họ biết họ không có khả năng đó - nên họ thấy chán ghét; họ cảm thấy hành vi của người khác làm họ tổn thương hoặc đe doạ cảm giác yên bình của họ. Cơ chế phòng vệ phóng chiếu từ bản thân mình sang người khác được đề ra đầu tiên bởi nhà phân tâm học Sigmund Freud - rằng người ta nghĩ người khác có lỗi vì họ cảm thấy tội lỗi chính ở bên trong mình. Người ta đối phó với những cảm xúc không mong muốn và thái độ khó chịu, khó chấp nhận bằng cách nghĩ rằng những điều đó đến từ người khác ĐỂ BẢO VỆ CÁI TÔI [EGO] CỦA BẢN THÂN.

Ta luôn nghĩ bố mẹ sẽ giận dữ và khó chịu với mình - bởi chính ta đang giữ thái độ hằn học và không thoải mái với họ! Một nguyên nhân giải thích cho việc này chính là: những sai lầm, những hành vi sai trái của người khác khiến họ nhớ lại lỗi lầm của chính mình. Họ không thể tha thứ cho người khác những điều mà họ thậm chí không thể tha thứ cho chính mình. Nói cách khác, họ mang sự căm phẫn, chỉ trích lên người khác bởi vì nó khiến họ tạm thời quên mất sự chán ghét dành cho chính mình. Cũng giống như nhiều “tấm áo giáp” khác - cơ chế phòng vệ cũng được sử dụng như một “vũ kh.í bảo vệ” cho cảm xúc và sự bình thản trong tâm hồn của mỗi cá nhân.

Việc chối bỏ những sự thật khó chịu và không thoải mái về bản thân, người ta sẽ dễ dàng đương đầu với căng thẳng, lo âu cũng như duy trì được lòng tự trọng và bao bọc được giá trị của bản thân. Tuy nhiên, sự phóng chiếu này đôi khi lại gây ảnh hưởng lên các mối quan hệ nếu một cá nhân liên tục sử dụng việc chỉ trích, chế nhạo, ghen tị lên người khác. Hoặc như, các hành vi victim-blaming - tâm lý chỉ trích nạn nhân hay body-shaming - chê bai cơ thể người khác cũng khiến một người như đang tìm cách chối bỏ điều họ chán ghét lên những người xa lạ, như một cách không phải chịu trách nhiệm với bản thân mình.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên sử dụng cơ chế phòng vệ tâm lý này thường có liên kết với các rối loạn nhân cách như rối loạn tính cách đường ranh giới, rối loạn tính cách ái kỷ, rối loạn tính cách kịch tính hay thái nhân cách [Cramer, 1999]. Tuy nhiên, ở những mức độ tương đối đơn giản và khi người nói không mang ý đồ gì [hoặc không hề biết ý đồ của mình], đôi khi lời nhận xét của một ai đó lên người khác thực ra vì họ không biết hoặc không thể tin rằng mình cũng sở hữu đặc tính đó [ nên không thể tính là đang bảo vệ “cái tôi” nếu chính họ cũng không biết tâm lý nào thúc đẩy họ chán ghét đặc tính đó ở người khác. Hoặc trong một vài trường hợp, một số người cũng có thể soi chiếu mặt tích cực của người khác, hoặc đôi khi sự nhận xét chỉ mang tính chất trong lập].

Nguồn: Nguyễn Hoài Thương

Video liên quan

Chủ Đề