Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi Bài tập tính độ co giãn của cầu theo giá” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Kinh tế vĩ mô. 

Bài tập tính độ co giãn của cầu theo giá

Có hàm số cầu một hàng hóa A như sau:  Q = -2*P+120  (có thế viết thành P = -1/2Q+60)

Yêu cầu:

1. Hãy xác định hệ số co giãn của cầu tại 3 mức giá: P= 50, P=60 và P=70, và cho biết xu hướng thay đổi của mức độ co giãn khi giá càng cao?

2. Tại ba mức giá này, muốn tăng doanh thu, người bán nên tăng hay giảm giá?

Hướng dẫn:

Câu 1:

a) Tại mức giá P=40, ta xác định được mức sản lượng Q=40 (thế vào phương trình đường cầu). Dựa vào công thức dưới đây:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Hệ số co giãn tại mức giá P=40:  E­D=a*P/Q = -2*40/40 = -2

b) Tại mức giá P=30, ta xác định được mức sản lượng Q=60 (thế vào phương trình đường cầu)

Hệ số co giãn E­D=a*P/Q = -2*30/60 = -1

c) Tại mức giá P=20, ta xác định được mức sản lượng Q=80 (thế vào phương trình đường cầu)

Hệ số co giãn E­D=a*P/Q = -2*20/80 = -1/2

Vậy khi mức giá càng cao thì mức độ co giãn càng lớn.

Câu 2:

a) Tại mức giá P=40, ta xác định được E­D=a*P/Q = -2*40/40 = -2 như kết quả câu trên. Vì │ED│>1 nên cầu co giãn nhiều tại mức giá này. Trong trường hợp này, người bán cần giảm giá để tăng doanh thu (theo lý thuyết).

Kiểm chứng: Khi P=40, Q=40 => TR = 1600. Nếu giảm giá P từ 40 xuống còn 30, khi đó lượng tăng lên đến 60 (Q=60) => TR = 1800 (30*60)

b) Tại mức giá P=30, ta xác định được E­D=a*P/Q = -2*30/60 = -1 như kết quả câu trên. Vì │ED│=1 nên cầu co giãn đơn vị tại mức giá này. Trong trường hợp này, người bán cần giữ giá để giữ doanh thu ở mức cao nhất (theo lý thuyết).

c) Tại mức giá P=20, ta xác định được E­D=a*P/Q = -2*20/80 = -1/2 như kết quả câu trên. Vì │ED│<1 nên cầu co giãn ít tại mức giá này. Trong trường hợp này, người bán cần tăng giá để tăng doanh thu (theo lý thuyết).

Kiểm chứng: Khi P=20, Q=80 => TR = 1600. Nếu tăng giá P từ 20 lên 25, khi đó lượng cầu giảm còn 70 (Q=70) => TR = 1750 (25*70)

Mở rộng kiến thức về độ co giản cầu theo giá 

1. Độ co giản của cầu theo giá là gì?

Độ co giãn của cầu theo giá trong tiếng Anh là Price Elasticity of Demand. Độ co giãn của cầu theo giá là sự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi của giá.

2. Công thức độ co giản của cầu

Để xác định mức độ co giãn của cầu người ta sử dụng hệ số co giãn. Hệ số co giãn phản ánh mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi của giá.

Các nhà kinh tế tính hệ số co giãn của cầu bằng cách lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá.

Giả sử 10% thay đổi của giá làm cho lượng bia mà bạn mua giảm 20%, ta có:

Hệ số co giãn của cầu = -20%/10% = -2

Độ lớn hệ số co giãn của cầu bằng 2 cho chúng ta biết rằng sự thay đổi của lượng cầu lớn gấp hai lần sự thay đổi của giá cả.

Chú ý:

+ Do lượng cầu về một hàng hóa có quan hệ tỉ lệ nghịch với giá của nó, nên phần trăm thay đổi của lượng cầu luôn trái dấu với phần trăm thay đổi của giá. Vì vậy khi tính hệ số co giãn của cầu kết quả luôn là số âm.

+ Hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn, mức độ phản ứng của lượng cầu với giá càng mạnh.

3. Đặc trưng độ co giản của cầu

- Cầu về một hàng hóa được coi là co giãn với giá cả nếu lượng cầu thay đổi mạnh khi giá thay đổi.

- Cầu được coi là không co giãn nếu lượng cầu chỉ thay đổi ít hoặc không thay đổi khi giá thay đổi.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Bạn là người thích nghiên cứu kinh tế thị trường thì không thể nào bỏ qua khái niệm độ co giãn của cầu theo giá. Nếu như bạn vẫn còn đang mông lung về khái niệm này và chưa biết cách tính như thế nào thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để cùng Banktop tìm hiểu.

Mục lục

  • 1 Độ co giãn của cầu theo giá (EDP) là gì?
  • 2 Ví dụ về hệ số co giãn của cầu theo giá
  • 3 Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá
  • 4 Phương thức tính độ co giãn của cầu theo giá
    • 4.1 Co giãn khoảng
    • 4.2 Co giãn điểm
  • 5 Phân loại hệ số co giãn của cầu theo giá (EDP)
    • 5.1 Cầu ít co giãn
    • 5.2 Cầu co giãn tương đối theo giá
    • 5.3 Cầu hoàn toàn không co giãn
    • 5.4 Cầu co giãn đơn vị
    • 5.5 Cầu co giãn hoàn toàn
  • 6 Yếu tố tạo nên độ co giãn của cầu theo giá
    • 6.1 Hàng hóa thay thế
    • 6.2 Sự thay đổi về giá trong khoảng thời gian ngắn hay dài
    • 6.3 Tính chất hàng hóa: Hàng xa xỉ hay thiết yếu
    • 6.4 Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa
  • 7 Độ co giãn của cầu theo giá cho biết điều gì?
  • 8 Độ co giãn của cầu theo giá chéo là gì?
    • 8.1 Định nghĩa
    • 8.2 Cách tính
    • 8.3 Phương pháp tính
  • 9 Độ co giãn của cầu theo thu nhập là gì?
    • 9.1 Định nghĩa
    • 9.2 Cách tính
    • 9.3 Phương pháp tính
  • 10 Kết luận

Độ co giãn của cầu theo giá có tên tiếng Anh là Price Elasticity of Demand (EDP) dùng để chỉ sự biến động của lượng cầu khi có sự thay đổi của giá cả. Trường hợp cầu của một sản phẩm co giãn với giá cả xảy ra nếu như cầu thay đổi mạnh khi giá cả thay đổi. Cầu sẽ không co giãn với giá nếu như lượng cầu thay đổi ít hoặc không có sự thay đổi khi giá cả thay đổi.

Xem thêm: Thặng dư là gì?

Ví dụ về hệ số co giãn của cầu theo giá

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá
Ví dụ về hệ số co giãn của cầu theo giá

Ví dụ 1: Mặc dù hiện nay giá của xăng tăng cao lên đến 32.000VNĐ/lít. Thế nhưng do xăng là mặt hàng thiết yếu nên giá xăng tăng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến hành vi mua hàng của khách hàng, mọi người vẫn phải đổ xăng để phục vụ cho việc đi lại. Như vậy độ co giãn của cầu theo giá trong trường hợp này là thấp.

Ví dụ 2: Dầu ăn A tăng giá cao hơn thì người dùng sẽ có xu hướng lựa chọn những thương hiệu dầu ăn khác có mức giá hợp lý hơn. Điều này sẽ làm cho lượng cầu của dầu ăn A bị giảm đi đáng kể khi mức giá tăng. Như vậy độ co giãn của cầu theo giá trong trường hợp này là cao.

Tìm hiểu cách tính thời gian hoàn vốn nhanh nhất

Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá

Người ta sử dụng hệ số co giãn để phản ánh được mức độ biến động của cầu theo giá. Công thức tính như sau:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Lưu ý: Lượng cầu của một hàng hóa luôn tỷ lệ nghịch với giá cả. Như vậy theo công thức trên thì phần trăm thay đổi của lượng cầu luôn trái dấu với phần trăm thay đổi của giá. Dẫn đến hệ số co giãn của cầu theo giá luôn là một số âm. Hệ số co giãn càng lớn thì mức độ biến động của cầu theo giá càng cao.

Ví dụ: 5% thay đổi của giá làm cho lượng dầu ăn bán ra giảm 10%. Vậy ta có: Hệ số co giãn của cầu theo giá = -10%/5% = -2. Hệ số này cho thấy sự thay đổi của lượng cầu lớn gấp 2 lần sự thay đổi của giá.

Phương thức tính độ co giãn của cầu theo giá

Có 2 phương thức để tính độ co giãn của cầu theo giá. Cụ thể như sau:

Co giãn khoảng

Co giãn khoảng là sự co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cầu. Để tính được hệ số co giãn khoảng giữa 2 điểm trên đường cầu thì ta áp dụng phương pháp trung điểm. Giả sử hệ số co giãn của 2 điểm (P1,Q1) và (P2,Q2) sẽ được áp dụng theo công thức sau:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Hay có thể viết lại như sau:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Trong đó:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Co giãn điểm

Co giãn điểm là sự co giãn tại một điểm cụ thể ở trên đường cầu. Công thức áp dụng như sau:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Phân loại hệ số co giãn của cầu theo giá (EDP)

Hệ số co giãn của cầu theo giá (EDP) được phân ra thành 5 loại:

Cầu ít co giãn

  • Độ co giãn của cầu theo giá nhỏ hơn 1 có nghĩa là khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu sẽ thay đổi nhỏ hơn 1%.
  • Thường là những mặt hàng thiết yếu, ít có khả năng thay thế bằng những mặt hàng khác. Ví dụ: xăng dầu, điện nước….
  • Đường cầu dốc.

Cầu co giãn tương đối theo giá

  • Độ co giãn của cầu theo giá lớn hơn 1 có nghĩa là khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu sẽ thay đổi lớn hơn 1%.
  • Thường là những mặt hàng có nhiều sự lựa chọn để thay thế bằng những mặt hàng khác như: các loại thực phẩm, mạng internet, di động….
  • Đường cầu thoải.

Cầu hoàn toàn không co giãn

  • Trường hợp này xảy ra có nghĩa là không có bất kỳ sự thay đổi nào của người dùng khi giá của hàng hóa tăng hoặc giảm.
  • Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0 khi đường cầu song song với trục tung.
  • Thường là những mặt hàng cần thiết và không thể thay thế, ví dụ như: thuốc đặc trị.

Cầu co giãn đơn vị

  • Độ co giãn của cầu theo giá bằng 1 có nghĩa là  khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu cũng thay đổi 1%.
  • Thực tế trường hợp này rất ít khi xảy ra trong thực tế.

Cầu co giãn hoàn toàn

  • Giá không có sự thay đổi khi lượng cầu thay đổi, giá thay đổi rất nhỏ thì lượng cầu sẽ giảm tới 0.
  • Thường là những mặt hàng có độ cạnh tranh cao, thường là những mặt hàng có nhiều lựa chọn thay thế như: đồ dùng học sinh, quần áo….
  • Đường cầu là đường thẳng song song với trục hoành.

Yếu tố tạo nên độ co giãn của cầu theo giá

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá
Yếu tố tạo nên độ co giãn của cầu theo giá

Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Hàng hóa thay thế

Nếu như một mặt hàng có nhiều sự lựa chọn khác, tức là có nhiều hàng hóa thay thế thì độ co giãn của cầu theo giá sẽ cao và ngược lại. Nếu hàng hóa đó không có sự thay thế hoặc rất ít hàng hóa thay thế thì cầu của hàng hóa ít co giãn theo giá.

Ví dụ 1: Giá thịt lợn tăng cao, khi đó thay vì mua thịt lợn thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn thịt gà hay thịt vịt. Dẫn tới độ co giãn của cầu theo giá thịt lợn sẽ cao.

Ví dụ 2: Bạn bị cảm cúm, mặc dù giá thuốc đang tăng cao nhưng vẫn bắt buộc phải mua loại thuốc đó và không có sự lựa chọn nào khác. Như vậy độ co giãn của cầu theo giá thuốc thấp.

Sự thay đổi về giá trong khoảng thời gian ngắn hay dài

Độ co giãn của cầu trong thời gian ngắn thường nhỏ hơn độ co giãn của cầu trong thời gian dài.

Ví dụ: Giá gas tăng đột biến nhưng người tiêu dùng không thể thay thế việc sử dụng bếp gas ngay lập tức. Bởi vậy trong thời gian ngắn thì độ co giãn của cầu là nhỏ. Tuy nhiên nếu như mức giá gas vẫn tiếp tục tăng thì người dùng sẽ có xu hướng chuyển sang dùng bếp từ. Dẫn đến độ co giãn của cầu tăng.

Tính chất hàng hóa: Hàng xa xỉ hay thiết yếu

Các mặt hàng thiết yếu thường có độ co giãn thấp hơn hàng hóa xa xỉ.

Ví dụ: Khi giá bất động sản giảm thì nhu cầu mua nhà đất sẽ tăng cao. Nhưng khi giá xăng tăng thì hầu như nhu cầu về xăng không có sự thay đổi.

Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa

Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa càng lớn thì độ co giãn của cầu theo giá cũng sẽ càng lớn.

Ví dụ: Bát phở hàng ngày bạn ăn sáng là 25.000VNĐ, khi tăng giá lên 30.000VNĐ thì bạn vẫn tiếp tục ăn. Tuy nhiên khi giá xe máy Vision tăng 20% thì cho dù bạn có đủ tiền mua xe nhưng chắc chắn bạn sẽ không mua tại thời điểm này.

Độ co giãn của cầu theo giá cho biết điều gì?

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá
Độ co giãn của cầu theo giá cho biết điều gì?

Dựa vào độ co giãn của cầu theo giá sẽ biết được sự biến động của nhu cầu cho một mặt hàng khi có sự tăng hoặc giảm của giá. Để từ đó người bán có thể đưa ra được quyết định nên tăng hay giảm giá để tăng cầu và tăng doanh thu.

Độ co giãn của cầu theo giá là một chỉ số rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nắm được nhu cầu của thị trường. Đồng thời dựa vào chỉ số này có thể ước tính được sự thay đổi của giá, để từ đó loại bỏ được sự thiếu hụt hoặc dư thừa của các mặt hàng ra ngoài thị trường.

Độ co giãn của cầu theo giá chéo là gì?

Định nghĩa

Độ co giãn của cầu theo giá chéo là sự thay đổi cầu của một mặt hàng trước sự thay đổi của giá của một mặt hàng khác, trong khi những nhân tố khác không thay đổi. Việc xác định được độ co giãn của cầu theo giá chéo sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được sản phẩm mà mình đang cung cấp và những sản phẩm bổ sung, thay thế, độc lập có liên quan.

Đây cũng là chỉ số quan trọng để doanh nghiệp tính toán được sự thay đổi lượng cầu của một hàng hóa khi giá của một hàng hóa khác thay đổi. Từ đó xác định được mức độ cạnh tranh của những hàng hóa khác có liên quan và đưa ra chính sách kinh doanh phù hợp.

Cách tính

Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá chéo:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Phương pháp tính

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Độ co giãn của cầu theo thu nhập là gì?

Định nghĩa

Độ co giãn của cầu theo thu nhập phản ánh sự thay đổi của lượng cầu trước sự biến động của thu nhập trong khi những nhân tố khác không có sự thay đổi. Việc tính được độ co giãn của cầu theo thu nhập sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán được nhu cầu của người dùng sẽ thay đổi như thế nào khi mức thu nhập của họ thay đổi.

Nhờ đó mà có thể xác định được loại hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh là hàng hóa thiết yếu hay thông thường để đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp.

Cách tính

Công thức tính độ co giãn của cầu theo thu nhập:

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Phương pháp tính

Phương pháp tính co giãn của cầu trên một khoảng giá

Kết luận

Như vậy trên đây Banktop đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin quan trọng liên quan đến độ co giãn của cầu theo giá. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để vận dụng vào cuộc sống, những bài toán kinh doanh hiệu quả hơn, để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bài viết được biên tập bởi: Banktop.vn