Qua hội thi Đồng Vân con người Việt Nam hiện lên như thế nào

Phần đọc kết nối chủ điểm của bài “Lắng nghe lịch sử nước mình” giới thiệu với các em một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa dân gian Việt Nam mình. Tác giả Minh Nhương qua đây làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người cũng như văn hóa Việt Nam, gợi ra một chân trời sáng tạo mới ở thế hệ trẻ chúng ta. Cùng tìm hiểu một số nội dung liên qua đến văn bản này nhé!

Gợi ý: Học sinh tìm các thông tin trong văn bản về mục đích, nguồn gốc của sự kiện

– Mục đích:

 + Hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

+ Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

=> Giữ gìn và phát huy những những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại

– Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Gợi ý: Học sinh đọc kĩ phần tường thuật diễn biến cuộc thi, tìm các chi tiết phù hợp với mỗi công đoạn

  Các công đoạn, hạng mục Quy định [luật lệ của cuộc thi]
1 Lấy lửa, chuyển lửa, nhóm lửa Leo lên thân cây chuối, vót tre thành chiếc đũa bông để châm lửa
2 Chế biến gạo Xay giã dần sàng từ lúa thành gạo trắng
3 Đun nấu làm chín cơm Nồi cơm được treo ở trên cành cong hình cánh cung, uốn về trước mặt, uốn lượn trên sân đình
4 Thời gian Trong khoảng một giờ rưỡi
5 Chất lượng Gạo trắng, cơm dẻo, không cháy
Nhận xét về vẻ đẹp con người VN:

– Khéo léo, sáng tạo, tháo vát, ứng biến nhanh, phối hợp nhóm nhịp nhàng và có ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết

– Hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Đó là sự khéo léo và nhanh nhẹn, sáng tạo…

=> Hội thi như một cách thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khỏe nhằm nâng cao ý nghĩa cuộc sống.

=> Thể hiện sự đoàn kết, ý thức cộng đồng.

– Hội thi giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Qua đó tôn vinh những nét đẹp của văn hóa dân tộc, của nghề trồng lúa nước. Bồi dưỡng tình cảm, ý thức về quê hương, dân tộc, mở mang hiểu biết nhiều mặt cho bản thân về truyền thống văn hóa dân tộc, về vẻ đẹp của con người Việt Nam.

HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN

     Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

     Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

      Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

       Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Theo MINH NHƯƠNG

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân trang 83 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.

Bài đọc

HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN

     Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

     Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

      Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

       Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Theo MINH NHƯƠNG

- Làng Đồng Vân: Một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội

- Sông Đáy: một nhánh của sông Hồng, chảy qua Hà Nội, Hà Nam và Ninh Bình

- Đình: Ngôi nhà to rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng

- Trình: đưa ra để người trên xem xét và giải quyết

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 2

Câu 2 [trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi, em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Chú ý các chi tiết về luật lệ thi và rút ra nhận xét của em.

Lời giải chi tiết:

- Luật lệ của hội thổi cơm thi:

+ Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống.

+ Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa.

+ Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc.

+ Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tây cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

- Với người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc:

+ Người ngồi vót những thanh tre già thành hững chiếc đũa bông

+ Người giã thóc

+ Người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

=> Nhận xét: hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm và cũng là một phần tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia trong quá trình đánh giặc. Qua đó, hội thi cũng thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

Chia sẻ

Bình luận

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề