Quê hương nhà văn lý văn sâm ở đâu năm 2024

Viết để bày tỏ, để trải lòng và cho gió cuốn đi... là phong cách rất lạ của nhà văn Lý Văn Sâm. Cả một đời làm chính trị và làm văn, nhà văn cứ mải miết đi, mải miết cống hiến, viết được bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nhà văn cũng hiếm khi... nhớ được.

Quê hương nhà văn lý văn sâm ở đâu năm 2024
Văn học viết Đồng Nai cũng như cả vùng Nam bộ nói chung, chỉ thực sự xuất hiện khi vùng này có những trí thức Nho học thế kỷ XVII, khi đất Đồng Nai - Gia Định có tên trên bản đồ Đại Việt. Những năm 70 - 80 của thế kỷ XVIII, đội ngũ nho sĩ, cùng các tác giả văn học ra đời như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh. Tác giả văn học, nhà văn hóa lớn nhất của Biên Hòa - Đồng Nai và cả xứ Nam bộ chính là Trịnh Hoài Đức. Khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858, văn học viết ở Đồng Nai phát triển giàu tính chiến đấu và tính nhân văn sâu sắc với các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa ...

Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930, những người cầm bút (dĩ nhiên không phải là tất cả) cũng đã tìm cho mình ánh sáng ở mỗi trang viết đấu tranh cho độc lập tự do của đất nước. Đó là những cây bút: Huỳnh Văn Nghệ, Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn.

Lý Văn Sâm là nhà văn xuất sắc nhất của văn học miền Nam thời kỳ 1945 - 1954. Hoàng Văn Bổn là nhà văn có những tác phẩm phản ánh sâu rộng và toàn diện về con người và cuộc sống kháng chiến ở Đồng Nai.

20 năm sau ngày miền Nam giải phóng, Đồng Nai đã hình thành một đội ngũ gồm nhiều thế hệ sáng tác, từ nhà văn tên tuổi như Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn đến các cây bút trẻ, nhiều cây bút đã trưởng thành nhanh chóng và được đứng trong hàng ngũ của Hội nhà văn Việt Nam như: Khôi Vũ, Nguyễn Đức Thọ, Cao Xuân Sơn, Trương Nam Hương, ...

Mặc dù quê nội nhà văn Lý Văn Sâm ở làng Bình Long, nhưng tuổi thơ lại gắn bó với quê ngoại, ấp Ông Lình, xã Tân Nhuận, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà. Năm 10 tuổi, nhà v về thị xã Biên Hòa, học trường tiểu học tỉnh lỵ. Sau đó, học nhiều trường ở Sài Gòn và Huế như: Pétrus Ký, Lê Bá Cang, Phú Xuân, Lycéeum Paul Doumer…

Trước năm 1945, nhà văn Lý Văn Sâm đã nghỉ học, đi nhiều nơi, từ Biên Hoà đến miệt Đồng Nai Thượng, từ Biên Hòa đến Huế, rồi Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ… nhà văn cũng đã làm nhiều nghề và sớm làm văn, viết báo.

Quê hương nhà văn lý văn sâm ở đâu năm 2024
Nghiệp văn của Lý Văn Sâm bắt đầu từ những năm 40, khi ông đăng các truyện ngắn trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy ở Hà Nội. Đó là những sáng tác đầu tay của Lý Văn Sâm và cũng là những truyện đường rừng đầu tiên của một nhà văn miền Nam.

Khát vọng tự do, công bằng trong một xã hội nô lệ đã đưa Lý Văn Sâm đến với Cách mạng một cách tự nhiên. Trong những ngày tháng Tám sục sôi năm 1945, nhà văn ở trong số những người dân vùng lên cướp chính quyền rồi trở thành anh cán bộ tuyên truyền của tỉnh Biên Hòa. Từ năm 1947, Lý Văn Sâm hoạt động trong phong trào văn nghệ, báo chí cách mạng tại Sài Gòn, rồi làm cán bộ của Công an Sài Gòn.

Sau năm 1954, nhà văn Lý Văn Sâm đã ở lại hoạt động công khai tại Sài Gòn. Đến tháng 11/1955, Lý Văn Sâm bị chế độ Mỹ - Diệm bắt giam vào bốt Catinat và nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa) vì lý do viết truyện đả kích trực tiếp chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 2/12/1956, cùng với 500 chiến sĩ cộng sản và yêu nước, Lý Văn Sâm vượt ngục Tân Hiệp, trở về với kháng chiến. Ông trở thành Chánh văn phòng Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một (1956 – 1958), Trưởng đoàn Văn công miền Nam, Chủ biên báo Chiến Thắng… khi Hội văn nghệ giải phóng miền Nam được thành lập, Lý Văn Sâm là Tổng thư ký đầu tiên của Hội, Thư ký tòa soạn báo Văn nghệ Giải phóng. Trước năm 1975, Lý Văn Sâm còn là Ủy viên Đảng đoàn Bộ VHTT Chính phủ CMLTMN, Vụ trưởng vụ Nghệ thuật…

Sau năm 1975, ông là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội liên hiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa VI, Chủ tịch Hội văn nghệ Đồng Nai…

Nhắc đến Lý Văn Sâm phải nói đến một nhà văn. Trong bộ biên tập Tiểu thuyết thứ Bảy quy tụ nhiều anh tài, Lý Văn Sâm là nhà văn duy nhất của miền Nam. Còn chính giới phê bình văn học ở đô thị miền Nam đã đánh giá Lý Văn Sâm là nhà văn xuất sắc nhất của dòng văn chương tranh đấu thời kỳ 1945 – 1954. Nhiều tác phẩm của Lý Văn Sâm đã được xuất bản từ sau năm 1945 như: Mười lăm năm hận sử, Kòn Trô, Cỏ mọn hoa hèn, Rồng bay trên núi Gia Nhang, Sau dãy Trường Sơn, Sương gió biên thùy, Nắng bên kia làng, Người đi không về, Bến xuân, Nàng Tchô-phay của tôi, Những bức chân dung, Tuyển tập Lý Văn Sâm, Gió bãi trăng ngàn, Toàn tập Lý Văn Sâm…

Hành trình trên cõi văn chương của Lý Văn Sâm là nghệ sĩ thứ thiệt, nào có ai so đo, ra công cố sức để người sau tạc tượng đồng bia đá cho mình đâu. Có lẽ vì thế, không hề lập dị, nhưng Lý Văn Sâm như luôn luôn lẩn khuất cả chính mình. Trong tâm hồn nhà thơ, nhà văn, bao ký ức một thời vang bóng. Song, lại chẳng bao giờ kể lể. Cuộc đời văn chương Lý Văn Sâm nằm trọn vẹn trên những nẻo đường dân tộc. Nhà văn gắn bó với quê hương, nơi ông thường gọi bằng cái tên giản dị: "quê nhau rún". Với thiên chức người cầm bút. Lý Văn Sâm đã khắc ghi chân thật bộ mặt quê hương, đất nước. Người trí thức chân chính bao giờ cũng biết ơn nơi mình sinh ra... Còn người đời và quê hương của ông? Hãy tự hào về người con ruột rà và tài hoa của mình.

Viết để bày tỏ, để trải lòng và cho gió cuốn đi... là phong cách rất lạ của nhà văn Lý Văn Sâm. Cả một đời làm chính trị và làm văn, nhà văn cứ mải miết đi, mải miết cống hiến, viết được bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nhà văn cũng hiếm khi... nhớ được.

Bên cạnh gia tài văn chương quý giá để lại cho lớp hậu sinh nhà văn còn có quá trình cống hiến cách mạng lâu dài và son sắt. Có thể nói những tác phẩm của nhà văn Lý Văn Sâm đã song hành suốt chiều dài kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

Trong kháng chiến cũng như sau ngày hoà bình lập lại Lý Văn Sâm đã giữ nhiều chức không nhỏ, nhưng lại sống rất bình dị và nhẹ tênh với bao cám dỗ danh vọng, tiền tài. Nhà văn viết nhiều lắm, lao động nghệ thuật cật lực, mê say nhưng chính tác giả hưởng không nhiều với thành quả cống hiến và lao động của chính mình. viết rồi để quên, cố tình quên. Với ông, dường như viết xong thì tác phẩm đó là tác phẩm của đời.

Theo hồi ký của Lý Văn Sâm, người bạn văn, cũng là người bạn tù thân thiết nhất của ông, thì trước giờ hành động, Dương Tử Giang còn tâm sự với Lý Văn Sâm: "Trong hai thằng chúng mình, trong trận này, nếu một đứa hy sinh, thì đứa còn lại phải sống bằng tiềm lực của hai đứa cộng lại”. Có lẽ vì trăn trở này mà nhà văn đã sống và viết cho những chân lý của đời, của anh lính người đã khuất một cách vẹn toàn nhất.

Nhà văn đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc Lập hạng nhì và nhiều huân chương cao quý khác. 19 giờ 5 phút ngày 14/09/2000, nhà văn Lý Văn Sâm, người con ruột rà xứ Đồng Nai, đã vĩnh viễn ra đi. Nhưng với một người như Lý Văn Sâm, “thác là thể phách, còn là tinh anh!”.

Nhà văn Lý Văn Sâm còn có tên gọi khác là gì?

Nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Lý Văn Sâm còn có tên gọi khác là Đào Lê Nhân, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1921 tại xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai).

Lý Văn Sâm sinh ngày bao nhiêu?

Nhà văn Lý Văn Sâm sinh ngày 17 tháng 02 năm 1921, tại làng Tân Nhuận, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Lý Văn Sâm được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?

Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2006. Nói đến Lý Văn Sâm, nhiều người nghĩ ngay đến một con người khí phách, nghĩa hiệp, một cây bút tài năng tiên phong về chuyện đường rừng.

Lý Văn Sâm quê ở đâu?

Lý Văn Sâm (1922 (?) – 2000) Quê Bình Long, Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Con người xã hội của ông có tầm vóc rộng lớn. Ông là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà hoạt động văn hoá sôi nổi, người giữ nhiều trọng trách văn nghệ trong nhiều giai đoạn Cách Mạng ở miền Nam (*).