Rối loạn nhịp tim nguyên nhân

hệ thống DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

  • Đăng nhập
  • Đăng ký

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Diễn đàn
Diễn đàn

Chuyển tới trang đầy đủ

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân

NGUYỄN VĂN HOÀI

Rối loạn nhịp tim là dấu hiệu mô tả nhịp tim không đều, có thể là đập quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc với nhịp điệu bất thường. Nhiều người bị rối loạn nhịp tim nhưng vô hại, tuy nhiên, nếu nhịp tim bất thường do tim yếu, bị tổn thương, rối loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, khả năng gây tử vong cao.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn nhịp tim là gì, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị có thể áp dụng cho từng loại khác nhau.

Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim không đều, xảy ra khi các tín hiệu xung điện điều phối nhịp đập của tim không hoạt động bình thường. Tín hiệu bị lỗi khiến tim đập quá nhanh (gọi là nhịp tim nhanh), quá chậm (gọi là nhịp tim chậm) hoặc không nhận thấy nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Rối loạn nhịp tim là sao để nhận biết và chữa trị hiệu quả?

Nhịp tim được hình thành như thế nào?

Cơ tim bao gồm nhiều tế bào nhận tín hiệu từ hệ thống xung điện để kiểm soát thời gian rung nhịp tim. Tim được tạo nên bởi bốn ngăn - hai ngăn trên (tâm nhĩ) và hai ngăn dưới (tâm thất). Nhịp tim bình thường sẽ được điều khiển bởi một máy tạo nhịp tim tự nhiên (nút xoang) ở buồng trên bên phải (tâm nhĩ). Nút xoang gửi tín hiệu điện để bắt đầu tạo ra từng nhát đập của tim. Các tín hiệu điện này di chuyển qua tâm nhĩ, lúc này cơ tim bắt đầu co bóp và bơm máu vào tâm thất.
Tiếp theo, các tín hiệu đến một cụm tế bào được gọi là nút nhĩ thất, tín hiệu điện hoạt động chậm lại cho phép tâm thất đổ đầy máu. Khi các tín hiệu xung điện chạy đến tâm thất, các khoang này sẽ co lại và bơm máu đến phổi hoặc đến phần còn lại của cơ thể. Ở một trái tim khỏe mạnh, tín hiệu truyền qua tim rất nhanh, cho phép các khoang co bóp nhịp nhàng, có trật tự, nhiều nhát đập của tim sẽ tạo ra nhịp tim.
Khi nghỉ ngơi, một trái tim bình thường đập khoảng 50 - 100 lần một phút. Còn lúc tập thể dục, thay đổi cảm xúc, bị sốt và khi sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh thì có thể khiến tim đập nhanh hơn, đôi khi hơn 100 nhịp mỗi phút.

Tần số tim là gì?

Nhịp tim hay nhịp đập của tim là số lần tim của bạn đập trong mỗi phút. Nhịp tim bình thường ở mỗi người là khác nhau. Tần số nhịp tim khi nghỉ ngơi ở người lớn thông thường dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Tần số tim chậm hơn (nhịp chậm xoang) thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt vận động viên thể thao và người trong khi ngủ. Đôi khi nhịp tim sẽ tăng lên để đáp ứng với nhiều thay đổi như tập thể dục, nhiệt độ cơ thể, thay đổi cảm xúc, sử dụng thuốc hoặc vị trí của cơ thể.
Bạn có thể biết tần số nhịp tim của bằng cách dưới đây:
Cách 1: Đo nhịp tim thủ công



  • Trước tiên cần có đồng hồ

  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay này lên mặt cổ tay trong của cánh tay kia, ngay dưới gốc ngón cái.

  • Cảm nhận từng nhịp đập vào các ngón tay

  • Đếm số lần ngón tay của bạn chạm được nhịp đập trong 1 phút.

Cách 2: Dùng ống nghe để đếm nhịp tim đập.
Cách 3: Sử dụng máy đo nhịp tim, app trên điện thoại hoặc máy đo huyết áp

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Có thể tự đếm số mạch đập để kiểm tra nhịp tim

Nguyên nhân rối loạn nhịp tim

Bạn có thể bị rối loạn nhịp tim ngay cả khi trái tim của bạn khỏe mạnh, nhưng nếu kết thúc sớm thì có lẽ đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, loạn nhịp tim xuất hiện dày đặc hơn thì có thể xuất phát từ những điều dưới đây:



  • Bệnh tim: Hẹp hoặc hở van tim, viêm cơ tim, suy tim sung huyết, loét sùi van tim, phì đại tâm thất, tim bẩm sinh…

  • Thiếu máu: Lượng máu cung cấp không đủ khiến những tế bào hồng cầu có chức năng cung cấp oxy cho các cơ quan sẽ bị thiếu hụt, trong đó có cơ tim và gây ra rối loạn nhịp tim.

  • Sự cân bằng sai các chất điện giải (chẳng hạn như natri hoặc kali) trong máu

  • Tổn thương tim hoặc những thay đổi như giảm lưu lượng máu hoặc mô tim cứng

  • Quá trình chữa bệnh sau phẫu thuật tim hoặc bị nhiễm virus corona.

  • Nhiễm trùng hoặc sốt do cơ thể bị mất nước quá nhiều.

  • Động mạch ở tim bị tắc nghẽn do cục máu đông cản trở (bệnh động mạch vành).

  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: bệnh lý này có thể khiến cho các cơ quan đều bị ảnh hưởng, trong đó có rối loạn nhịp tim. Chức năng tuyến giáp rối loạn kéo theo hàm lượng hormone được sản sinh ra sẽ thấp hoặc cao hơn bình thường. Hormone thấp hơn mức cơ thể cần sẽ làm giảm nhịp tim và tốc độ tuần hoàn máu. Ngược lại, nếu nồng độ hormone cao lại khiến cho nhịp tim đập nhanh hơn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thậm chí là gây tử vong.

  • Các vấn đề với tín hiệu xung điện trong tim của bạn.

  • Cảm xúc thay đổi đột ngột: stress, căng thẳng hoặc ngạc nhiên.

  • Sử dụng các chất kích thích quá đà như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá,... là nhóm chất khiến loạn nhịp tim khá phổ biến.

  • Ngoài ra, rối loạn nhịp tim còn xảy ra do bệnh nhân đang điều trị bệnh và phải dùng thuốc như bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc bệnh hen suyễn…


Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Bệnh rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim và gây ra các triệu chứng như:



  • Hồi hộp, đánh trống ngực: Đây là biểu hiện phổ biến nhất ở người bị rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân có thể có cảm giác hụt hẫng, đôi khi lại xuất hiện cảm giác tim bị ngừng đập lại trong một vài giây và theo sau đó thường sẽ là một nhịp đập mạnh như bị đấm vào ngực. Đi kèm là triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, bệnh nhân có thể có bị ngất xỉu hay choáng váng, xây xẩm.

  • Cảm giác thấy nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường.

  • Thường cảm giác mệt mỏi, khó thở: Tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài sẽ khiến cho hiệu suất bơm và hút máu của tim suy giảm, khiến bạn có các biểu hiện khó thở và mệt mỏi.

  • Đau thắt ngực: Là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, thường xuất hiện trên người mắc bệnh nền như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim...

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Cơn đau thắt ngực xảy ra đột ngột và nguy hiểm

Như thế nào là nhịp tim bình thường?

Các bác sĩ khoa Tim Mạch có thể xác định nhịp tim khỏe mạnh bình thường thông qua cách đếm số lần tim đập mỗi phút (bpm) khi nghỉ ngơi. Đây được gọi là nhịp tim bình thường. Phạm vi dao động của nhịp tim bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi cũng được ghi nhận là khác nhau giữa từng độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh lý.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), nhịp tim bình thường sẽ dao động từ 60 đến 100 bpm. Tuy nhiên, với một người càng gầy, càng hoạt động nhiều, nhịp tim nghỉ ngơi của họ càng thấp hơn. Ví dụ, các vận động viên Olympic thường sẽ có nhịp tim khi nghỉ ngơi dưới 60 bpm, vì tim của họ hoạt động hiệu quả cao.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố một danh sách về nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường theo từng lứa tuổi:
Độ tuổi
Nhịp tim bình thường
Dưới 1 tháng tuổi
70-90
1-11 tháng tuổi
80-160
1-2 tuổi
80-130
3-4 tuổi
80-120
5-6 tuổi
75-115
7-9 tuổi
70-110
Trên 10 tuổi
60-100
Tim phải đập với một nhịp điệu đều đặn, bao gồm hai nhịp đập “ba-bum” với khoảng cách đều nhau ở giữa mỗi nhịp. Một trong những nhịp đập này là tim co bóp để cung cấp oxy cho lượng máu đã lưu thông và nhịp đập kia liên quan đến việc tim đẩy máu có oxy đi khắp cơ thể.

Các loại rối loạn nhịp tim

Bệnh rối loạn nhịp tim được phân loại theo tốc độ của nhịp tim:



  • Nhịp tim nhanh là nhịp tim lúc nghỉ ngơi lớn hơn 100 nhịp/ phút.

  • Nhịp tim chậm là nhịp tim khi nghỉ ngơi dưới 60 nhịp/ phút.

1. Nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh được chia thành các loại cụ thể hơn nữa, bao gồm:
Nhịp tim nhanh trên thất
Nhịp tim nhanh trên thất (SVT) là một thuật ngữ bao gồm rối loạn nhịp tim bắt đầu ở trên các ngăn dưới tim (tâm thất). Nhịp tim nhanh trên thất gây ra các đợt tim đập thình thịch (đánh trống ngực) bắt đầu và kết thúc đột ngột.
Cuồng nhĩ
Cuồng nhĩ cũng là một rối loạn phổ biến khiến loạn nhịp tim. Những người bị cuồng nhĩ có các ngăn trên của tim (tâm nhĩ) đập quá nhanh, nhưng thường là nhịp tim đều đặn. Cuồng nhĩ có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng rối loạn này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và các biến chứng khác.

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Bệnh mạch vành khiến bệnh nhân có biểu hiện nhịp tim nhanh thường xuyên hơn
Rung nhĩ
Rung tâm nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều và thường rất nhanh có thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong tim. Rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim và các biến chứng liên quan đến tim khác.
Nhịp nhanh thất
Nhịp tim nhanh thất gây ra bởi các tín hiệu điện bất thường trong các buồng dưới của tim (tâm thất). Nhịp tim nhanh thất không cho phép tâm thất đổ đầy máu đúng cách và kết quả là tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Nhịp nhanh thất có thể không gây ra vấn đề nghiêm trọng ở những người có trái tim khỏe mạnh.
Nhịp nhanh thất dù có triệu chứng chưa rõ ràng nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc đau ngực. Đôi khi, nhịp nhanh thất có thể khiến tim ngừng đập (ngừng tim đột ngột), đây là một trường hợp cấp cứu y tế để tránh đe dọa tính mạng.
Một số nguyên nhân có thể gây ra nhịp nhanh thất là: cơ tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng QT dài, tác dụng phụ của thuốc điều trị…
Rung thất
Trong quá trình rung thất, các tín hiệu xung điện tim phát ra vô tổ chức làm cho các buồng tim dưới (tâm thất) co giật (rung rinh) một cách vô ích. Kết quả là tim không bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Đây là chứng loạn nhịp tim nguy hiểm nhất trong các loại nhịp tim nhanh.
Rung thất có thể dẫn đến tử vong nếu nhịp tim bình thường không được phục hồi trong vòng vài phút. Hầu hết những người bị rung thất đều có bệnh lý về tim hoặc đã trải qua chấn thương nghiêm trọng.
Các yếu tố nguy cơ được biết có liên quan đến chứng rung thất là: nhồi máu cơ tim, hội chứng Brugada, hội chứng QT dài, rung thất vô căn, rối loạn điện giải nghiêm trọng…

2. Nhịp tim chậm

Mặc dù nhịp tim dưới 60 nhịp/ phút khi nghỉ ngơi được coi là nhịp tim chậm, nhưng nhịp tim thấp ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi cũng không hẳn là tim có vấn đề. Nếu người có sức khỏe tốt, tim vẫn có thể bơm đủ máu cho cơ thể chỉ với ít hơn 60 nhát đập của tim/ phút khi nghỉ ngơi.
Nếu nhịp tim chậm và tim không bơm đủ máu, bạn có thể cân nhắc về một trong hai trường hợp nhịp tim chậm dưới đây:
Hội chứng suy nút xoang
Nút xoang chịu trách nhiệm phân bố nhịp tim. Nếu nút xoang không hoạt động bình thường, loạn nhịp tim có thể xuất hiện bằng hiện tượng xen kẽ giữa nhịp tim chậm và nhịp tim nhanh. Hội chứng suy nút xoang có thể do chấn thương gần nút xoang làm gián đoạn hoặc ngăn chặn sự di chuyển của các xung điện động. Hội chứng suy nút xoang thường gặp nhất ở người lớn tuổi.
Nghẽn dẫn truyền nhĩ thất
Sự tắc nghẽn các đường dẫn xung điện của tim có thể khiến các tín hiệu kích hoạt nhịp tim bị chậm hoặc dừng lại. Nghẽn dẫn truyền nhĩ thất có thể gây ra mất nhịp đập hoặc nhịp tim chậm. Các triệu chứng bao gồm chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi và khó thở. Cấy máy tạo nhịp tim là một phương pháp điều trị phổ biến.
Tùy theo mức độ suy giảm tín hiệu điện, tắc nghẽn dẫn truyền nhĩ thất được chia từ nhẹ (1) đến nặng (3). Nguyên nhân phổ biến nhất của nghẽn dẫn truyền nhĩ thất tim là nhồi máu cơ tim. Các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh cơ tim, bệnh van tim, tim tổn thương trong quá trình phẫu thuật, tác dụng phụ của thuốc hoặc do tiếp xúc với các chất độc hại. Di truyền có thể là một nguyên nhân gây ra block tim.

3. Các rối loạn nhịp tim thường gặp khác

Hội chứng Brugada
Hội chứng Brugada là một tình trạng hiếm gặp, nhưng ảnh hưởng đến các tín hiệu xung điện đi qua tim. Hội chứng này có thể khiến tim đập nhanh bất thường, đe dọa tính mạng. Hội chứng Brugada thường do một gen bị lỗi được di truyền từ cha mẹ của một đứa trẻ.
Hội chứng QT dài
Hội chứng QT dài là một vấn đề về tim di truyền ảnh hưởng đến cách tim của bạn đập. Ở một số người, điều này có thể gây ngất xỉu hoặc lên cơn (co giật). Rối loạn nhịp tim do hội chứng QT dài thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh chỉ được phát hiện khi làm điện tâm đồ. Một số triệu chứng của hội chứng này được ghi nhận là tim đập nhanh, co giật, choáng váng, ngất xỉu…
Nếu bạn đang sống chung với bệnh tim, suy tim hoặc tiền sử bệnh tim và cảm nhận được lịch sử dao động bất thường của tim, thì nên đi thăm khám ở chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt, vì đó có thể là dấu hiệu của một biến chứng về tim nghiêm trọng.


Rối loạn nhịp tim gây ra biến chứng gì?

Loạn nhịp tim có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người khi bản thân hoặc người thân đang mắc phải chứng bệnh này. Thực tế cho thấy, khi nhịp tim đập không đúng, cơ thể có nguy cơ gặp các vấn đề nguy hiểm như:



  • Đột quỵ: Rung tâm nhĩ có nghĩa là tim không bơm máu đầy đủ đến các cơ quan. Tình trạng này có thể khiến máu đọng lại thành vũng và hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể di chuyển đến động mạch ở não, gây tắc nghẽn máu lên não và gây ra đột quỵ, thậm chí là tử vong. Đột quỵ có thể gây tổn thương não và cần được điều trị khẩn cấp.

  • Suy tim: Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm kéo dài có thể dẫn đến suy tim. Khi tim suy yếu sẽ không thể bơm đủ máu cho các cơ quan trong cơ thể.

  • Tim ngừng đập: Tình trạng tim rung khi rung thất thay vì bơm máu do rối loạn xung động điện trong tâm thất có thể khiến tim bạn ngừng đập.

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Suy tim luôn đe dọa những người bị rối loạn nhịp tim kéo dài

Cách điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Việc điều trị rối loạn nhịp tim sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh là bị rối loạn nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hay do biến chứng khác. Bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào gây ra rối loạn nhịp tim cũng sẽ cần được điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị nhịp tim chậm

Nếu nhịp tim chậm xảy ra do một nguyên nhân nào đó, thì bác sĩ sẽ cần phải điều trị tình trạng đó trước tiên. Nếu vẫn không tìm thấy nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định gắn máy tạo nhịp tim.
Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ mà bác sĩ đặt dưới da gần ngực hoặc bụng để giúp kiểm soát nhịp tim bất thường. Máy tạo nhịp tim sử dụng xung điện để thúc đẩy tim đập với tốc độ bình thường và đều đặn.
Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Máy tạo nhịp có chức năng nhận cảm hoạt động của tim và sẽ phát xung theo nhu cầu.

Điều trị nhịp tim nhanh

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh nhân mắc nhịp tim nhanh:
Vận động: Các bài tập luyện, vận động nhẹ nhàng có thể thực hiện tại nhà để giúp ngăn chặn một số loại rối loạn nhịp tim bắt đầu ở nửa dưới của tim.
Thuốc: Những loại thuốc như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu… sẽ hỗ trợ điều trị chứng rối loạn nhịp tim nhưng thường sẽ giúp giảm tình trạng nhịp tim nhanh.
Kỹ thuật cắt bỏ mô bị tổn thương: Bác sĩ phẫu thuật đưa một hoặc nhiều ống thông vào bên trong tim. Các ống thông được đặt ở gần tim hoặc vị trí bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng các ống thông này để phá hủy các phần nhỏ của mô bị tổn thương, mang đến tác dụng điều chỉnh chứng rối loạn nhịp tim.
Máy khử rung tim (ICD): Bác sĩ phẫu thuật cấy máy này gần xương đòn trái, sau đó thiết bị sẽ theo dõi nhịp tim. Nếu nó phát hiện nhịp độ nhanh bất thường, nó sẽ kích thích tim trở lại tốc độ bình thường.
Sốc điện: Một phương pháp điều trị sử dụng điện để gây sốc cho tim quay trở lại nhịp bình thường. Để thực hiện được, bệnh nhân cần được gây mê hoặc dùng thuốc an thần.
Thủ thuật mê cung: Trong quy trình mê cung, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch vết mổ ở tim. Sau đó, chúng sẽ lành lại thành sẹo và tạo thành các khối dẫn truyền các xung điện, giúp tim đập hiệu quả.
Phẫu thuật phình động mạch thất: Đôi khi, một túi phình, hoặc phình, trong mạch máu dẫn đến tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ phẫu thuật có thể phải cắt bỏ túi phình.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ phẫu thuật ghép động mạch hoặc tĩnh mạch từ nơi khác trong cơ thể vào động mạch vành. Điều này giúp tuần hoàn vượt qua bất kỳ vùng nào bị thu hẹp và cải thiện việc cung cấp máu cho cơ tim.

Cách phòng ngừa hiện tượng loạn nhịp tim

Không phải lúc nào bạn cũng có thể phát hiện kịp thời chứng loạn nhịp tim. Do đó, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng quát có thể giúp bạn phòng ngừa và tránh gặp thêm các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, kiểm tra và thay đổi những loại thuốc bạn đang dùng khi điều trị bệnh, nếu chúng có tác dụng phụ với tim của bạn. Trong một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa chất có thể gây rối loạn nhịp tim, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng.
Để có một trái tim khỏe, nhịp tim ổn định bạn cần phải xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh hơn. Chẳng hạn như tuân theo những lời khuyên dưới đây:



  • Bổ sung dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho tim

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chính yếu dẫn đến hình thành nhiều mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu và dần dần phát triển thành cục máu đông, ngăn cản máu đi nuôi tim. Cùng với những yếu tố nguy cơ khác sẽ làm thúc đẩy thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ đã không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra, tinh chất GDL-5 (chiết xuất từ phấn mía Nam Mỹ, có trong FAZ) có khả năng điều hòa mỡ máu, nhờ đó phòng ngừa xơ vữa một cách vượt trội.
Nghiên cứu cho thấy, GDL-5 giúp hoạt hóa các thụ thể LDL-c (cholesterol “xấu”) nằm trên màng tế bào, tăng gắn kết các LDL-c vào thụ thể, cải thiện việc vận chuyển LDL-cholesterol vào trong tế bào và thúc đẩy quá trình chuyển hoá Cholesterol một cách hiệu quả. Qua đó, FAZ hỗ trợ làm giảm số lượng LDL-cholesterol “xấu” dư thừa trong máu, đồng thời làm tăng HDL-cholesterol “tốt”. Đây là cơ chế quan trọng góp phần vào quá trình điều hòa mỡ máu hiệu quả, từ đó kiểm soát tăng huyết áp và các vấn đề của tim mạch.

Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
Sử dụng GDL-5 (có trong FAZ) liên tục trong 12 tuần giúp giảm Cholesterol trong máu, từ đó hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa rối loạn nhịp tim hiệu quả.



  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh


    • Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.

    • Chọn ăn cá nhiều hơn và thay cho thịt đỏ. Kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra, bổ sung axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ đột tử do các bệnh tim mạch. Axit béo omega-3 thường có trong cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá có chứa axit béo omega-3 hai lần mỗi tuần.

    • Sử dụng protein từ thực vật như đậu phụ, lòng trắng trứng, hạt kiều mạch…

    • Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.


  • Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục làm tăng sức mạnh cơ thể và khả năng chịu đựng của tim. Duy trì tập luyện thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về tim trong tương lai.



  • Giữ cholesterol và huyết áp được kiểm soát.

  • Giảm cân và giữ cân nặng hợp lý

  • Tránh để căng thẳng, stress thường xuyên.

  • Tránh những chất như: Nicotin, cafein, rượu bia, một số loại thuốc không được phép sử dụng, một số loại thuốc không kê đơn… để làm giảm các triệu chứng rối loạn nhịp tim và số lượng các cơn. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư, trong tương lai.

Rối loạn nhịp tim có thể điều trị nếu phát hiện kịp thời và áp dụng đúng phương pháp. Ngoài ra, bạn nên sử dụng 1 viên FAZ mỗi ngày để duy trì sức khỏe cho tim mạch tốt hơn.
Mua FAZ với giá nhà thuốc, ship toàn quốc
* Sản phẩm được Eco Pharma phân phối độc quyền tại Việt Nam, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại Ecogreen.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình chiết xuất hiện đại và công nghệ độc quyền, đạt tiêu chuẩn tại Mỹ, đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Website: https://faz.com.vn/
Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889

Tham khảo: https://faz.com.vn/roi-loan-nhip-tim-a769.html

Thông tin liên hệ:

Tư vấn & hỗ trợ mua hàng: 1800 556 889
Chi tiết sản phẩm Faz: https://faz.com.vn/
Mua hàng online: https://ecogreen.com.vn/mua-hang/faz/
Website mua sản phẩm tương tự trực tuyến: https://ecogreen.com.vn/


  • Rối loạn nhịp tim nguyên nhân
    Trên cùng