Rủi ro là gì các loại rủi ro

1- Khái niệm về rủi ro:

Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính. Trong cuộc sống, trong lao động và trong sản xuất kinh doanh dù không muốn, con người vẫn phải luôn đối mặt với rủi ro, chính điều đó đã dạy con người biết cách đối phó với rủi ro để tồn tại.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về rủi ro. Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu, các tác giả cũng đã xây dựng rất nhiều định nghĩa khác nhau về “rủi ro”:

• Theo Frank Knight-Nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng thế kỷ XX cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc có thể do lường được”

• Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”.

• Theo Viện kiểm toán nội bộ của Mỹ: “Rủi ro là tính bất thường [tính không chắc chắn] của một sự kiện xuất hiện mà nó có thể gây ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu”.

• Theo từ điển Dictionaire d’assurance [Từ điển bảo hiểm Pháp-Việt] của nhiều tác giả thì: Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó người ta có thể yêu cầu bảo hiểm.

Nhìn chung, các định nghĩa trên đều đề cập đến 2 vấn đề:

– Sự không chắc chắn [yếu tố bất trắc].

– Một khả năng xấu; một biến cố không mong đợi; sự tổn thất.

Ví dụ: Một người nhảy từ lâu 20 của tòa nhà cao tầng xuống mặt đất tự tử thì chắc chắn sẽ chết. Ở đây có xảy ra mất mát nhân mạng nhưng đây không phải là rủi ro vì cái chết đã được thấy trước. Trường hợp khác, một diễn viên đóng thế cũng nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù. Nếu bình thường, anh ta sẽ không bị thương. Tuy nhiên, anh ta vẫn có thể bị tai nạn, thậm chí là chết. Ở trường hợp này, có sự không chắc chắn về hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động của người diễn viên đóng thế này.

Như vậy, nói đến rủi ro, không thể bỏ qua khái niệm về xác suất [hay là khả năng xảy ra mất mát]. Có hai loại xác suất sau đây:

• Xác suất khách quan [xác suất tiên nghiệm]: được xác định bằng phương pháp diễn dịch, tư duy logic. Ví dụ: xác suất sấp hay ngửa của đồng tiền rơi là 50%. Tuy nhiên, xác suất khách quan có khi không thể xác định bằng tư duy logic.

Ví dụ: Xác suất gây tai nạn của người lái xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi tài xế, xe cũ hay xe mới,..

• Xác suất chủ quan: là uớc tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát khác nhau. Vì thế, xác suất chủ quan của từng người cũng khác nhau. Ví dụ: kỳ vọng về xác suất trúng thưởng vé số.

Nguyên nhân rủi ro:

– Nguyên nhân khách quan: còn gọi là nguyên nhân bất khả kháng, độc lập với hoạt động của con người, như: động đất, bão lụt, hạn hán, sóng thần, dịch bệnh.

– Nguyên nhân chủ quan: Sự rủi ro xảy ra do hậu quả từ hoạt động của con người trong điều hành kinh tế, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình..

Liên quan đến rủi ro, trong các đơn bảo hiểm còn dùng một thuật ngữ đó là “hiểm họa”. “Hiểm họa” biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra, gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc một sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người với tư cách khác nhau.

Ví dụ: hiểm họa ma túy, hiểm họa hàng hải,…

Rủi ro là gì?

Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Có thể hiểu, rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng,thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.

Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân đến từ chủ quan và khách quan

Nguyên nhân khách quan:

  • Rủi ro do thiên nhiên như dịch bệnh, hạn hán, bão lũ…
  • Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo cho cuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác nó luôn tồn tại mặt trái của nó, đó là làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… bất ngờ xảy ra.
  • Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên như: Ô nhiễm môi trường, chiến tranh, khủng bố...

Nguyên nhân chủ quan:

  • Do lỗi bất cẩn của con người
  • Do lỗi của người thứ ba

Bất kể rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì khi xảy ra thường đem lại cho con người những tổn thất về thu nhập, tính mạng, sức khỏe con người, tài sản…

Rủi ro là gì?

Mức độ của rủi ro

Mỗi rủi ro luôn có khả năng phát sinh và gây tác hại khác nhau. Vì vậy, bạn có thể đánh giá được mức độ rủi ro nặng nhẹ thông qua tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.

+ Tần suất xuất hiện rủi ro: Là số lần có thể xuất hiện rủi ro được xác định trong 1 khoảng thời gian nhất định hoặc là khoảng cách trung bình của thời gian xuất hiện các rủi ro.

Ví dụ: Cứ 5 năm thì xuất hiện 1 đợt lũ lụt gần đê sông Hồng. Vậy tần suất xuất hiện rủi ro này là cứ 10 năm thì có 2 lần xuất hiện lũ lụt ở khu vực đê sông Hồng.

+ Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Đây là tính khốc liệt của tổn thất, hậu quả trực tiếp của rủi ro. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ chịu tổn thất khác nhau khi gặp rủi ro.

Ví dụ: Lạnh giá có thể gây ảnh hưởng đến việc gieo mạ nảy mầm nhưng lại không ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại bắp cải, rau đậu.

Khái niệm và phân loại rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [143.53 KB, 13 trang ]

1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
- Bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa?
- Theo bạn trong hoạt động kinh doanh, DN gặp những rủi ro gì?
- Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro hay không?
• Trong cuộc sống hằng ngày và công việc, rủi ro có thể xuất hiện ở
mọi lĩnh vực.
• Rủi ro không ngoại trừ một ai, một quốc gia, dân tộc nào.
• Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc.
• Rủi ro có thể xuất hiện ở những chỗ, những nơi, vào những lúc mà
không một ai có thể ngờ tới.
* Ví dụ: Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới tiềm ẩn các rủi ro trong
thời gian vừa qua:
+ Nền kinh tế Hoa kỳ, các quốc gia có nền kinh tế mạnh suy giảm
+ Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe doạ môi trường kinh tế
thế giới
+ Sự bùng phát các loại dịch bệnh
+ Những căn thẳng về chính trị, đặc biệt là các quốc gia Trung Đông,
giá dầu có thể tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu
+ Sự biến đổi của khí hậu trên trái đất
2. CÁC QUAN NIỆM VỀ RỦI RO:
2.1. Khái niệm rủi ro:
Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điềukhông tốt lành, không tốt
bất ngờ xảy đến.
Đây là cách hiểu thông thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn
mang lại những điều mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra
luôn đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào
đó.
1
*Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xe giữa
đường.
Như vậy:


- Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không thể lường trước,
biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc.
- Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự
không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết
quả dự đoán.
2.2. Phân biệt Rủi ro và Bất trắc
2.3. Khái niệm rủi ro trong các lĩnh vực:
- Rủi ro trong đầu tư: là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên [bất trắc] có thể đo
lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
Trong đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là tính hiệu quả [ đo bằng giá trị
kỳ vọng của lãi] và tính rủi ro [ do bằng tiêu thức phương sai ] , vì vậy trong
đầu tư người ta không chỉ xem xét tính hiệu quả mà còn cân nhắc tính rủi ro
- Rủi ro trong quản lý dự án: là một đại lượng có thể đo lường.
Rủi ro = Xác suất xuất hiện x Mức thu thiệt/ kết quả.
Trong quản lý dự án công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
và giám sát dự án phải đảm bảo nhận biết chính xác những nguyên nhân rủi ro
tiềm tàng, giữ một mức độ an toàn nhất định sẽ làm giảm rủi ro đầu tư.
- Trong cuộc sống: Chúng ta phải quen với rủi ro, cho dù là một người thụ
động nhưng cũng sẽ rất bất ngờ với cuộc sống. Ta đưa ra quyết định nhưng có
thể rất bất ngờ với quyết định của mình.
 Vấn đề cần rút ra:
+ Rủi ro xảy ra thường xuyên trong thực tế: cần phải làm gì để sống
chung với rủi ro.
+ Rủi ro chưa chắc đã xấu: vấn đề này được vận dụng như thế nào
trong thực tế.
2
2.4. Một số quan niệm về rủi ro:
2.4.1. Trường phái truyền thống [tiêu cực]:
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến [từ điển tiếng
Việt xuất bản năm 1995”


Theo Giáo sư Nguyễn Lân “ rủi ro [đồng nghiã với rủi] là sự không may”.
- Theo từ điểm Oxford “ rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau
đớn thiệt hại”
- Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự
tổn thất về tài sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
“Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh
nghiệp”
Vấn đề vận may và rủi ro luôn gắn với thực tiễn đời sống và ước vọng của
con người, đặc biệt là người Á Đông.
Cha ông ta cũng đã đúc kết vấn đề này thông qua các phương ngôn, như:
• Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
• Trong cái rủi có cái may, trong cái may có cái rủi
• Tái ông mất ngựa...
Sự may rủi được hiểu là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của con
người.Sở dĩ có thực tế như vậy là do trình độ nhận thức của nhân loại nói
chung và của mỗi người nói riêng đối với thế giới khách quan lúc đó còn bị
hạn chế. Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
nhân loại càng ngày càng nhận biết và khám phá được các quy luật tự nhiên
và xã hội. Điều này đã tạo sức mạnh cho con người trong việc khống chế và
làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó, quan niệm về may rủi cũng đỡ
thần bí và được cắt nghĩa đa chiều, mang tính khoa học và chủ động hơn.
• May mắn hay cơ hội là những biến động của các điều kiện khách quan bên
ngoài chủ thể [do tự nhiên, xã hội tạo ra] đưa đến những điều kiện thuận lợi
3
cho chủ thể, giúp cho chủ thể có điều kiện bứt phá, tạo nên sự phát triển đột
biến.
• Rủi ro được quan niệm ngược lại, nó được coi là những vận động khách
quan bên ngoài chủ thể gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong hành trình đi
đến mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi


phí nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển
của mình
Như vậy: “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy
ra cho con người.
2.4.2. Trường phái trung hòa :
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được [Frank Knight]
- Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi
[Allan Willett]
- Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến
- Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith: “rủi ro là sự biến động tiềm
ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của
con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết qủa.
Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ
khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán
trước”.
Như vậy: “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang
tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất,
mất mát, nguy hiểm…cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ
hội”
2.4.3. Quan niệm trong thực tế:
- Rủi ro không đối xứng: Rủi ro nảy sinh chỉ gắn đến những thiệt hại
* Ví dụ: tai nạn ập đến và 1 tòa nhà bị đổ sập hoàn toàn.
4
- Rủi ro mang tính đối xứng: là rủi ro xảy ra gắn với cả thiệt hại và may
mắn
Rủi ro và cơ hội [sự may mắn] được quan niệm là hai mặt đối lập
nhưng thống nhất trong một thực thể. Trong cuộc sống cũng như trong kinh
doanh, con người đều mong muốn được thụ hưởng may mắn [cơ hội] và tránh
được sự không may [rủi ro] của thực thể thống nhất đó.


Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả .Thường một biến cố nào đó, nếu
là cơ hội cho một [hay một số] người này, doanh nghiệp hay tổ chức này, sẽ
trở thành rủi ro [không may] đối với một [hay một số] người khác, doanh
nghiệp và tổ chức khác.
* Ví dụ: một trận động đất hay sóng thần sẽ mang lại thiệt hại nặng nề song
vẫn có sự may mắn là nhiều người thoát chết trong gang tất.
2.5. Mối quan hệ giữa rủi ro với các tình huống khác
- Tình huống xác định: là tình huống khi thông tin đầu vào hoàn toàn
xác định và vì vậy kết quả đầu ra là duy nhất, xác suất xảy ra biến cố là 1. Với
tình huống xác định chúng ta có thể dễ dàng, nhanh chóng ra quyết định. Các
chỉ tiêu làm căn cứ ra quyết định đầu tư như NPV, IRR, thời gian thu hồi
vốn...
- Tình huống rủi ro: là tình huống khi thông tin đầu vào có nhiều giá trị,
có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra là tập hợp nhiều kết quả có phân
bố xác suât. Với tình huống rủi ro, chúng ta thường áp dụng lý thuyết xác suất
để ra quyết định đầu tư. Lý thuyết xác suất được thể hiện bằng các số đo rủi
ro như: giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn... và khi phân tích có thể áp dụng các
phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản, phân tích mô phỏng
Monte Carlo...
- Tình huống bất định: là tình huống khi thông tin đầu vào không chắc
chắn, không có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra cũng không xác
định, không có phân bố xác suất. Đây là tình huống khiến chúng ta gặp khó
5

1. Tìm hiểu về rủi ro:

Ta hiểu về rủi ro như sau:

Khi chúng ta nhắc đến rủi ro mọi người thông thường nghĩ ngay đến những điều không may mắn, không tốt lành, không tốt đẹp. Điều này không sai nhưng chưa thực sự chính xác hoàn toàn.

Thực chất chúng ta có thể hiểu rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra với con người. Rủi ro xảy đến sẽ gây ra hậu quả, để lại thiệt hại mà chúng ta không biết, không lường trước được về không gian, thời gian, cũng như mức độ nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện:

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể đến từ một trong hai yếu tố sau:.

– Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ quan được biết đến là nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ chính bản thân các chủ thể nhưng không phải do cố ý. Nó xảy ra do các chủ thể thiếu hiểu biết hoặc không nhận thức hoặc bất cẩn gây lên.

– Nguyên nhân khách quan:

Xem thêm: Phân tích rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì? Giác độ phân tích

Nguyên nhân khách quan được biết đến chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong bảo hiểm từ những yếu tố khách quan mà chúng ta không kiểm soát được. Ví dụ cụ thể như:

+ Yếu tố môi trường: Thiên tai, bệnh dịch, hạn hán, lũ lụt,…

+ Yếu tố về công nghệ, sự phát triển của xã hội: Ví như sự phát triển của Robot dẫn tới tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp hoặc tai nạn lao động do sử dụng máy móc,…

+ Yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị: Ví dụ như khủng hoảng kinh tế dẫn tới tình trạng thất nghiệp, chiến tranh,….

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trên thực tế cho dù là khách quan hay chủ quan đều để lại những hậu quả mà các chủ thể không thể lường trước được. Điều các chủ thể quan tâm thực sự bây giờ là phải nắm được cách thức để phân tích mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra với chính bản thân mình.

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan

Chủ Đề