Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18 -- 24 tháng

Skkn một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 18-24 tháng

  • doc
  • 15 trang
A. phÇn më ®Çu
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của Giáo
dục phải Đào tạo ra được những “con người mới xã hội chủ nghĩa” và con người đó
phải được phát triển toàn diện.
Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được toàn xã
hội quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục Mầm non, là hệ thống đầu tiên
của Giáo dục quốc dân. Nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào
tạo “con người mới xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của
mình thì ngành học Mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt
cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc giáo dục
trẻ.
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì trước hết phải kể đến vai trò
của gia đình.Vì gia đình là sợi dây của tình yêu thương chăm sóc và kích thích đầu
tiên của trẻ. Cha mẹ là người “Thầy” đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục,
mỗi một cô giáo là người mẹ thứ hai của con trẻ thì phải làm thế nào để hình thành
cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành một Công dân
tốt.
Là một giáo viên Mầm non được phân công phụ trách nhóm trẻ 18-24 tháng, ở
độ tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý của trẻ thì lại phát triển rất mạnh.
Do vậy, trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi nhận thấy rằng: “Việc đưa các cháu vào
nề nếp, thói quen” để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ
cấp bách hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của các cháu. Vì trẻ độ tuổi này
chưa tách rời bố mẹ, gia đình, những người thân của bé nên khi mới đến trường,
nhập lớp trẻ thường biểu hiện thái độ sợ hãi, mọi thứ quanh bé đều lạ lẫm, tránh né
bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn,
không ngủ hoặc không tham gia vào mọi hoạt động trong nhóm, có thể trẻ dường
như không hoà nhập vào tập thể. Vậy! Làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề
1

nếp, thói quen ngay từ những ngày đầu? Những ngày mà trẻ không muốn rời xa
vòng tay yêu thương của bố mẹ đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ, đây
không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói
chung. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số hình thức rèn luyện nề nếp,
thói quen cho trẻ 18-24 tháng” làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2011-2012.

2

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Trẻ 18-24 tháng tuổi là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển
nhân cách của con người, các mặt phát triển hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau, không tách bạch rõ nét. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất
nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về
mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn.
Do đó, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới
vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình
được chấp nhận, được yêu mến, cảm giác được an toàn và là thành viên trong cộng
đồng mà trẻ đang hoà nhập. Bên cạnh đó, quan hệ của cô giáo đối với trẻ phải giàu
cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ - con, là người thay mẹ dạy trẻ.
Vậy hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt
có sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển
của trẻ. Hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non có định hướng, có mục
đích để tác động giáo dục vào sự phát triển của trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo
phải luôn luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có
hứng thú. Vì thế, nghệ thuật của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ,
biết quên mình là người lớn để trở thành người bạn thực sự của trẻ. Biết tôn trọng
và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ như thế trẻ dễ
nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô giáo một cách tự nguyện, thoải mái
và vui vẻ. Từ đó, giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ
điều kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt
nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp, thói quen
cho trẻ Mầm non phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và không ngừng được
đổi mới. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ
Chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận
3

với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc- giáo dục trẻ, đặc biệt là
rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt kết quả cao.
Nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không
đưa lại hiệu quả cao như mong đợi, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được
khả năng sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ sẽ thấp, nó sẽ phát triển
một cách thụ động.Vì vậy, chỉ có Đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra
được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt nhất cho trẻ phát huy khả
năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ
nói riêng, đặc biệt là trẻ 18-24 tháng tuổi, nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được trãi
nghiệm dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi
nơi...thì việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ
đạt cao hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Ý thức được việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ trong độ tuổi Mầm non là
vô cùng quan trọng. Do vậy, trường Mầm non TT Lệ Ninh đã quán triệt và bồi
dưỡng về vấn đề này đến tận đội ngũ. Trong năm học 2011-2012 nhà trường cũng
đã chú trọng nhiều đến việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ và phổ biến cụ thể
đến từng giáo viên.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ 18-24 tháng, qua quá trình thực hiện tôi
nhận thấy những thuận lợi, khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Bản thân luôn nhận được sự quan tâm của cán bộ Chuyên môn Phòng giáo
dục và Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự lãnh đạo của địa phương và bạn bè
đồng nghiệp.
- Bản thân tham gia tập huấn đầy đủ các chuyên đề, cập nhật thông tin kịp thời
về đổi mới của ngành học Mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ
sinh dinh dưỡng...
2. Khó khăn:
4

Bên cạnh những thuận lợi tôi đã nêu ở trên, trong quá trình thực hiện, bản thân
tôi gặp không ít những khó khăn nhất định như sau:
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi này lời nói đang phát triển, vì vậy khả năng
giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ sống trong môi trường
gia đình được nuông chiều, muốn gì được nấy, tất cả các cháu đều mới nhập học.
Do đó, khi đến trường tất cả đều hoàn toàn mới, xa lạ với trẻ, trẻ chưa quen với nề
nếp thói quen của lớp, tính rụt rè, nhút nhát, cá tính...còn nhiều ở trẻ.
- Phòng học mượn, nhỏ hẹp và còn tạm bợ nên ảnh hưởng trong việc tổ chức
các hoạt động.
- Lớp học chỉ một mình tôi đảm nhiệm với số lượng 12 cháu nên khi thực hiện
tổ chức hoạt động còn gặp khó khăn trong bao quát trẻ.
- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều, cho rằng lứa tuổi bé việc rèn
luyện nề nếp, thói quen chưa quan trọng đối với trẻ.
3. Điều tra thực tiễn:
- Đặc điểm tình hình của lớp:
+Tổng số trẻ: 12 cháu: Trong đó: 6 trẻ nam và 6 trẻ nữ
+Dân tộc: Kinh
Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến
hành khảo sát kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát kết quả đầu năm về nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ

TT Nội dung

Tỷ lệ

1

Trẻ có thói quen nề nếp đi học chuyên cần

6/12 - 50%

2

Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép và vâng lời người 4/12 - 33,3%
5

lớn
3

Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh sạch sẽ, đúng nơi quy 2/12-16,7%
định

4

Trẻ có nề nếp biết ăn sạch sẻ, tự phục vụ bản thân

3/12- 25%

5

Trẻ có thói quen nề nếp giờ ngủ nằm im lặng, biết lấy 2/12-16,7%
và cất gối đúng nơi quy định

6

Trẻ có thói quen nề nếp thu dọn đồ chơi sau khi chơi 2/12-16,7%
xong

7

Trẻ có nề nếp giờ học không nói chuyện, tích cực tham 2/12-16,7%
gia vào hoạt động

8

Trẻ có thói quen nề nếp giờ chơi không tranh giành đồ 3/12- 25%
chơi, không đánh bạn, đoàn kết với các bạn khi chơi
Với kết quả như trên, bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi ra một số

hình thức phù hợp để từng bước nhằm rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 18-24
tháng tuổi đạt kết quả cao.
III. Biện pháp thực hiện:
1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ Chuyên môn và
khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp , thói quen cho trẻ 18-24 tháng
tuổi.
- Luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và “Quy chế
nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
6

- Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, Cụm liên trường và nhà
trường tổ chức.
- Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan
trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt hàng
ngày của trẻ.
- Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm
kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân.
- Thường xuyên rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy trình
của độ tuổi 18-24 tháng.
2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp.
Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là vấn đề trọng
tâm thì cô giáo cần tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở
mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu,
lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp
chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
- Trẻ hiếu động cá biệt ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát.
- Trẻ nhút nhát, chậm chạp ngồi cạnh trẻ mạnh dạn và nhanh nhẹn.
- Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.
- Trẻ hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan.
Cô động viên khích lệ kịp thời sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt
khi thấy trẻ ngoan hơn.
3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều Đồ chơi đẹp có tính sáng tạo.
Trẻ Mầm non nói chung và trẻ 18-24 tháng tuổi nói riêng đến lớp trẻ được
hoạt động dưới nhiều hình thức: “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi
nơi. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ
thì bản thân tôi không ngừng sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm Đồ
dùng, Đồ chơi đảm bảo tính thẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, đảm bảo tính an toàn cho
trẻ sử dụng hợp lí, phù hợp với nội dung, với độ tuổi. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn
gàng, vừa tầm với trẻ dễ thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái và vui vẽ.
7

Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ Bố, Mẹ, nhớ người thân...tôi
có thể bế cháu đến các góc chơi cho trẻ xem tranh vẽ cảnh: Cô và các bạn đang xếp
nhà cho Búp Bê. Để trẻ tập trung vào xem tranh mà quên đi nỗi nhớ nhà thì tôi có
thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi trẻ: “Tranh vẽ về ai đây? Còn đây là
ai? Cô giáo và các bạn đang làm gì? Con thấy các bạn chơi có vui không? Bây giờ,
cô và con cùng chơi xếp nhà cho em Búp Bê nhé!”
Hoặc tôi có thể bế cháu đến đưa cho cháu chơi đồ chơi do chính tay cô làm ra
như cái quạt điện làm từ hộp bạc hà, xê sũi, phim Xquang...rất gần gũi với trẻ, tôi
hướng dẫn cháu chơi và trò chuyện với trẻ: “Cô bật quạt quay cho mát nhé! Cô đố
con cái gì đây? Ở nhà con có quạt không? Quạt để làm gì? Bây giờ, cô cháu mình
cùng bật quạt ru em Búp Bê ngủ nhé!...”
Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày
giúp trẻ hứng thú hơn tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động sinh động
hơn và hứng thú hơn. Đây cũng là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả
năng tham gia hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
4. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt động
trong ngày.
Động viên, khuyến khích giúp cho trẻ thêm tự tin, hy vọng và có lòng tin để
nhìn thẳng vào hoàn cảnh. Động viên cũng là một cách giúp đỡ rất hiệu quả làm
cho trẻ tăng thêm niềm tin, tính kiên trì và chủ động. Khi động viên trẻ, tôi chú
trọng đến các phương pháp như biểu dương, tán thưởng những thành tích trẻ đã đạt
được và khuyên bảo tôi dùng lời lẽ khéo léo và thái độ tình cảm để thương lượng
thuyết phục trẻ.
Ví dụ: Tôi nói: “ Con chịu khó nhé! Khi nào quen rồi thì con sẽ cảm thấy rất
dễ dàng”.
Tỏ rõ lòng tin: Tôi tin là trẻ làm được công việc gì thì tôi kiên quyết hướng
dẫn trẻ làm và tỏ rõ cho trẻ thấy được là cô tin tưởng ở trẻ.
Ví dụ: Tôi nói: “ Con làm được đấy! Cô biết mà!”
8

Thiết tha yêu cầu: Khi tôi muốn trẻ làm một công việc nào đó trong hoạt động
hàng ngày của trẻ tại lớp học thì tôi yêu cầu trẻ một cách dịu dàng và có tính mời
mọc.
Ví dụ như nói: “ Các con ơi, giúp cô với nào!”
Trẻ ở giai đoạn này hay tò mò, thích bắt chước do đó mà tôi thường xuyên nêu
gương tốt thông qua các hoạt động của trẻ diễn ra trong ngày. Tôi luôn tôn trọng
trẻ và hết sức công bằng khi khen trẻ. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi
vâng lời của trẻ, do vậy tôi thường khen những gương tốt để trẻ bắt chước. Ví dụ:
Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc áo quần sạch đẹp, đầu tóc gọn
gàng. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè. Nếu có trẻ đi học còn khóc
nhè...thì cô có thể nói: “Lần sau con đi học ngoan, không uốn mẹ nữa để được cô
khen giống bạn... nhé! Khi con ngoan không khóc cô thấy con xinh hơn đấy! Các
bạn có thấy bạn... ngoan không nào!”
Cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về
một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo, không
nghe lời cô giáo do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ ... tôi dựa vào lúc có điều
kiện để giúp trẻ có thể học tập, bắt chước gương tốt. Tôi đã tranh thủ cơ hội đó để
thay đổi trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của
trẻ mất dần. Được cô tạo điều kiện giúp đỡ, được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hoà
nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin.
5. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc
mọi nơi.
Hàng ngày, các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ
sinh, học tập vui chơi, giờ đón - trả trẻ...mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ
được rèn luyện. Đối với độ tuổi này, để đưa các cháu vào nề nếp thói quen đâu phải
là chuyện dễ và đơn giản, không chỉ là ngày một ngày hai mà cả một thời gian dài
và liên tục. Thực tế các cháu còn rất bé chưa có ý thức được như các anh chị lớn
tuổi, điều này cũng là thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen
thường xuyên, cô giáo phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của con trẻ, phải luôn
9

nhẹ nhàng, gần gũi, yêu thương trẻ, coi trẻ như con của mình để uốn nắn trẻ. Ngoài
ra, thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện...trò chơi có nội dung nói về nề nếp
thói quen, tôi cũng có thể lồng ghép đưa vào mọi lúc phần nào giúp trẻ liên hệ tới
bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo hơn từ đó có thói quen nề nếp tốt
hơn..
Ví dụ:
- Rèn cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời
chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào, Nu na nu nống; Thông qua bài thơ: Miệng
xinh, Chào; Hoặc thông qua câu chuyện: Cháu chào ông ạ!
- Thông qua bài thơ, bài hát giúp trẻ hình thành thói quen thu dọn đồ chơi sau
khi chơi xong như: “ Bạn ơi hết giờ rồi.
Nhanh tay cất đồ chơi.
Nhẹ tay thôi bạn nhé!
Cất đồ chơi đi nào!”
Hoặc: “ Giờ chơi hết rồi.
Nào các bạn ơi!
Ta cùng cất dọn
Đồ dùng đồ chơi
Vào nơi quy định.”
- Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện rèn cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như:
Bài hát: Giờ đi ngủ. Bài thơ: Giờ ăn. Bài thơ: Giờ ngủ
- Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua bài thơ: “Rửa tay sạch”
6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với
gia đình.
Thông qua các buổi Hội nghị cha mẹ học sinh hàng tháng và hàng quý hoặc
vào giờ đón - trả trẻ hàng ngày và cập nhật các thông tin trên bảng “Những điều cha
mẹ cần biết”; Phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ, câu chuyện có nội
dung giáo dục phù hợp; Đóng góp nguyên vật liệu cùng làm đồ chơi phục vụ cho
công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Thường xuyên chú trọng tuyên
10

truyền rộng rãi với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện nề nếp,
thói quen cho trẻ ở độ tuổi này. Từ đó, phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để
trao đổi nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân từ đó thống nhất giải
pháp thích hợp, kịp thời uốn nắn, rèn luyện trẻ lúc ở nhà cũng như ở trường. Giúp
việc rèn luyện nề nếp thói quen theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ.
7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ.
Đa số trẻ ở độ tuổi này chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ, yêu thương của bố mẹ, gia
đình và những người thân yêu quanh bé nên khi mới nhập lớp các cháu còn mang
một tâm trạng lưu luyến nhớ bố mẹ và những người thân. Khi đến lớp quanh bé đều
lạ lẫm, lúc này bé rất cần tình cảm sự âu yếm, nhẹ nhàng. Do đó, cô phải làm sao
để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, sự ấm áp, được quan tâm, được yêu mến,
cảm giác được an toàn và có thể xem mình là một thành viên trong gia đình nhỏ mà
trẻ đang hoà nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết như quan hệ
mẹ - con. Cô luôn tôn trọng và đồng cảm tạo nên không khí vui tươi, cởi mở, lôi
cuốn trẻ hứng thú tham gia vào sinh hoạt một cách thoãi mái và tự tin.
Ví dụ: Những ngày đầu trẻ mới đến lớp còn bở ngỡ có khi trẻ còn khóc, tôi bế
trẻ âu yếm vỗ về trò chuyện, hát đọc thơ cho trẻ nghe và cho trẻ xem tranh, kể
chuyện qua tranh cho trẻ nghe. Thông qua nội dung các bức tranh với lời kể nhẹ
nhàng đầy tình cảm cuốn hút trẻ vào câu chuyện để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà, gây
cho trẻ lòng ham muốn đến lớp được múa hát, vui chơi và được nghe cô kể
chuyện .
Hay những buổi đầu trẻ ăn cơm tại trường, ngủ tại trường trẻ còn bướng bĩnh,
uốn vặn. Tôi phải ân cần, dỗ dành bón từng thìa cơm, thìa cháo, ẵm và ru trẻ vào
giấc ngủ. Ngày qua ngày, trẻ đã quen với giờ ăn thì tôi hướng dẫn, khuyến khích trẻ
ngồi vào bàn tự cầm thìa xúc cơm ăn và giờ ngủ thì nằm vào đúng gối của mình để
ngủ, khi ngủ dậy biết tự mình xếp gối vào tủ gọn gàng.
IV. Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm.
11

1. Những kết quả bước đầu:
Qua quá trình cố gắng và đưa hết khả năng của mình vào thực hiện các hình
thức rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 18-24 tháng tuổi, cộng với sự ủng hộ của
các giáo viên trong trường, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà
trường, sự phối hợp của các bậc phụ huynh, gia đình cũng như các Ban - Ngành.
Tôi đã sử dụng các biện pháp nói trên một cách hợp lý nên đến nay trẻ đã thực sự
thích được đến lớp, có nề nếp tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn và tự tin, biết
làm một số việc đơn giản phục vụ bản thân, có thói quen chào hỏi, vâng lời bố mẹ
và cô giáo...cụ thể:

TT Nội dung

Tỷ lệ

1

Trẻ có thói quen nề nếp đi học chuyên cần

12/12- 100%

2

Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép và vâng lời

12/12-100%

3

Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh sạch sẽ, đúng nơi quy 12/12-100%
định

4

Trẻ có nề nếp biết ăn sạch sẽ, tự phục vụ bản thân

11/12- 91,7%

5

Trẻ có thói quen nề nếp giờ ngủ nằm im lặng, biết lấy 12/12-100%
và cất gối đúng nơi quy định

6

Trẻ có thói quen nề nếp thu dọn đồ chơi sau khi chơi 11/12- 91,7%
xong
12

7

Trẻ có nề nếp giờ học không nói chuyện, tích cực tham 12/12-100%
gia vào hoạt động

8

Trẻ có thói quen nề nếp giờ chơi không tranh giành đồ 11/12- 91,7%
chơi, không đánh bạn, đoàn kết với các bạn khi chơi
Những kết quả đạt được ở trên không phải làm tôi mãn nguyện mà tôi sẽ lấy

đó làm động lực thôi thúc mình cố gắng hơn nữa để rèn luyện nề nếp, thói quen cho
con trẻ trong những năm học tiếp theo.
2. Một số bài học kinh nghiệm:
Từ việc thực hiện áp dụng các hình thức rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ ở
nhóm 18-24 tháng, tôi đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Qua đây, bản
thân tôi cũng đã rút ra một số kinh nghiệm giúp rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu
cho trẻ đạt kết quả tốt như sau:
1. Muốn rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ được tốt thì trước hết cô giáo phải
không ngừng tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, thao giảng, dự giờ để đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân. Tìm tòi sách báo nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan
trọng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ.
2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp. Đặc biệt
quan tâm đến trẻ cá biệt không kỳ thị giữa trẻ này với trẻ khác.
3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp có tính sáng tạo, đẹp, gần gũi
với trẻ và phù hợp với nội dung với độ tuổi của trẻ. Thực sự yêu nghề mến trẻ, tận
tâm, hăng say với nghề.
4. Động viên khuyến khích trẻ và nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong
ngày. Bản thân giáo viên luôn là tấm gương tốt, lời ăn tiếng nói phải mẫu mực,
hành vi văn hoá. Khen chê đúng mực và biết tôn trọng trẻ.

13

5. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi
nơi. Cô tạo mọi cơ hội cho trẻ được tự làm một số việc phù hợp với khả năng của
trẻ.
6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia
đình để tìm ra nguyên nhân và thống nhất cách dạy trẻ tốt nhất.
7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ. Cô giáo là người bạn của trẻ khi
vui chơi, là tình mẹ - con khi ăn, khi ngủ.
C. KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ đức, đủ
tài. Ngành học Mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Vậy, làm thế
nào để cho trẻ em trưởng thành và phát triển được như mong muốn trong lời Bác đã
nói:

“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
là cả một công trình lớn nhằm khai thác hết tiềm năng để hướng trẻ đến sự

phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ, hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên
về giáo dục nhân cách làm hành trang trong suốt giai đoạn về sau của trẻ.
Như vậy, chúng ta cần phải biết phối kết hợp rộng rãi và chặt chẽ giữa nhà
trường và gia đình để thống nhất việc chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức
khoa học.
Là giáo viên Mầm non cần nhận thức được rằng: “ Làm Mẫu giáo tức là thay
mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy
phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ như trồng cây non.
Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu
thành người tốt”. Phải thật sự nhiệt tình say mê với công việc, có tấm lòng yêu
thương, tôn trọng, đối xử công bằng giữa các trẻ.
Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng được yêu cầu của ngành học Mầm non
theo định hướng đổi mới. Với những biện pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi
14

18-24 tháng trong năm học này giúp trẻ trong lớp có được nề nếp, thói quen tốt
nhất.
Vì đề tài này được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ. Do đó, một số
kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, xây dựng bổ sung của các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục
và Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp tôi có được bài học
kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt
nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ 18-24 tháng tuổi
nói riêng và trẻ trong độ tuổi Mầm non nói chung được tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn những đóng góp của Hội đồng Chuyên môn Nhà trường
và Hội đồng Thi đua của Ngành!
Lệ Ninh, ngày 19 tháng 05 năm 2012
Xác nhận của HĐKH
trường MNTT Lệ Ninh

Người viết

Trần Thị Thanh Hương

Xác nhận của HĐKH
Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ

15

Tải về bản full

ĐỀ TÀI “Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18- 24 tháng”

Tham khảo bài viết 'đề tài “một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18- 24 tháng”', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18- 24 tháng” 1
  2. Nội dung Trang 1 Phần I: Phần mở đầu 2 I- Lý do chọn đề tài 3 II- Nhận thức lý luận 4 III-Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 IV- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Phần II: Thực trạng I- Đặc điể m tình hình 6 Phần III: Một số biện pháp thực hiện 12 Phần IV- Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệ m 13 Phần V- Kết luận 2
  3. PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chă m sóc - giáo dục trẻ. Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệ m vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điể m sinh lý trẻ phát triển rất mạnh. Vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệ m vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình... nên khi mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậ m chí còn la 3
  4. khóc, không ăng ngủ, hoặc không tham gia vào mọi hoạt động… có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ... đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ tìm hiểu “Một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18- 24 tháng” II. Nhận thức lý luận. ng và tự tin hơn.Mthì vấn đề rèn luyện nề nếp Giai đoạn trẻ 18- 24 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấ y mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầ m non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiệ n và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầ m non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiể u 4
  5. biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàuốn thực hiệ n những mục tiêu trên thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả cao. Về góc độ giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triể n một cách thụ động. Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 18 - 24 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi... thì việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn. III. Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu. 1- Mục đích. Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ đạt được kết quả tốt nhất 2- Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng ( Do lớp tôi phụ trách ) - Trường: Mầm Non Phương Thông 5
  6. - Chương trình: Giáo dục mầm non trẻ 18- 24 tháng IV- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. 1- Nhiệm vụ. Với vai trò là một giáo viên Mầm Non tôi luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt "Một ngày của bé", quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch, không bớt xén chương trình. Do vậy nhiệm vụ chính của tôi là làm sao tìm ra hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ phù hợp nhất và sử dụng hình thức một cách tốt nhất để đem đến cho trẻ niề m vui và sự hứng thú thông qua các hoạt động, tạo cho trẻ niềm tin, sự ấm áp khi ở bên cô giáo, bên bạn . 2- Phương pháp nghiên cứu. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non - Tham gia các buổi thao giảng, thực hiện dạy và dự giờ để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp. - Tuyên truyền để phụ huynh thấy được sự quan trọng của việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ lứa tuổi 18-24 tháng - Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện của lớp, và nhận thức của trẻ và đặc biệt phải phù hợp với tâm lý của từng trẻ PHẦN II THỰC TRẠNG I- Đặc điểm tình hình của lớp. - Tổng số trẻ 8: Trong đó: 5 trẻ nam, 3 trẻ nữ. - Dân tộc: Kinh 3, tày 4, dao 1 6
  7. Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ,vào đầu năm học tôi đã tiế n hành khoả sát kết quả cụ thể cụ thể như sau Bảng khảo sát đầu năm về nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ Thói Thói Thói Thói Thói Thói Thói Thói quen nề quen nề quen nề quen cất quen nề quen nề quen nề quen nề Tổng nếp - giờ nếp đi học nếp chào đồ dùng nếp - giờ nếp - giờ nếp học nếp vệ số trẻ ăn đều hỏ i đồ chơi ngủ vui chơi tập sinh 8 4/8 3/8 1/8 2/8 1/8 2/8 1/8 1/8 Với kết quả như trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 18-24 tháng.Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như sau 1- Thuận lợi: - Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của cán bộ Chuyên môn phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự lãnh đạo của địa phương và bạn bè đồng nghiệp - Do trường ở trung tâm nên việc cập nhật thông tin nhanh, với những thông tin đổi mới qua các lớp tập huấn các chuyên đề trong nă m học - Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp các khoản đúng quy định. - Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành học mầ m non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng... 2- Khó khăn: Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định. 7
  8. - Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang phát triể n do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chă m sóc. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen của lớp, tính dụt dè, nhút nhát, cá tính... còn nhiều ở trẻ. - Phòng học nhỏ hẹp khó khăn cho việc hoạt động - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếp cho trẻ chưa quan trọng. Để đi vào thực hiện việc rèn luyện thói quen nề nếp cho trẻ từ những thuận lợ i và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp: PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệ u quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầ m quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất. 2. Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp thích hợp Bên cạnh việc thực hiện chương trình chă m sóc - giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để đưa các cháu đi vào nề nếp thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên 8
  9. cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý: + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. + Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình. + Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động, cá biệt khi thấy trẻ ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi, đứng, xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết... bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi 3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo trẻ mầm non nói chung và trẻ 18 - 24 tháng tuổi nói riêng, ở độ tuổi này trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”, học ở mọi lúc mọi nơi Vì vậy muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ tốt hơn. Bản thân tôi đã không ngừng cho việc sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi sao cho đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội dung với độ tuổi. Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng vừa tầm với trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cách thoải mái và tự tin hơn. Ví dụ: Cháu mới nhập lớp đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà... tôi có thể bế cháu lại các góc chơi xem bức tranh ảnh, xem đồ chơi : Búp bê, những đồ dùng nấu ăn…. Để trẻ tập trung vào các đồ chơi mà quên đi nỗi nhớ nhà bằng cách tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh và hỏi: Tranh vẽ ai đây? còn ai đây nữa? cô giáo và các bạn đang làm gì?...Nào cô cháu mình cùng nấu bột cho em búp bê ăn… Từ việc chú trọng đến đồ dùng, đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày giúp trẻ hứng thú hơn, tăng phần tích cực, tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và 9
  10. sinh động hơn, đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. 4. Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày Trẻ 18 - 24 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ còn bé hay tò mò thích bắt chước, tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng, sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, nhưng không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung, nên tôi thường khen những gương tốt để trẻ bắt chước. Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọ n gàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè… thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ... tôi dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ hoạt động nào đó mà trẻ có thể học tập, bắt chước. Tôi đã tranh thủ cơ hội đó để thay đổi trẻ bằng mọi hình thức. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần. Được cô tạo điều kiện giúp đơ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hoà nhập vào nề nếp, khuôn khổ của tập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin. 5. Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quen đâu phải là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là một thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện... trò chơi có nội dung 10
  11. nói về nề nếp thói quen. tôi cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ tới bả n thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo. Nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, liên tục do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt động mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn. Ví dụ: Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào…Các bài thơ: Chào, Miệng xinh, Cháu chào ông ạ… - Qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như: Bạn ơi hết giờ rồi Nhanh tay cất đồ chơi Nhẹ tay thôi bạn nhé Cất dồ chơi đi nào” Hay Giờ chơi hết rồi Nào các bạn ơi Ta cùng cất dọn Đồ dùng đồ chơi Vào nơi quy định - Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện rèn cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như: Bài hát: Giờ đi ngủ… Bài thơ: “ Giờ ăn” Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơn vãi 11
  12. Bài thơ : “ Giờ ngủ” Vào giường đi ngủ Không nghịch đồ chơi Không gọi bạn ơi Không cười khúc khích Không ai tinh nghịch Giơ chân, giơ tay Phải nằ m cho ngay Mắt thì nhắm lại - Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua các bài Bài thơ: “Chùi mũi” Mỗi khi có mũi Bé nhớ chùi ngay Chớ có dùng tay Quyệt ngay lên má Trông thật xấu quá Cô chẳng yêu đâu Bài thơ: “Rửa tay sạch” Cô dặn bé Trước giờ ăn Khi tay bẩn Phải sửa ngay Với xà phòng Bé ghi lòng Lời cô dăn 6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình 12
  13. Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Do vậy tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện cho trẻ ở lứa tuổi này. Từ đó phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở gia đình. Giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chă m sóc - giáo dục trẻ - Vận động phụ huynh cùng sưu tầ m tranh ảnh, nhữnh bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp. đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chă m sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt Tôi trao đổi với phụ huynh thông qua các hình thức + Qua giờ đón trả trẻ. + Trong các hội nghị cha mẹ học sinh. + Các thông tin trên bảng tuyên truyền 7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ Trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của ngườ i mẹ... vì thế các cháu mang đến trường, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ lạ lẫ m vừa lưu luyến nhớ gia đình. Thậ m chí có cháu còn sợ hãi khóc lóc... Vì tuổi này trẻ còn rất bé, sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhậ n được nguồn hạnh phúc, được an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Tình cả m của cô đối với trẻ giầu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách dễ dàng. Ví dụ: 13
  14. Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ thậm chí khóc hờn, cô bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho trẻ xem tranh và trò chuyện hoặc hát cho trẻ nghe rồi kể chuyện, cùng trẻ chơi với các đồ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà. Rồi những buổi đầu trẻ ăn cơm, ngủ tại trường với trẻ điều gì cũng mới mẻ cô ân cần dỗ dành, động viên khuyến khích bón từng thìa cơm, ru trẻ vào giấc ngủ. Dần dần trẻ đã quen khi đến giờ ăn cô hướng dẫn trẻ tự ngồi vào bàn ăn, tập cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn, ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi. PHẦN IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả đạt được Qua một năm học tôi kiên kiên trì thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ, đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn và thích đi học, có nề nếp tham gia trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạ n và tự tin hơn, cụ thể: - Trẻ có hành vi đạo đức tốt, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, yêu quý con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với bạn, biết cảm ơn xin lỗi. - Đặc biệt các cháu về nhà đã biết tự mình làm một số việc tự phục vụ: Tự xúc ăn, tự uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong tự cất đồ chơi… biết đọc thơ, hát bi bô cho ông bà, bố mẹ nghe. Vì vậy các bậc phụ huynh rất vui, càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp . Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu nhiều hơn. - Các cháu có nề nếp thói quen tự phục vụ nên tôi thực hiện nhiện vụ chăm sóc giáo dục một cách dễ dàng 14
  15. Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện một số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ Bảng so sánh kết quả việc áp dụng một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ: Thói Thói Thói Thói Thói quen Thói Thói Thói Tổng quen nề quen nề quen cất quen nề nề nếp - quen nề quen nề quen nề số trẻ nếp đi nếp chào đồ dùng nếp - giờ giờ ngủ nếp - giờ nếp học nếp vệ học đều hỏ i đồ chơi ăn vui chơi tập sinh Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m nă m 8 4/8 8/8 3/8 7/8 1/8 7/8 2/8 7/8 1/8 8/8 2/8 7/8 1/8 8/8 1/8 8/8 Tuy kết quả đạt được chưa cao. Nhưng đó là điều rất phấn khởi là niề m động viên, khích lệ tôi cố gắng hơn nữa trong năm học tiếp theo 2. Bài học kinh nghiệm: Với các hình thức tôi thực hiện trong năm học vừa qua đã thu được kết quả đáng mừng. Từ đó bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả tốt - Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn - Bản thân giáo viên luôn là tấ m gương tốt, mẫu mực trong mọi hoạt động: Lờ i ăn, tiếng nói, việc làm - Cô yêu nghề mến trẻ tận tâm với công việc của mình. Luôn tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức để dạy trẻ phù hợp và đạt kết quả cao - Rèn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá biệt, không phân biệt giữa các trẻ - Giáo viên trao đổi thường xuyên với phụ huynh những gì trẻ làm được và chưa làm được để cùng tìm ra nguyên nhân và cách dạy trẻ tốt nhất 15
  16. - Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng của trẻ và có hành vi văn hoá P HẦ N V KẾT LUẬN Bác Hồ kính yêu đã nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chă m sóc - giáo dục trẻ là một nhiệ m vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằ m hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này. Là một giáo viên mầ m non phải cần nhận thức sâu sắc tầ m quan trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên “Người mẹ thứ hai” của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ Xuất phát từ thực tiễn, nhằ m đáp ứng yêu cầu của ngành học mầ m non theo định hướng đổi mới hình thức tổ chức. Với những biện pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng trong nă m học 2009 - 2010. Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây tôi rất mong được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt 16
  17. hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt nâng cao chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 18 - 24 tháng tuổi nói riêng. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phương Thông, ngày 30 tháng 04 năm 2010 Xác nhận của Ban giám hiệu Người viết HIỆU TRƯỞNG Hoàng Thị Huệ Đặng Thị Thu 17
  18. RÈN LUYỆN NỀ NẾP THÓI QUEN BAN ĐẦU CHO TRẺ 18 - 24 THÁNG TUỔI P HẦ N I P HẦ N M Ở Đ Ầ U I. Lý do chọn đề tài: Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. 18
  19. Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chă m sóc - giáo dục trẻ. Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệ m vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng, trẻ đang còn rất bé, dễ bị tổn thương về tâm lý vì lứa tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệ m vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình... nên khi mới nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậ m chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, hoặc không tham gia mọi hoạt động ... có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ... đến với cô giáo và các bạn. Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp nói chung. Vì giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cả m với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được 19
  20. yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầ m non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiể u biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầ m non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả cao. Về góc độ giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi 18 - 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triể n một cách thụ động. 20

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng

Ngày đăng tin: 13:30:46 - 08/11/2018 - Số lần xem: 8342

Sáng kiến kinh nghiệp về rèn luyện nề nếp với một số biện pháp cho trẻ 24 36 tháng tuổi làm quen với môn nhận biết tập nói, sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ 18-24 tháng,

Biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục nước ta bao gồm các lớp nhà trẻ, mẫu giáo. Là bậc học cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trí tuệ cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới. Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ chính là 1 trong những bước hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở trường mầm non.

Trẻ 18 - 24 tháng là giai đoạn trẻ mới bắt đầu bi bô tập nói và ở giai đoạn này trẻ cũng mới bắt đầu nhận thức được việc mình làm đúng – sai, tốt – xấu và ở độ tuổi này trẻ mới bắt đầu đi học trường mầm non. Do đó thói quen nề nếp của trẻ ở trường mầm non chưa được hình thành. Chính vì vậy vấn đề rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở trường mầm non cho trẻ giai đoạn 18 -24 tháng là việc hết sức quan trọng cần thiết. Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ 18 – 24 tháng sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách sau này.

Là một giáo viên mầm non được phụ trách trẻ ở độ tuổi 18 -24 tháng tôi nhận thấy ở độ tuổi này trẻ rất bé bỏng rất cần được nâng niu chăm sóc tốt, những đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh, trẻ rất dễ bị tổn thương tâm lý. Do trẻ chưa tách rời bố, mẹ, gia đình nên khi mới nhập trường, lớp trẻ sẽ có thái độ sợ hãi lo lắng khi phải xa bố, mẹ, người thân, mọi thứ đều lạ lẫm với trẻ, trẻ tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, trẻ còn la khóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động trong lớp. Chính vì thế tôi thấy việc cần giáo dục các cháu đưa các cháu vào nề nếp thói quen để tham gia vào các hoạt động trong ngày là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.

Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu trẻ chập chững, bi bô tới lớp, những ngày trẻ không muốn rời xa bố mẹ đến với cô giáo và các bạn.

Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp dạy khối nhà trẻ nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã suy nghĩ tìm hiểu và đã tìm ra

“ Một số biện pháp rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng ở trường mầm non Yên Mỹ”

* Mục đích nghiên cứu:

- Thực trạng việc rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18 – 24 tháng tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ.

- Một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18 – 24 tháng tuổi ở lớp D3 trường mầm non xã Yên Mỹ.

* Đối tượng nghiên cứu:

- Biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng tuổi

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát sư phạm.

Phương pháp dùng lời.

Phương pháp dùng trò chơi.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng tuổi, lớp D3, trường mầm non xã Yên Mỹ, Huyện Thanh Trì. Năm học 2013- 2014.

* Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 8/ 2013 đến tháng 4/ 2014.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận:

Việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy các cháu theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này.

Chính vì thế vấn đề rèn nề nếp thói quen ban đầu ở trường mầm non cho trẻ giai đoạn 18 – 24 tháng là việc làm hết sức quan trọng cần thiết. Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ 18 – 24 tháng sẽ là cái kiềng vững chắc làm nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.

II. Cơ sở thực tiễn:

1. Đặc điểm tình hình:

Trường mầm non xã Yên Mỹ thuộc xã Yên Mỹ - Huyện Thanh Trì nằm trên địa bàn ngoài đê ven dọc sông Hồng. Trường đạt trường chuẩn quốc gia, đã đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. Năm học này trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố và bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.

Năm học 2013 – 2014 nhà trường phân công cho tôi dạy lớp khối nhà trẻ D3. Lớp D3 gồm 4 cô: Cô Thành đã tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non, cô Ánh, cô Hồng và tôi đã tốt nghiệp Trung cấp sư phạm mầm non và đang theo học Đại học sư phạm mầm non.

Lớp D3 được 4 cô luôn trang trí lớp phù hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 37 cháu.

Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:

2. Thuận lợi:

- Lớp được Ban giám hiệu đầu tư trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, máy vi tính, đầu đĩa, ti vi.

- Bốn cô giáo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Bản thân là giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho.

- Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.

- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

3. Khó khăn:

- Đa số trẻ đi học ở 1 lứa tuổi 18- 24 tháng, 1 số trẻ còn ít tháng hầu như trẻ trong lớp chưa hề có nề nếp, thói quen ban đầu về ăn, ngủ, nếp chơi, nếp học bởi trẻ vừa mới đi học vài tháng và nhiều trẻ còn non tháng.

- Đầu năm sĩ số trẻ là 28 đến kì 2 sĩ số tăng lên 37 trẻ, trẻ bé lớp sĩ số đông mỗi tháng đều có trẻ mới đi nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc giáo dục rèn nề nếp thói quen cho trẻ.

- Do nhiều trẻ ít tháng nên hầu như nhiều trẻ chưa biết nói ảnh hưởng đến việc nếp chơi, học, trẻ còn bé nên hay ốm ảnh hưởng đến chuyên cần của lớp.

- Mét sè phô huynh ch­a quan t©m ®Õn viÖc đi học cña con nªn cßn hay cho trÎ nghØ häc tù do.

Để biết được nề nếp thói quen ban đầu của trẻ vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát kết quả thực tế cụ thể như sau: đầu năm số trẻ là 28.

Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18 -- 24 tháng

Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và đã sử dụng một số biện pháp sau:

III. Các biện pháp chính:

a. Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và thực hiện chương trình giáo dục trẻ 18 – 24 tháng có hiệu quả:

Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong việc rèn nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ. Bởi vì cô dạy có hay, có hấp dẫn thì mới thu hút được trẻ, trẻ mới nhanh ngoan và nhanh đi vào nề nếp. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn về độ tuổi thật vững chắc. Thế nhưng năm nay lại là năm đầu tiên tôi dạy ở độ tuổi nhà trẻ 18 – 24 tháng nên trình độ chuyên môn về độ tuổi này vẫn còn bị hạn chế. Vì thế mà tôi cần phải học lại càng phải học nhiều hơn nữa. Tôi mượn nhà trường các tài liệu lien quan đến chương trình giáo dục trẻ 18- 24 tháng về tự nghiên cứu và tự bồi dưỡng kiến thức cho mình. Đi đôi với tự nghiên cứu tài liệu là tôi còn học hỏi các chị em đồng nghiệp có chuyên môn vững vàng về khối nhà trẻ. Trong việc thực hiện biện pháp này chỉ sau vài tuần học đầu tôi đã thấy có hiệu quả rõ rệt. Từ chỗ các cháu không chịu ngồi vào học hoặc ngồi không ngay ngắn nằm ngả nghiêng, có cháu thì học khóc đòi về với mẹ. Chỉ sau vài 3 tuần chịu khó học hỏi áp dụng vào chương trình dạy trẻ tôi thấy các cháu hứng thú học hơn, học ngoan có nếp hơn, các cháu không còn khóc và không còn ngồi ngả nghiêng nữa.

Bên cạnh đó, trẻ độ tuổi 18 – 24 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của bố mẹ. Vì thế các cháu mang đến trường 1 tâm trạng lo lắng ngỡ lưu luyến nhớ gia đình. Thậm chí cháu sợ hãi khóc lóc lâu mới quen. Vì tuổi này trẻ còn rất bé sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm nhẹ nhàng bên cạnh của cô giáo nhất là những ngày đầu tiên trẻ mới nhập lớp cô phải là sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc, an toàn, quan tâm được yêu mến có thể coi là 1 thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết yêu thương như quan hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở quên mình là người lớn để thực sự là người người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm tình, có hứng thú thì cô mới có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào các hoạt động 1 cách dễ dàng.

b. Biện pháp 2: Phân nhóm theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nhanh chóng đưa trẻ vào chương trình chăm sóc giáo dục là vấn đề trọng tâm. Thì vấn đề cô giáo phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và quan trọng hơn là phải nắm rõ đặc điểm riêng của từng trẻ nhằm lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu 1 cách hợp lý như sau:

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn

+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình

+ Trẻ hiếu động cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay khóc ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.

Việc phân nhóm này rất có hiệu quả trong việc rèn luyện trẻ tôi lấy ví dụ thực tế đã trải qua, theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên khi tôi mời 1 cháu khá trả lời câu hỏi thì cháu học TB ngồi bên cạnh bạn có thể nghe được câu trả lời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được và với sự động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học hơn và trẻ đó sẽ dần dần tiến bộ lên làm cho nề nếp học của trẻ ngày càng ổn định.

Tôi cho những trẻ còn hay khóc ngồi cạnh cô khi học sẽ rất phù hợp trong việc rèn nề nếp cho trẻ. Khi dạy cô cho những trẻ này ngồi cạnh cô cô vừa dạy vừa thể hiện cử chỉ yêu thương chia sẻ cho trẻ chỉ bằng vuốt ve nhẹ nhàng hay 1 cái xoa đầu cũng có thể làm trẻ vơi đi nỗi nhớ ba mẹ cộng với sự sáng tạo của cô trong giờ học sẽ lôi cuốn trẻ học cùng với các bạn để quên đi nỗi nhớ ba mẹ. Điều này sẽ nhanh chóng giúp trẻ ngoan và nhanh ổn định nề nếp học hơn.

Để thực hiện biện pháp này ngoài việc trao đổi với phụ huynh về đặc điểm riêng của trẻ cộng với sự theo dõi trẻ hàng ngày của cô. Và xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi tham khảo những tài liệu có nội dung hỗ trợ cho biện pháp phân nhóm này. VD như: tôi tìm đọc cuốn tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non của tác giả

“Nguyễn Ánh Tuyết”.

c. Biện pháp 3: Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày:

Trẻ 18 – 24 tháng với đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển mạnh mà tôi cũng như bất cứ 1 đồng nghiệp nào cũng có thể dựa vào đó để rèn nề nếp cũng như ý thức trẻ đó là trẻ mầm non nói chung và trẻ 18 – 24 tháng nói riêng rất thích được cô giáo khen và rất sợ bị chê và 1 điểm nữa là trẻ bé hay tò mò thích bắt chước. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý này tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng sử dụng khen chê đúng mực. Việc khen và chê có tác dụng nhanh mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, tuy nhiên không nên khen quá đáng mà chê trách chung chung. Tôi thường khen những gương tốt trước tập thể để trẻ bắt chước.

VD: cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo đầu tóc gọn gang sạch sẽ, đi học biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè trước lớp. Ngay hôm sau tôi thấy có nhiều trẻ đi học biết chào cô, ăn mặc sạch sẽ vì cháu bắt chước bạn để được cô khen.

Còn khi chê trẻ cô không chê chung chung nhưng cũng cần phải tìm cách chê thật khéo léo. Không chê trước tập thể lớp mà phải gần gũi ân cần nhắc nhở, góp ý riêng với trẻ để trẻ không vì xấu hổ mà có ý nghĩ không muốn đi học.

VD: khi chê 1 cháu nghịch trong giờ học kết thúc giờ học tôi nêu gương khen 1 số trẻ ngoan còn những trẻ chưa ngoan tôi chỉ nhắc nhở phê bình chung chung. Nhưng sau đó giờ học vào hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi sẽ gần gũi nhắc nhở cháu trao đổi với cháu bằng những câu hỏi: con thấy hôm nay bạn Nhi học có ngoan không? Ngoan ạ. Còn con ngồi làm gì? Như thế đã ngoan chưa? Chưa ngoan. Từ đó tôi dặn trẻ hôm nay bạn Nhi học rất ngoan được cô khen rồi đấy, hôm sau con hãy học tập bạn để được cô khen con nhé.

Bên cạnh đó, tôi còn thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi để khen chê trẻ đúng lúc đúng nơi kịp thời giúp trẻ có thói quen nề nếp học tốt hơn.

d. Biện pháp 4 : Rèn luyện nề nếp thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động mọi lúc – mọi nơi :

Hàng ngày các cháu tôi đến lớp với các nội dung hoạt động : giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón trả trẻ… mọi sinh hoạt đều là hành động để trẻ được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp thói quen không phải là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị mẫu giáo, điều này cũng là 1 thử thách cho cô giáo trẻ ở lứa tuổi này. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi…có nội dung nói về nề nếp thói quen tôi có thể sử dụng để phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo. Nhờ tạo sự điều kiện giúp đỡ của cô trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, liên tục do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt động mọi lúc mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn các cháu ngoan có nề nếp hơn.

Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18 -- 24 tháng

VD : Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như : bé ngoan, lời chào buổi sáng, mẹ yêu không nào ; các bài thơ : miệng xinh, cháu chào ông ạ, cô và mẹ...có thể kết hợp cho trẻ xem tranh khi đọc thơ cho trẻ nghe

Qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định như :

‘Bạn ơi hết giờ rồi

Nhanh tay cất đồ chơi

Nhẹ tay thôi bạn nhé

Cất đồ chơi đi nào’

Qua bài hát, bài thơ, câu chuyện rèn nề nếp thói quen cho trẻ khi đến giờ ăn, giờ ngủ như bài thơ : ‘Giờ ăn’

Đến giờ ăn cơm

Vào bàn bạn nhé

Nào thìa bát đĩa

Xúc cho gọn gàng

Chớ có vội vàng

Cơm rơi cơm vãi.

Ngoài cho trẻ đọc thơ trước giờ ăn tôi còn cho trẻ xem tranh và nêu gương các bé trong tranh để trẻ bắt chước.

Đến giờ đi ngủ tôi cho trẻ đọc bài thơ : ‘Giờ ngủ’

Không nghịch đồ chơi

Không gọi bạn ơi

Không cười khúc khích

Không ai tinh nghich

Giơ chân giơ tay

Phải nằm cho ngay

Mắt thì nhắm lại.

Khi rèn thói quen vệ sinh tôi cho trẻ đọc bài thơ: ‘Rửa tay sạch’

Cô dặn bé

Trước giờ ăn

Khi tay bẩn

Phải rửa ngay

Với xà phòng

Bé ghi lòng, lời cô dặn.

Từ đó thông qua các bài thơ, bài hát trẻ vừa được rèn phát âm đọc thơ, hát nói về rèn thói quen nề nếp trẻ sẽ còn nhớ các nếp vệ sinh đó khi đến giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh.

e. Biện pháp 5: Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền vận động phối kết hợp với phụ huynh học sinh:

Để thực hiện tốt việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ 1 vai trò quan trọng do vậy tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về sự cần thiết của việc rèn luyện cho trẻ ở lứa tuổi này. Từ đó phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để nắm bắt đặc điểm tình hình của trẻ, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi với cha mẹ để rèn luyện thêm cho trẻ khi ở nhà giúp việc rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ có khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Vận động phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh, những bài thơ câu chuyện có nội dung phù hợp, đóng góp nguyên vật liệu và cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.

Tôi trao đổi với phụ huynh thông qua cac hình thưc: qua giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh, các thông tin trên bảng tuyên truyền.

IV. Kết quả đạt được:

Qua 1 năm học tôi kiên trì thực hiện 1 số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo, các bạn và thích được đến lớp đi học, đã có nề nếp tham gia mọi hoạt động, tác phong mạnh dạn tự tin hơn khi mới đến lớp.

Trẻ có hành vi đặc điểm tốt, đi học biết chào hỏi bố mẹ, ông bà, cô giáo, vâng lời ông bà, bố mẹ, yêu quý con vật, cây cối, quan tâm với bạn bè, biết cảm ơn, xin lỗi.

Đặc biệt các cháu về nhà đã biết tự làm phục vụ, tự xúc ăn, tự uống nước, biết đọc thơ hát cho ông bà, bố mẹ nghe.Vì vậy phụ huynh rất vui hài lòng và yên tâm hơn khi gửi con đến lớp. Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các nhiều hơn, các cháu có thói quen nề nếp tự phục vụ nên tôi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ 1 cách dễ dàng.

Để minh chứng cho kết quả đạt được của trẻ được rõ ràng dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện 1 số hình thức rèn nề nếp thói quen của trẻ.

Bảng so sánh kết quả việc áp dụng 1 số hình thức rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu của trẻ kết quả cuối năm trẻ cả lớp đạt được:

Sáng kiến kinh nghiệm một số hình thức rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 18 -- 24 tháng

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

1. Kết luận:

Bác Hồ kính yêu đã nói:

“ Hiền dữ đâu phải là định sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Trẻ sinh ra đâu phải đứa trẻ nào cũng ngoan cũng lễ phép mà ngay từ ban đầu người lớn phải rèn luyện trẻ dạy trẻ để sau này trẻ trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ là 1 nhiệm vụ hàng đầu vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện

Download Tài liệu :
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhà trẻ 18 – 24 tháng Tải xuống

0 nhận xét|Viết nhận xét