Sinh lý học trẻ em mầm non chứng minh cơ thể trẻ em là một khối thống nhất

BÀI MỞ ĐẦU 1. Nội dung bài giảng Sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo và những đặc điểm sinh lý của trẻ em về các hệ cơ quan bên trong cơ thể trẻ em; những biện pháp giữ gìn vệ sinh các hệ cơ quan, đồng thời rèn luyện cho sinh viên có những kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để học tốt các môn học: tâm lý học, giáo dục học, Tư nhiên – Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội… Môn học còn trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu cơ bản của sinh lý học trẻ em. 2. Mục tiêu bài giảng Học xong học phần này sinh viên có được: * Về kiến thức Mô tả đươc cấu tạo và trình bày được đặc điểm sinh lý trẻ em: hệ thần kinh và hoạt động thần kinh cấp cao; hoạt động của các cơ quan phân tích, các tuyến nội tiết, hệ sinh dục, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và trao đổi chất. * Về kỹ năng Vận dụng những kiến thức về sinh lý trẻ em vào việc tìm hiểu và ứng dụng các đặc điểm tâm lý của trẻ, vào việc tổ chức dạy học và phương pháp giáo dục, vào việc dạy học bộ môn Tự nhiên – Xã hội và Khoa học ở bậc Tiểu học. * Về thái độ Coi trọng học phần này vì nó là cơ sở để học các môn học khác [Tâm lý học, Giáo dục học, Tự nhiên – Xã hội], có thái đô khuyến khích tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ một cách hợp lý. 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ SINH LÍ HỌC TRẺ EM [2 TIẾT] Mục tiêu: Sinh viên hiểu đươc các khái niệm: quá trình đồng hóa, dị hóa; sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận; sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể và nắm bắt đươc các qui luật tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Vận dụng những kiến thức trên vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 1.1. Nghiên cứu khái niệm tăng trưởng, phát triển và các quy luật của chúng 1.1.1. Thông tin Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ em 1.1.1.1. Cơ thể trẻ em là một thể thống nhất Cơ thể trẻ em không phải là một phép cộng của các cơ quan hay tế bào riêng lẻ. Mọi cơ quan, mô và tế bào đều được liên kết với nhau thành một khối thống nhất trong cơ thể. Sự thống nhất ấy được thể hiện ở những mặt sau: - Sự thống nhất giữa đồng hoá và dị hoá: trong cơ thể luôn luôn tiến hành hai quá trình liên hệ mật thiết với nhau: đồng hoá và dị hoá. Quá trình đồng hoá là quá trình xây dựng các chất phức tạp mới từ các chất lấy ở bên ngoài vào. Quá trình dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp của nguyên sinh chất thành các chất đơn giản. Quá trình dị hoá tạo ra năng lượng. Năng lượng này một mặt được dùng vào quá trình đồng hoá, mặt khác dùng để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của cơ thể. Khi cơ thể còn trẻ, đồng hoá mạnh hơn dị hoá. Khi cơ thể đã già, dị hoá lại mạnh hơn đồng hoá. 2 Sự sống chỉ giữ được nếu môi trường bên ngoài luôn luôn cung cấp cho cơ thể oxi và thức ăn và nhận của cơ thể những sản phẩm phân huỷ. Đó là quá trình trao đổi chất của cơ thể và môi trường. - Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận: chính sự trao đổi chất quyết định hoạt động và cấu tạo hình thái cơ thể nói chung, và của từng bộ phận nói riêng. Chức phận và cấu tạo của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng loại của cơ thể. Giữa chức phận và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít và phụ thuộc lẫn nhau. Trong hai mặt đó, chức phận giữ vai trò quyết định, vì chức phận trực tiếp liên hệ với trao đổi chất. Chẳng hạn, lao động và ngôn ngữ đã quyết định cấu tạo của con người khác với khỉ hình người. Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể: sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể được diễn ra theo 3 hướng: Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví dụ: khi ta lao động, cơ làm việc, tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn. Sau khi lao động, ta ăn ngon hơn, mồ hôi ra nhiều hơn, nước tiểu cũng thay đổi thành phần. Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận. Ví dụ: hiện tượng đói là ảnh hưởng của toàn bộ cơ thể đến cơ quan tiêu hoá. Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa các thành phần cấu tạo với nhau. Ví dụ: tay co là do sự phối hợp giữa hai cơ nhị đầu và tam đầu; đồng tử co dãn được là do sự phối hợp của cơ phóng xạ và cơ đồng tâm. - Sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường: khi môi trường thay đổi thì cơ thể cũng phải có những thay đổi bên trong, những phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Nếu không, cơ thể sẽ không tồn tại được. Khả năng này của cơ thể được gọi là tính thích nghi, một đặc tính chung của sinh học. Ví dụ: khi trời lạnh, ta “nổi da gà”. Đó chính là một sự thích nghi của cơ thể đối với thời tiết: các cơ dựng lông co lại để giữ cho nhiệt trong cơ thể đỡ thoát ra ngoài. Đó là loại thích nghi nhanh. Những động vật kiếm ăn ban đêm thì có tế bào gậy [của võng mạc] phát triển, còn tế 3 bào nón kém phát triển. Lượng hồng cầu của người sống ở các vùng rẻo cao nhiều hơn so với người ở đồng bằng vì ở trên độ cao thì không khí ít oxi hơn, khả năng kết hợp oxi của hồng cầu kém hơn. Loại thích nghi này là loại thích nghi chậm. Tính thích nghi ở con người mang tính chủ động, không như ở động vật khác: Ta chống rét bằng áo ấm, lò sưởi, chứ không thụ động bằng cách “nổi da gà”. 1.1.1.2. Các quy luật chung của sự tăng trưởng và phát triển Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục, diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Ở mỗi một giai đoạn phát triển cơ thể, cơ thể đứa trẻ là một chỉnh thể hài hoà với những đặc điểm vốn có đối với giai đoạn tuổi đó. Mỗi một giai đoạn tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những cái hiện có của giai đoạn này và những mầm mống của giai đoạn sau. Như vậy, mỗi một lứa tuổi là một hệ thống cơ động độc đáo, ở đó vết tích của giai đoạn trước dần dần bị xoá bỏ, cái hiện tại và tương lai được phát triển, rồi cái hiện tại lại trở thành cái quá khứ và mầm mống của cái tương lai lại trở thành cái hiện tại, rồi những phẩm chất mới lại được sinh, những mầm mống của cái tương lai. Giáo dục phải xác định được cái hiện có và dựa trên mầm mống của cái tương lai mà tổ chức việc dạy học và giáo dục cho thế hệ trẻ. Sự phát triển trước hết được thể hiện ở sự tăng trưởng hay lớn lên của cơ thể, của các cơ quan riêng lẻ và ở sự tăng cường các chức năng của chúng. Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau diễn ra không đồng đều và không đồng thời, vì vậy mà tỉ lệ cơ thể bị thay đổi. Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không đồng đều. Chẳng hạn, ở tuổi dậy thì cơ thể lớn nhanh, nhưng sau đó thì chậm lại. Đặc trưng của sự tăng trưởng là sự thay đổi về số lượng những dấu hiệu vốn có của cơ thể, về sự tăng lên hay giảm đi những dấu hiệu đó. 4 Đặc trưng của sự phát triển là những biến đổi về chất của cơ thể, là sự xuất hiện những dấu hiệu và thuộc tính được hình thành ngay trong quá trình tăng trưởng. Quá trình phát triển này diễn ra một cách từ từ, liên tục nhưng đồng thời cũng có những bước nhảy vọt, những “ngắt quãng của sự liên tục”. Những giai đoạn đầu tiên của quá trình này diễn ra khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Quá trình phát triển của cơ thể đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa phân hoá đến phân hoá. Nó phân chia các bộ phận, các cơ quan, các yếu tố và hợp nhất chúng lại thành một toàn bộ mới, một cơ cấu mới. Sự hình thành những cơ cấu mới là sự xuất hiện những phẩm chất mới của con người đang phát triển, nó diễn ra ở cả mặt hình thái lẫn cả mặt chức năng, sinh hoá, sinh lí và tâm lí. Sự phát triển cơ thể con người được biểu hiện qua các chỉ số đo người: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chiều rộng của vai...Trong đó, chiều cao và cân nặng là hai chỉ số cơ bản. Chiều cao tăng lên rõ rệt trong thời kì bú mẹ và trong thời kì đầu của tuổi nhà trẻ. Sau đó nó lại chậm lại ít nhiều. Lúc 6 – 7 tuổi, chiều cao lại tăng nhanh và đạt tới 7 – 10 cm trong 1 năm. Đó là thời kì vươn dài người ra. Sau đó, lúc 8 – 10 tuổi thì sự tăng trưởng bị chậm lại, hằng năm chỉ đạt 3 – 5 cm [thời kì tròn người], đến lúc bắt đầu dậy thì [11 – 15 tuổi] lại được tiếp tục tăng nhanh, từ 5 – 8 cm trong 1 năm [thời kì thứ hai của sự vươn dài người ra]. Cân nặng: giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ thuộc theo một tỉ lệ nghiêm ngặt nào, nhưng thông thường trong cùng một lứa tuổi thì những trẻ cao hơn có cân nặng lớn hơn. Nhịp độ tăng trọng lớn nhất ở năm đầu của đời sống. Tới cuối năm thứ nhất thì cân nặng được tăng lên 3 lần. Sau đó cân nặng tăng thêm trung bình mỗi năm 2 kg. 1.1.1.3. Các giai đoạn phát triển sinh lí theo lứa tuổi Có nhiều cách phân loại các thời kì [giai đoạn] phát triển khác nhau của cơ thể. Cách phân loại của A.F. Tua, đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta, như sau: 5 Thời kì phát triển trong bụng mẹ [270 – 280 ngày], gồm: - Giai đoạn phôi thai [3 tháng đầu]; - Giai đoạn nhau thai nhi [từ tháng 4 đến khi sinh]. Thời kì sơ sinh [từ lúc lọt lòng đến 1 tháng]. Thời kì bú mẹ [nhũ nhi]: kéo dài đến hết năm đầu. Thời kì răng sữa [12 đến 60 tháng], gồm 2 giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn nhà trẻ: 1 – 3 tuổi; - Giai đoạn mẫu giáo: 4 – 6 tuổi. Thời kì thiếu niên [7 – 15 tuổi], gồm 2 giai đoạn nhỏ: - Giai đoạn học sinh nhỏ: 7 – 12 tuổi; - Giai đoạn học sinh lớn: 12 – 15 tuổi. Thời kì dậy thì [tuổi học sinh Trung học Phổ thông]. Trẻ càng nhỏ thì điều kiện sống ảnh hưởng càng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa sinh lí và tâm lí trong hoạt động của cơ thể Sự phát triển tâm lí của trẻ em diễn ra trên cơ sở phát triển giải phẫu – sinh lí của nó, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh và các giác quan. Người ta thường nói: “một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể cường tráng” là vì vậy. Ví dụ: các em bé bị tật não nhỏ thì thường bị thiểu năng trí tuệ [chậm phát triển trí tuệ]; các em bị thiếu bán cầu đại não thì không có khả năng học nói, học đi và các vận động có phối hợp khác. Sự kém phát triển và chức năng suy yếu của tuyến giáp trạng dẫn đến sự trì trệ của trí tuệ. ảnh hưởng thuận lợi của các biến đổi sinh lí đến khả năng làm việc trí óc được thể hiện sau những động tác thể dục giữa giờ. Tất cả những ví dụ trên đã nói lên ảnh hưởng của sự phát triển cơ thể đến sự phát triển tâm lí của trẻ. 6 Mặt khác, bản thân sự phát triển tâm lí cũng lại có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển cơ thể của trẻ. Chẳng hạn, sự phát triển của hoạt động ngôn ngữ đã làm phát triển cái tai âm vị của trẻ; những luyện tập có động cơ, có mục đích có thể làm tăng tính nhạy cảm của các cơ quan phân tích, hoặc phục hồi được các chức năng đã bị phá huỷ của cơ thể. Trong mối quan hệ qua lại giữa sự phát triển cơ thể và sự phát triển tâm lí của đứa trẻ thì sự phát triển cơ thể là tiền đề cho sự phát triển tâm lí. 1.1.2. Nhiệm vụ và đánh giá 1.1.2.1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: đọc các thông tin và tài liệu tham khảo trên. Nhiệm vụ 2: thảo luận theo nhóm các câu hỏi: Thế nào là tăng trưởng? Cho ví dụ. Thế nào là phát triển? Cho ví dụ. Chúng giống và khác nhau như thế nào? Nhiệm vụ 3: thảo luận câu hỏi: “có những quy luật chung nào của sự tăng trưởng và phát triển? Cho ví dụ minh hoạ”. 1.1.2.2. Đánh giá Câu hỏi 1: nêu các biểu hiện của sự tăng trưởng. Câu hỏi 2: nêu các biểu hiện của sự phát triển. Câu hỏi 3: có những quy luật chung nào của sự tăng trưởng và phát triển. 1.2. Phân tích hình vẽ để rút ra quy luật về sự tăng trưởng và phát triển 1.2.1. Thông tin Hình 1.1, 1.2 và 1.3. 7 Hình 1.1. Sự biến đổi tỉ lệ của thân thể theo tuổi Hình 1.2. Độ tăng thêm về chiều dài của thân thể ở em trai và em gái Hình 1.3. Độ tăng thêm về cân nặng của thân thể ở em trai và em gái 1.2.2. Nhiệm vụ và đánh giá 1.2.2.1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: xem kĩ 3 hình 1.1, 1.2 và 1.3. Nhiệm vụ 2: phân tích nội dung, ý nghĩa của 3 hình đó. Nhiệm vụ 3: rút ra kết luận về quy luật tăng trưởng và phát triển về tỉ lệ giữa các phần thân thể, về chiều cao và cân nặng của trẻ em. 8 1.2.2.2. Đánh giá Câu hỏi 1: dựa vào các quy luật tăng trưởng và phát triển, hãy giải thích tại sao trẻ em cuối bậc Tiểu học hay “lóng ngóng”, “đụng đâu vỡ đấy”? Câu hỏi 2: cần có thái độ xử sự ra sao trước những hành vi, cử chỉ vụng về đó của trẻ? 1.3. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu sinh lí học trẻ em 1.3.1. Thông tin 1.3.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của Sinh lí học trẻ em + Đối tượng nghiên cứu của Sinh lí học trẻ em Sinh lí học trẻ em là một ngành của Sinh lí học người và động vật, có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển của các chức năng sinh lí của cơ thể trẻ em. Trọng tâm của giáo trình này là những vấn đề có ý nghĩa nhất đối với hoạt động thực tiễn của người giáo viên và nhà giáo dục nói chung. + Nhiệm vụ nghiên cứu của Sinh lí học trẻ em Sinh lí học trẻ em có những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Cung cấp những kiến thức về các đặc điểm giải phẫu và sinh lí của trẻ em và thiếu niên cần thiết cho công tác của các nhà giáo dục. Hình thành sự hiểu biết biện chứng đúng đắn về những quy luật sinh học cơ bản của sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên. Làm quen với những cơ sở phản xạ có điều kiện của các quá trình dạy học và giáo dục trẻ em và thiếu niên. Làm quen với các cơ chế sinh lí của các quá trình tâm lí phức tạp như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy những cơ sở sinh lí của ngôn ngữ và các phản ứng xúc cảm. 9 Phát triển ở người giáo viên tương lai kĩ năng sử dụng các kiến thức về đặc điểm hình thái – chức năng của cơ thể trẻ em và thiếu niên và về sinh lí hoạt động thần kinh cấp cao [TKCC] của chúng khi tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục, khi phân tích các quá trình và hiện tượng sư phạm. + Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Sinh lí học trẻ em Có 3 phương pháp cơ bản được dùng trong các nghiên cứu về Sinh lí học lứa tuổi: quan sát, thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. * Phương pháp quan sát: là phương pháp mà nhờ nó nhà nghiên cứu tri giác và ghi chép được một cách có mục đích, có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của cơ thể con người [trẻ em] và sự phát triển của nó, cùng với những điều kiện diễn biến của chúng. - Ưu điểm của phương pháp: đơn giản, không tốn kém, lại có thể thu thập được những tài liệu thực tế, phong phú, trực tiếp từ đời sống và hoạt động của người mà ta nghiên cứu. - Nhược điểm của phương pháp: người nghiên cứu không thể trực tiếp can thiệp vào diễn biến tự nhiên của hiện tượng mà mình nghiên cứu, vì vậy không thể làm thay đổi, làm tăng nhanh hay chậm lại hoặc lập lại một số lần cần thiết đối với nó được. I.P. Pavlov đã viết: “quan sát thu thập những cái mà thiên nhiên phô bày ra, còn thí nghiệm lấy của thiên nhiên cái ta muốn”. * Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp mà nhà nghiên cứu có thể chủ động gây nên hiện tượng mà mình cần nghiên cứu, sau khi đã tạo ra những điều kiện cần thiết; đồng thời có thể chủ động loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, chủ động thay đổi, làm nhanh lên hay chậm lại hoặc lặp lại diễn biến của hiện tượng đó nhiều lần. Có hai loại thực nghiệm: tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. 10 - Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, quen thuộc với người được nghiên cứu như trong nhà trẻ, trong lớp học và người được nghiên cứu không biết rằng mình đang bị thực nghiệm. - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành trong những phòng thí nghiệm đặc biệt, có trang bị những phương tiện kĩ thuật cần thiết. Nó cung cấp cho chúng ta những số liệu chính xác, tinh vi. Song nó cũng có nhược điểm là người được nghiên cứu luôn luôn biết mình đang bị thực nghiệm, điều này có thể gây nên ở họ một sự căng thẳng thần kinh không cần thiết; mặt khác, bản thân các điều kiện thực nghiệm là không bình thường, là nhân tạo. Tất cả các phương pháp nghiên cứu của Sinh lí học trẻ em được sử dụng đều gắn với cái gọi là phương pháp “cắt ngang” và “bổ dọc”. Phương pháp “cắt ngang” cần thiết cho nhà nghiên cứu trong việc xây dựng các “tiêu chuẩn theo lứa tuổi” đối với các chức năng này khác của trẻ em và thiếu niên. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu các nhóm lớn những nghiệm thể thuộc lứa tuổi và giới tính khác nhau và đến việc xác lập mức độ phát triển chức năng điển hình nhất, nghĩa là trung bình, đối với mỗi nhóm [ví dụ, xác định tần số nhịp đập của tim ở em trai và em gái thuộc các nhóm tuổi khác nhau]. Phương pháp “bổ dọc”, khắc phục thiếu sót của phương pháp “cắt ngang” [không chẩn đoán và dự báo được sự phát triển cá thể của các chức năng]: nó thực hiện việc nghiên cứu trên cùng những nghiệm thể nhất định trong quá trình phát triển cá thể của chúng. 1.3.1.2. Ý nghĩa của Sinh lí học trẻ em Môn Sinh lí học trẻ em có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn và là một trong những thành tố cần thiết và quan trọng nhất của học vấn sư phạm. 1.3.2. Nhiệm vụ và đánh giá 1.3.2.1. Nhiệm vụ 11 Nhiệm vụ 1: đọc kĩ các thông tin trên. Nhiệm vụ 2: nêu tên các phương pháp cơ bản của Sinh lí học trẻ em. Phân tích ưu, khuyết điểm của mỗi phương pháp và điền vào bảng sau: Các phương pháp Ưu điểm Nhược điểm 1. .................................... ................................ ........................... 2. .................................... ................................ ........................... 3. .................................... ................................ ........................... Nhiệm vụ 3: từ sự phân tích trên [nhiệm vụ 2], hãy rút ra kết luận cần thiết về việc sử dụng các phương pháp Sinh lí học lứa tuổi. 1.3.2.2 Đánh giá Câu hỏi 1: hãy bình luận câu nói của I. P. Pavlov đối với thanh niên “sự kiện là không khí của nhà khoa học. Loài chim dù có đôi cánh khoẻ cũng không thể bay cao nếu không có điểm tựa là không khí. Mọi lí thuyết nếu thiếu sự kiện sẽ giống những bong bóng xà phòng, hào nhoáng nhưng trống rỗng”. Câu hỏi 2: trong những trường hợp nào thì dùng phương pháp “cắt ngang” hay “bổ dọc”? 12 Chương 2. SINH LÍ HỆ THẦN KINH VÀ CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ EM [10 TIẾT] Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và sự phát triển hệ thần kinh của con người; hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ em tiểu học; nêu và giải thích được các quy luật cơ bản của hoạt động thần kinh cấp cao. Vận dụng những kiến thức trên vào việc giáo dục những đứa trẻ có những loại hình thần kinh khác nhau một cách linh hoạt; tiếp thu tốt học phần tâm lý học đại cương, giáo dục học. Tìm hiểu chung về các cơ quan phân tích [thị giác, thích giác, khứu giác]. Vận dụng những kiến thức trên để dạy các bài về phòng bệnh ở môn Tự nhiên – Xã hội và Khoa học. 2.1. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và sự phát triển của hệ thần kinh ở con người 2.1.1. Thông tin 2.1.1.1. Cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh người Hệ thần kinh của người gồm 2 phần: trung ương và ngoại biên [xem hình 2.1]. Hệ thần kinh trung ương gồm: não bộ và tuỷ sống. Hệ thần kinh ngoại biên gồm các cơ quan thụ cảm và các dây thần kinh. Dây thần kinh hướng tâm: gồm các sợi thần kinh dẫn truyền xung động từ cơ quan thụ cảm về trung ương. Dây thần kinh li tâm gồm các sợi dẫn truyền xung động từ trung ương đến các cơ quan trả lời kích thích. Dây thần kinh pha gồm cả hai loại sợi [li tâm và hướng tâm]. Các sợi thần kinh cảm giác liên hệ với các cơ quan thụ cảm. Hệ thần kinh được cấu tạo từ những đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản là các tế bào thần kinh hay nơron. Nhờ khả năng tiếp nhận, xử lí và chuyển giao thông tin vô cùng phức tạp của nơron mà cơ thể có được những phản ứng thích hợp với các kích thích tác động vào cơ thể. 13 Não bộ gồm các phần: hành tuỷ, tiểu não, não giữa, não trung gian và bán cầu đại não. Bán cầu đại não là bộ phận phát triển nhất, chiếm 80% khối lượng của não bộ [xem hình 2.2]. Bán cầu đại não gồm hai nửa phải và trái. Bề mặt bán cầu đại não có nhiều nếp nhăn, chia bán cầu thành các thuỳ và hồi não. Mỗi bán cầu có 3 nếp nhăn lớn: rãnh Sylvius, rãnh Rolando và rãnh thẳng góc. Ba rãnh này chia bán cầu não thành 4 thuỳ: trán, đỉnh, chẩm và thái dương. Hình 2.1. Hệ thần kinh 1. Não bộ; 2. Tủy sống; 3. Hệ thần kinh ngoại biên 14 Cấu tạo bên trong của bán cầu đại não gồm có chất trắng và chất xám. Chất trắng là các sợi thần kinh gồm 3 loại: sợi liên hợp, sợi liên bán cầu và sợi liên lạc. Chất xám gồm các nhân nơron nằm ở bên trong bán cầu [nhân dưới vỏ] và vỏ não. Vỏ não là bộ phận phát triển muộn hơn các phần khác nên có cấu tạo và chức năng phức tạp hơn; nơi đây diễn ra hoạt động thần kinh cấp cao, hoạt động tâm lí của con người. Trên vỏ não người có các trung khu ngôn ngữ: trung khu vận động nói, trung khu vận động viết, trung khu hiểu tiếng nói, trung khu hiểu chữ viết. Các trung khu này không có ở vỏ não của động vật. Hình 2.2. Não bộ cắt dọc theo chiều trước sau Tuỷ sống là phần cổ xưa nhất của hệ thần kinh ở động vật có xương sống, có chức phận bảo đảm những mối liên hệ đơn giản nhất của cơ thể với thế giới bên ngoài. Tuỷ sống của người là một khối hình trụ dài, có màng bao bọc nằm trong cột sống. Nếu cắt ngang tuỷ sống, ta sẽ phân biệt rất rõ chất xám và chất trắng. Chất xám có hình con bướm đang mở cánh, hay giống hình chữ H nằm ở giữa tuỷ sống, nó có sừng trước và sừng sau. Sừng trước là nơi xuất phát của rễ vận động, được tạo nên bởi trục của nhiều tế bào thần kinh. Sừng sau là nơi đi vào của trục các tế bào cảm giác, những tế bào này nằm ở trong các hạch gian đốt sống của rễ sau. Chất trắng bao quanh chất xám và được tạo nên bởi vô số những bó sợi thần kinh chạy dọc theo chiều cột sống; các bó này tạo thành cột trước, cột bên và cột sau của não. 15 Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ. Mỗi dây thần kinh tuỷ là do các sợi trục liên quan đến rễ trước và rễ sau nhập vào nhau mà thành. Phần tuỷ sống ứng với mỗi đôi dây thần kinh tuỷ gọi là đốt tuỷ. Mỗi một dây thần kinh xuất phát từ tuỷ sống gồm các sợi dây cảm giác và sợi dây vận động, chúng đi đến các cơ quan khác nhau [cơ, da, tuyến…]. Tuỷ sống là một trung khu phản xạ quan trọng, bảo đảm cho các cử động máy móc, trả lời các kích thích muôn vẻ. 2.1.1.2. Vai trò của hệ thần kinh người Nhờ có hệ thần kinh nói chung và bộ phận trung ương nói riêng – não bộ và tuỷ sống – mà cơ thể tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi xảy ra trong môi trường bên trong và bên ngoài, và phản ứng lại một cách tích cực đối với những biến đổi đó, làm thay đổi quan hệ của mình đối với chúng. Hệ thần kinh bảo đảm hoạt động thống nhất của các mô và cơ quan với nhau, điều chỉnh sự hoạt động của chúng làm cho hoạt động của các cơ quan thích nghi với những điều kiện luôn thay đổi của môi trường bên ngoài trong từng thời điểm riêng lẻ cũng như trong suốt cuộc đời của cơ thể. Nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh – bán cầu đại não và đặc biệt là vỏ não – mà con người có tư duy và tâm lí. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lí của con người. Hệ thần kinh chính là cơ quan điều khiển, điều hoà và phối hợp các hoạt động của cơ thể như là một khối thống nhất. 2.1.1.3. Sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ em tiểu học Cho tới lúc ra đời, não bộ của đứa trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, mặc dù có cấu tạo và hình thái không khác với não của người lớn là mấy. Nó có kích thước nhỏ hơn và trọng lượng khoảng 370 – 392 g. Trọng lượng của não tăng lên mạnh mẽ trong 9 năm đầu tiên. Tới tháng thứ 6, trọng lượng của não đã tăng gấp đôi; tới 3 tuổi – tăng gấp ba; lúc 3 tuổi thì trung bình là 1300 g – chỉ kém não người lớn có 100g mà thôi! ở 16 tuổi dậy thì, trọng lượng não hầu như không thay đổi. Nhưng sự thật thì có những biến đổi về tế bào học và về chức năng rất tinh vi trong tất cả các giai đoạn phát triển, bao gồm cả tuổi dậy thì. Sự phát triển của các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh mẽ, tăng lên theo tuổi và được tiếp tục đến 14 – 15 tuổi, do đó cấu tạo tế bào của vỏ não của trẻ em 7 tuổi về cơ bản giống với người lớn. Sự myelin hóa sợi thần kinh là một giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ, làm cho hưng phấn được truyền đi một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh, do đó hưng phấn đi đến vỏ não một cách chính xác, có định khu, làm cho hoạt động của trẻ hoàn thiện hơn. Gần tới 2 tuổi thì quá trình myelin hoá được hoàn tất về cơ bản. Khoảng giữa 7 – 14 tuổi, các rãnh và hồi não đã có hình dáng giống của người lớn. Sau khi sinh, tiểu não bắt đầu tăng trưởng mạnh, từ 3 tháng đã có sự phân hoá trong cấu trúc tế bào của tiểu não. Trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi thì tiểu não của trẻ có khối lượng và kích thước tương đối gần với tiểu não của người lớn. Tới 5 – 6 tuổi thì hành tuỷ và não giữa giữ vị trí giống như vị trí có được ở người lớn xét về mặt chức năng. Sau năm đầu, khối lượng của tuỷ sống được tăng gấp đôi, tới 5 tuổi – gấp ba và lúc 14 – 15 tuổi tăng gấp 4 – 5 lần. Hoạt động TKCC của trẻ phát triển cùng với sự trưởng thành về hình thái của não bộ. Những năm đầu tiên của trẻ là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ của hoạt động TKCC. Cũng trong giai đoạn đó, các cơ quan cảm giác và các phần vỏ não của cơ quan phân tích được phát triển. Hệ vận động được phát triển với nhịp độ nhanh. Cuối cùng, hệ thống tín hiệu thứ hai – ngôn ngữ của trẻ – bắt đầu phát triển. 2.1.2. Nhiệm vụ và đánh giá 2.1.2.1. Nhiệm vụ 17 Nhiệm vụ 1: nêu khái quát cấu tạo của hệ thần kinh người [kết hợp chỉ trên tranh vẽ – hình 2.1]. Nhiệm vụ 2: nêu sự phát triển của hệ thần kinh ở lứa tuổi trẻ em tiểu học. Nhiệm vụ 3: thảo luận nhóm về vai trò của hệ thần kinh. 2.1.2.2. Đánh giá Câu hỏi 1: hãy chỉ trên tranh các thành phần của hệ thần kinh người và nói chức phận của chúng [hình 2.1 và hình 2.2]. Câu hỏi 2: hãy tóm tắt những nét cơ bản của sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ em lứa tuổi tiểu học. Câu hỏi 3: cấu tạo của vỏ não người có gì khác với vỏ não của động vật? 2.2. Tìm hiểu hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em Tiểu học 2.2.1. Thông tin 2.2.1.1. Học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao của I.P. Pavlov Theo I.P. Pavlov, phản xạ có điều kiện là đơn vị chức năng của hoạt động TKCC, được tạo ra trên cơ sở hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các nhóm tế bào thần kinh khác nhau của vỏ não. Toàn bộ học thuyết được xây dựng theo 3 nguyên tắc dưới đây: Nguyên tắc quyết định luận: mọi phản xạ đều là phản ứng của cơ thể đối với những tác động từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Mỗi phản xạ đều có nguyên nhân gây ra nó. Pavlov đã chỉ ra rằng: phản xạ là các phản ứng do hoạt động của não bộ tạo ra. Nguyên tắc cấu trúc: cơ chế sinh lí của phản xạ có điều kiện là các đường liên hệ thần kinh tạm thời. Bản thân các đường liên hệ thần kinh tạm thời bao giờ cũng do cấu trúc nhất định thực hiện, tạo thành các mối tương quan chức năng mới trong quá trình phát triển cá thể. 18 Nguyên tắc phân tích và tổng hợp: trong hoạt động thần kinh luôn luôn tồn tại hai quá trình – phân tích và tổng hợp. Quá trình phân tích xảy ra ngay tại các cơ quan thụ cảm. Vỏ bán cầu đại não đảm nhiệm chức năng phân tích và tổng hợp cao cấp. Vỏ bán cầu đại não điều khiển mọi hoạt động. Các đường liên hệ thần kinh tạm thời cũng như các hiện tượng tâm lí được hình thành trên vỏ não. 2.2.1.2. Phản xạ không và có điều kiện Các phản xạ của người và động vật gồm 2 nhóm: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là phản ứng bẩm sinh của cơ thể. Phản xạ có điều kiện là phản ứng được hình thành trong quá trình sống của cá thể. Hai loại phản xạ này có những đặc điểm khác nhau như sau: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện Đặc điểm của phản xạ không điều kiện - Bẩm sinh, di truyền, có tính chất - Tự tạo, được hình thành trong đời sống cá thể, chủng loại. đặc trưng cho cá thể. - Rất bền vững. - Không bền vững. - Tác nhân kích thích thích ứng. - Tác nhân kích thích bất kì. - Đóng mở ở phần dưới vỏ não. - Đóng mở ở vỏ não. - Báo hiệu trực tiếp kích thích gây ra - Báo hiệu gián tiếp kích thích gây ra phản xạ phản xạ. không điều kiện tương ứng * Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện Theo Pavlov, phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở hình thành một con đường mới mà qua đó các luồng xung động thần kinh được dẫn truyền. Phản xạ có điều kiện được thiết lập sau khi đã có sự đóng lại của đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai phần của vỏ não. Điều này đã dẫn Pavlov đến sự phân biệt 19 2 cơ chế phản xạ trong hệ thần kinh trung ương: cơ chế “dẫn” đối với phản xạ không điều kiện và cơ chế “nối” đối với phản xạ có điều kiện. Theo quan niệm của Pavlov, việc thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp trên vỏ não xuất hiện đồng thời 2 điểm hưng phấn: một điểm thuộc trung khu nhận kích thích có điều kiện [vô quan] và một điểm thuộc trung khu của phản xạ không điều kiện, hay nói chính xác hơn là điểm đại diện trên vỏ não của trung khu đó. Dần dần giữa 2 điểm đó hình thành một đường liên hệ tạm thời. Lúc đầu, Pavlov cho rằng đường liên hệ tạm thời được nối theo một chiều từ điểm hưng phấn yếu đến điểm hưng phấn mạnh. Sau này ông kết luận rằng đường liên hệ tạm thời xảy ra theo cả 2 chiều. * Những điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện Để bảo đảm cho việc thành lập phản xạ có điều kiện được nhanh chóng và lâu bền, cần chú ý những điều kiện sau: Phải lấy một phản xạ không điều kiện làm cơ sở. Trong trường hợp thành lập phản xạ có điều kiện cấp cao, thì phản xạ có điều kiện mới được xây dựng trên cơ sở một phản xạ có điều kiện đã có. Phải có một số lần kết hợp nhất định giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện [hoặc kích thích có điều kiện đã có]. Số lần kết hợp này nhiều hay ít là tuỳ theo từng trường hợp và tuỳ theo từng đứa trẻ. Kích thích có điều kiện càng vô quan [nghĩa là không liên quan đến phản xạ không điều kiện hoặc có điều kiện được dùng làm cơ sở] thì càng dễ thành lập phản xạ có điều kiện. Như thế có nghĩa là, về phương diện sinh học, kích thích có điều kiện phải được chọn trong những kích thích yếu hơn kích thích không điều kiện [chủ yếu về cường độ sinh học]. 20

Video liên quan

Chủ Đề