Sinh mổ an bánh bột lọc được không

Bánh bao là món điểm tâm sáng khá quen thuộc với người Việt Nam. Nhiều mẹ bỉm sữa có chung thắc mắc là đẻ mổ ăn bánh bao được không? Hãy tham khảo đáp án dưới đây nhé. Đẻ mổ ăn bánh bao được không?

1. Tác dụng của bánh bao

Bánh bao là món bổ dưỡng, rất tốt cho người dùng

Bánh bao là loại bánh bắt nguồn từ Trung Quốc, nó được làm từ bột mì, bên trong có nhân và làm chín bằng hấp cách thủy. Bánh bao của người Việt có nhân được làm từ thịt heo xay trộn mộc nhĩ, nấm hương, miến, lạp xưởng, trứng cút hoặc trứng gà.

Với thành phần như trên, bánh bao có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng.

Bánh bao nhân thịt chứa sắt rất tốt cho não bộ.

Bột mì làm vỏ bánh bao chứa folate và axit folic, rất có tác dụng giúp dây thần kinh khỏe mạnh, tránh stress.

Bột mì cũng có nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Với những tác dụng trên, bánh bao thực sự là một món ăn ngon, bổ dưỡng cho con người.

2. Đẻ mổ có được ăn bánh bao không?

Phụ nữ sau sinh mổ hoàn toàn ăn được bánh bao

Khi câu hỏi này được đăng tải trên các diễn đàn mạng xã hội, rất nhiều người, trong đó có cả những chuyên gia về dinh dưỡng, sản khoa đều đồng ý rằng bà đẻ, dù đẻ thường hay đẻ mổ đều có thể ăn bánh bao. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là bánh bao đó phải có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đảm bảo, được hấp chín.

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra một chiếc bánh bao nhân thịt có thể cung cấp 0,6mg sắt. Phụ nữ sau sinh cần rất nhiều sắt nên bánh bao là lựa chọn hợp lý.

Folate và Axit folic cực kỳ thiết yếu cho phụ nữ cả lúc mang bầu và sau khi sinh. Bổ sung món bánh bao vào thực đơn sẽ giúp bà đẻ hồi phục dây thần kinh, tránh được stress.

Với người bình thường, một chiếc bánh bao nhân đậu xanh đã cung cấp được 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày. Từ đây có thể suy ra được tác dụng của loại đồ ăn này đối với mẹ sau sinh.

Tóm lại, nếu có được món bánh bao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì các mẹ cứ yên tâm sử dụng nhé. Chúng hoàn toàn lành tính và tốt cho sức khỏe của mẹ.

3. Một số thắc mắc về thức ăn cho mẹ sinh mổ

3.1. Mổ đẻ có được ăn bánh cuốn không?

Bánh cuốn không tốt cho phụ nữ sau sinh

Theo các chuyên gia, bánh cuốn hiện nay có chứa chất làm trắng, hàn the và một số chất độc hại như tinopal, formon. Dù không sử dụng các chất này thì bánh cuốn được làm từ gạo ngâm nở chua cũng không hề tốt cho sức khỏe của mọi người. Vì thế, bà đẻ, dù đẻ thường hay đẻ mổ tốt nhất không nên ăn bánh cuốn.

3.2. Sau sinh mổ có được ăn bánh mì không?

Bánh mì cũng là loại thực phẩm mà các mẹ sau sinh nên hạn chế

Bánh mì là thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng bởi nó có chứa chất béo, protein, glucid… Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong loại thực phẩm này lại rất nghèo nàn.

Các chuyên gia khuyên mẹ sau sinh không nên ăn bánh mì bởi:

Hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo nàn, chứa axit phytic không tốt cho việc hấp thụ sắt, kẽm, canxi.

Có chứa nhiều muối trong thành phần nên không tốt cho sức khỏe. Các loại bánh như hamburger, sandwich, pizza… cũng tương tự.

Chứa protein biến đổi gen gây mệt mỏi mãn tính

Ăn nhiều bánh mì làm tăng cholesteronl xấu

Bánh mì cũng có thể gây táo bón nếu dùng nhiều. các vấn đề sau sinh

Ngoài ra, món ăn này còn gây tăng cân, chứa những chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

3.3. Bà đẻ có được ăn bánh chocopie không ?

Bánh chocopie là loại bánh ngọt cao cấp, đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành phần của bánh bao gồm bột mì, đường, chất béo thực vật, bột cacao, lúa mì… tốt cho người dùng. Bà đẻ hoàn toàn có thể ăn bánh chocopie nhưng với số lượng hạn chế bởi dẫu sao, sản phẩm này cũng chứa nhiều đường. Khi ăn bánh chocopie, các mẹ tuyệt đối không được uống sữa để tránh các thành phần trong 2 loại này kết hợp lại gây đau bụng, tiêu chảy.

Trên đây là một số thông tin về những loại bánh mà các mẹ có thể ăn hoặc nên tránh sau khi sinh. Nếu các mẹ còn điều gì thắc mắc, có thể liên hệ qua đường dây nóng của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 1900 55 88 96 hoặc tới trực tiếp địa chỉ 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội để được hỗ trợ nhé.

Tin liên quan

  • Đẻ mổ ăn được mướp không
  • Đẻ mổ có được ăn lạc không
  • Sau sinh mổ nên ăn gì để sớm hồi phục

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng đóng vai trò quyết định về tốc độ phục hồi vết mổ. Tham khảo bài viết để biết sau sinh mổ kiêng gì để tránh cản trở tốc độ hồi phục vết mổ, tốt cho cả mẹ và bé.

Sau sinh mổ kiêng gì tốt cho cả mẹ và bé?

Sinh mổ là gì?

Phương pháp sinh mổ là phương pháp được các mẹ bầu thường hay chọn để giảm bớt cơn đau khi sinh thường. Cũng có một số mẹ bầu chọn phương pháp này để sinh con hợp tuổi của bố mẹ, hợp phong thủy. Nhưng có đôi khi mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định việc sinh mổ bắt con. Việc này là để hạn chế một số tình trạng gây biến chứng cho cả mẹ và bé.

Ưu điểm của phương pháp sinh mổ

Phương pháp sinh mổ là phương pháp được các mẹ bầu thường hay chọn để giảm bớt cơn đau khi sinh thường. Cũng có một số mẹ bầu chọn phương pháp này để sinh con hợp tuổi của bố mẹ, hợp phong thủy. Nhưng có đôi khi mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định việc sinh mổ bắt con. Việc này là để hạn chế một số tình trạng gây biến chứng cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu sinh thường nếu không bị một số cản trở trong quá trình mang thai hoặc trong cuối thai kỳ. Vì việc sinh mổ phải sử dụng đến thuốc tiêm. Gây cho mẹ một số biến chứng nhẹ sau sinh như: suy giảm trí nhớ, đau nhức lưng,..

Mặc khác, sinh mổ sẽ làm mẹ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, bớt đau hơn. Ngoài ra không có tình trạng bị tắt hơi khi rặn sinh con. Hơn nữa, mẹ cũng không bị rạch tầng sinh môn như sinh thường.

Một số tác hại của việc sinh mổ

Nhiễm trùng vết mổ khi sinh mổ

Như những ca phẫu thuật khác, sinh mổ cũng đòi hỏi phải cắt rạch trên cơ thể của mẹ để đưa bé ra ngoài. Vì thế những vết mổ này có thể bị nhiễm trùng nếu công tác mổ không an toàn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương này. Gây hại cho cơ thể của mẹ, thậm chí có thể gây nhiễm trùng nặng nguy hại đến tính mạng.

Có thể bị mất máu khi sinh mổ

Sinh mổ bắt con dù có thuốc cầm máu cũng không thể thoát khỏi tình trạng mất máu. Nếu quá trình mổ không có công tác cầm máu tốt dẫn đến tình trạng mẹ bị mất máu nhiều. Tai biến này mặc dù ít gặp nhưng không thề không cảnh giác nếu trường hợp bác sĩ chưa chuyên nghiệp.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sinh mổ

Mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này thường thì bé đủ ngày tuổi bé sẽ tự đòi ra. Nhưng nếu mẹ chủ động đưa bé ra trong thời điểm này thì sức khỏe con sẽ rất yếu. Hệ miễn dịch của bé chưa thật sự hoàn thiện. Hệ hô hấp chưa được bảo đảm, hệ thần kinh và các giác quan phải chống chọi với moi trường sớm hơn. Đáng lý ra sinh thường sẽ khỏe mạnh hơn thì chính mẹ đã làm cho con yếu đi.

Sinh mổ kiêng làm gì?

Không gãi vết mổ đẻ

Sau sinh khoảng 6 tuần, vết sẹo mổ đẻ sẽ lành tuy nhiên vẫn có thể khiến mẹ có cảm giác ngứa ngáy, hơi khó chịu đặc biệt là khi có mồ hôi đọng ở đó. Tuy nhiên đừng vì thế mà mẹ gãi vết sẹo vì có thể gây tổn thương khiến vết sẹo để mổ thêm trầm trọng.

Đừng cười quá nhiều

Việc cười quá nhiều có thể làm tổn thương vết mổ và gây ra các cơn đau kinh khủng với các mẹ sau sinh.

Không chạm vào khu vực vết mổ đẻ nếu không cần thiết

Sau khi mổ đẻ, điều quan trọng là các mẹ cần tránh chạm vào vết thương. Không nên cạy xung quanh vết thương để chúng có thể phục hồi nhanh hơn và tránh nguy cơ nhiễm trùng. Cách tốt nhất là đừng nhìn vào vết mổ đẻ thường xuyên.

Nếu muốn kiểm tra vết mổ, hãy nhờ chồng hoặc y tá thay vì tự làm điều đó một mình.

Đừng chán nản hay khóc

Một số bà mẹ sau sinh mổ thường có tinh thần chán nản do các cơn đau kéo dài. Khóc cũng có thể khiến vết mổ đau khủng khiếp hơn.

Đừng chán nản hay khóc sau sinh mổ

Tránh bị ốm sau sinh mổ

Các mẹ sau sinh mổ cần đảm bảo không bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Vì hắt hơi có thể gây ra các cơn đau cực kỳ khó chịu. Tốt nhất là nên tránh những người bị nhiễm trùng hoặc những người bị bệnh để bảo vệ sức khỏe.

Đừng làm việc nhà quá sớm

Các bà mẹ không nên làm việc nhà quá sớm mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho vết mổ sớm lành.

Điều quan trọng là cần giữ tinh thần thật thoải mái và tránh căng thẳng.

Tránh leo cầu thang

Sinh mổ cần kiêng gì? Câu trả lời là kiêng leo cầu thang. Đây là điều cần tránh hoàn toàn nhất với các bà mẹ sau sinh mổ.

Hãy nhớ đừng tự mình nâng bé

Nâng em bé có thể khiến các mẹ cảm thấy cực kỳ đau đớn trong một thời gian. Do vậy, đừng vội vàng làm mọi thứ một mình sau sinh mổ. Hãy nhờ sự trợ giúp của người thân cho tới khi vết thương lành lại.

Đừng thử các bài tập bụng thông thường quá sớm

Nhiều phụ nữ có xu hướng bắt đầu các bài tập bụng để lấy lại vóc dáng. Nhưng các bác sĩ cho biết không nên bắt đầu việc tập luyện quá sớm bởi nó có thể khiến vết thương lâu lành hơn.

Đừng lái xe

Tư thế ngồi lái xe có thể gây đau đớn cho mẹ bầu sau sinh bằng phương pháp mổ. Nhất là khi dừng đột ngột hoặc cảm giác không thoải mái khi ngồi quá lâu trong xe. Do đó tốt hơn hết mẹ nên hạn chế việc này để tránh vết mổ bị rách hay bung chỉ.

Tránh quan hệ tình dục trong ít nhất sáu tuần

Các mẹ cũng nên chú ý tránh quan hệ trong ít nhất 6 tuần sau sinh mổ. Tốt nhất nên tránh quan hệ tình dục một thời gian cho đến khi bạn cảm thấy bình thường và vết thương lành lại.

Sau sinh mổ tránh quan hệ tình dục trong ít nhất sáu tuần

Sau sinh mổ kiêng ăn gì?- Top thực phẩm cần kiêng ăn sau sinh mổ

Sau sinh mổ không ăn đồ ăn tái, sống, không tiệt trùng

Vì nó chứa vi khuẩn gây hại như: toxoplasmosis hay salmonella, listeria ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Không ăn thực phẩm tanh

Không nên sử dụng các thực phẩm tanh sớm vì

  • Thường gây ra ức chế sự ngưng tụ của máu.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đông lượng máu sau khi mổ.
  • Khiến vết thương khó có thể lành.

Cần tránh ăn một số loại cá biển

Sau sinh mổ mẹ nên kiêng ăn các loại cá biển gì? – Cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình, cá nàng đào… là những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Không ăn thực phẩm gây co thắt tử cung

Đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu, rau ngót, dứa, nhãn là những thực phẩm làm co thắt tử cung mạnh và có thể gây sẩy thai.

Sau sinh mổ kiêng ăn đồ nếp

Đồ nếp là món ăn có thể kích ứng vết mổ gây ngứa và làm tăng khả năng sinh sẹo lồi.

Do có tính nóng và dẻo, gạo nếp có thể khiến vết mổ ngày càng to hơn, dễ mưng mủ làm cho thời gian phục hồi lâu hơn. Thậm chí, tình trạng mưng mủ có thể gây nhiễm khuẩn và hình thành sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Gạo nếp thường được chế biến thành các món ăn phổ biến như

  • Xôi.
  • Bánh chưng.
  • Bánh tét.
  • Chè ngọt.

Đây là các món ngon mà mẹ nên kiêng hoàn toàn.

Nên kiêng ăn đồ nếp

Sau sinh mổ kiêng ăn trứng

Chế độ ăn uống không trứng là điều mà các mẹ nên biết để phòng tránh sẹo lồi. Tuy là thực phẩm thiết yếu và bổ dưỡng dành cho mọi người nhưng

  • Trứng có khả năng tái tạo tế bào da ở vùng vết mổ rồi nhô lên bề mặt da, gây sẹo lồi.
  • Trứng còn làm cho vùng vết mổ lố màu, sáng màu hơn vùng còn lại, gây mất thẩm mỹ.

Phụ nữ sau sinh nên tránh ăn các món làm từ trứng để vết mổ không bị sẹo lồi.

Sau sinh mổ kiêng ăn thịt bò

Sau sinh mổ có cần kiêng loại thịt nào không? Câu trả lời là có. Cần kiêng các món ăn có thịt bò vì thịt bò giàu protein giúp kích thích sinh tế bào.

Mẹ nên tránh ăn thịt bò để tránh

  • Gây sẹo lồi xấu xí.
  • Làm vùng da non ở vết mổ sậm màu hơn, từ đó hình thành sẹo thâm sau khi vết mổ lành hẳn.

Sau sinh mổ kiêng ăn thịt gà

Khi nhắc đến sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi, thịt gà luôn là món cần loại trừ. Đối với phụ nữ sau sinh mổ, thịt gà có thể khiến vết mổ ngứa, to dần, da bong tróc và khó lành nhanh. Từ đó, vết thương dễ tạo thành sẹo lồi cho sản phụ.

Sau sinh mổ kiêng ăn hải sản

Sinh mổ kiêng ăn gì? Đó chính là các loại hải sản như cua, tôm, mực, ghẹ, ốc… Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất đạm, dễ gây mẩn ngứa và kích ứng vùng da vết thương.

Từ đó, vết thương dễ bị mưng mủ, viêm nhiễm và hình thành sẹo lồi. Hơn nữa, hải sản còn khiến máu khó đông, làm cho vết thương lâu lành hơn.

Sau sinh mổ kiêng ăn rau gì?

Sau sinh mổ cần kiêng ăn rau muống. Rau muống là loại rau có lợi giúp giải độc, nhuận tràng. Đối với các mẹ sau sinh, rau muống sản sinh các sợi collagen giúp cho vết thương nhanh lành hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình sản sinh các tế bào mới, trình tự bị đảo lộn không theo thứ tự phù hợp. Điều đó dẫn đến việc các các mô xếp chồng lên nhau, làm hình thành sẹo lồi.

Sau sinh mổ không nên sử dụng rượu, bia, cà phê

Đồ uống chứa cồn và caffeine có thể khiến cơ thể bị mất nước, gây rối loạn điện giải. Vết mổ sau sinh bị thiếu nước sẽ khó mau lành hơn và tăng khả năng gây sẹo lồi. Ngoài ra, các thức uống trên còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi uống sữa mẹ.

Một số sai lầm thường gặp trong chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ

Ăn nhiều chân giò để nhiều sữa

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến ở các gia đình Việt Nam. Có rất nhiều mỡ sẽ làm cho các bà mẹ mau chống phúng phính tăng cân nhưng nguồn sữa chưa chắc đã đạt chất lượng cao nhất.

Thay vào đó là nên đa dạng thịt cá các loại

  • Để tránh nhàm chán.
  • Đa dạng các dưỡng chất.
  • Đạm trong thịt cá sẽ giúp tăng chất lượng của sữa mẹ và giúp em bé mau lớn hơn.
Nên ăn giò heo để có sữa cho con, nhưng không nên ăn quá nhiều

Ăn ít rau xanh

Đây cũng là sai lầm các mẹ hay gặp. Bà bầu sau sinh rất thường hay táo bón

  • Ăn nhiều rau sinh sẽ bổ sung vitamin.
  • Tốt cho sữa đồng thời cũng tránh táo bón cho bà bầu.
  • Trong rau xanh có chất xơ sẽ giúp 1 phần trong công cuộc giữ được vóc dáng sau sinh

Chăm sóc sau khi sinh mổ đòi hỏi người thân phải am hiểu những kiến thức: Sau sinh mổ kiêng làm gì? Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Để tốt cho cả mẹ và bé.

Video liên quan

Chủ Đề