Sơ can kiện tỳ là gì

1. Nguyên nhân:

Chứng can tỳ bất điều là thứ bệnh chứng vì can không sơ tiết, tỳ không kiện vận được mà sinh ra. Trường hợp tình chí không thoả mãn, hại can bệnh liên quan đến tỳ, hoặc ăn uống, khó nhọc hại đến tỳ, bệnh liên cập đến can đều có thể gây ra chứng này.

2. Chứng trạng:

Ngực sườn chướng đau, tinh thần uất ức, phiền nóng vật vã, dễ sinh tức giận, không muốn ăn, bụng đầy tức, đại tiện lỏng không phải rặn, ruột sôi trung tiện. Hoặc bụng đau đi tả, sau khi tả thì bớt đau. Rêu lưỡi trắng hoặc nhờn, mạch huyền.

3. Cơ chế bệnh sinh:

Tỳ chủ việc vận hoá, nhưng tỳ khí thăng lên nhờ có can. Can chủ việc sơ tiết, làm cho khí cơ lưu lợi, cho nên có công năng hỗ trợ cho tỳ vị thăng giáng. Nếu tình chí không thoả mãn, uất ức hại can, can mất sơ tiết, tiếp đó là tỳ mất kiện vận. Hoặc ăn uống lao quyện hại tỳ, khí trệ thấp trở, rồi làm cho can uất tỳ hư, đều có thể dẫn đến can tỳ mất điều hoà. Can khí không thư thái, khí huyết vận hành bị trở cho nên ngực sườn chướng đau. Can khí uất kết, khí cơ không lưu lợi, thì tinh thần uất ức. Can mất tính điều đạt cho nên nóng nảy vội vã dễ giận. Tỳ vận không mạnh thì không muốn ăn; khí cơ uất trệ thì bụng chướng đầy tức; khí trệ thấp trở thì đại tiện lỏng và không thông, ruột sôi, trung tiện, ỉa rồi khí trệ được thông ra cho nên bụng bớt đau. Thấp thịnh thì rêu lưỡi nhờn. Can bệnh cho nên mạch huyền.

Điểm chính để chẩn đoán là: Ngực sườn chướng đau và ăn ít, bụng chướng, phân lỏng.

4. Luận trị:

– Phép trị: Hoà giải can t ỳ.

– Phương dược:

* Tiêu giao tán : Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh mỗi vị 40g.

Tán thành bột, mỗi lần uống 8g với nước gừng và Bạc hà. Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.

Phân tích: Sài hồ sơ can giải uất là quân. Quy Thược bổ huyết dưỡng can là thần. Linh Truật kiện tỳ bổ trung là tá. Gừng giúp Quy Thược điều hoà khí huyết, Bạc hà giúp Sài hồ sơ can giải uất là sứ.

* Bài thuốc nam hoà giải can tỳ [Nam dược thần hiệu]: Tía tô [sấy], Chỉ sác [bỏ ruột sao], Quế chi, Lương khương [sao], Thanh bì [sao], Nga truật [sấy], Xương bồ [tẩm nước vo gạo], Hậu phác [sao nước gừng], Hương phụ mễ, Hoắc hương.

Lượng bằng nhau tán bột dùng dấm hoà với nước khuấy hồ làm viên, mỗi lần dung sắc với nước gừng làm thang.

[Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !]

Phòng khám Cột sống | 589 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội | Phụ trách chuyên môn: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II [Đại học y Hà hội - 2015] |Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 |Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

Hỏi:

Tôi nghe một số người nói, Đông y có loại thuốc có thể làm con người cảm thấy thư thái và giảm nhẹ trạng thái tâm lý căng thẳng. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Nếu đúng, xin giới thiệu cho một số bài thuốc thông dụng.

Nguyễn Hoàng Giang, Đông Anh, Hà Nội

Đáp:

Y học hiện đại đã chứng minh, tinh thần và tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sinh lý của cơ thể. Điều này cũng đã được Đông y nhận thức từ hàng ngàn năm xưa.

Theo quan điểm của Đông y học, hoạt động tình chí [tinh thần và tình cảm] của con người do tạng Tâm chủ quản [Tâm chủ thần minh], nhưng có liên quan mật thiết tới chức năng "sơ tiết" của tạng Can. Tạng Can chủ quản sự "sơ tiết" [Can chủ sơ tiết]. "Sơ tiết" có nghĩa là "điều tiết". Chức năng sơ tiết của tạng Can bao gồm chủ yếu 4 phương diện: Điều tiết hoạt động tình chí; điều tiết hoạt động của Tỳ Vị [quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn]; điều tiết quá trình lưu thông của huyết dịch trong kinh mạch; điều tiết kinh nguyệt ở phụ nữ.

Can khí điều hòa, chức năng sơ tiết [điều tiết] của tạng Can kiện toàn, thì tinh thần tỉnh táo và sáng suốt, tâm tình thoải mái và vui vẻ. Sơ tiết thất thường [thái quá hoặc bất cập], sẽ dẫn tới những trạng thái bất thường về mặt tình chí.

Cụ thể:

    - "Sơ tiết bất cập" [chức năng sơ tiết không đầy đủ, suy yếu] sẽ dẫn tới tình trạng trầm uất, ức chế, với những biểu hiện như chán nản, buồn rầu không vui, đa sầu đa cảm, hay thở than, trầm mặc, lầm lì không thích nói, hay than khóc, ...

    - "Sơ tiết thái quá" [chức năng sơ tiết mạnh hơn bình thường] sẽ dẫn tới tình trạng hưng phấn quá mức, với những biểu hiện như bồn chồn, cuồng táo, hay cáu gắt, dễ nổi giận, mất ngủ, ác mộng, ...

Chức năng sơ tiết của tạng Can phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của tâm lý. Do đó, nếu như trong sinh hoạt, thường xuyên gặp phải những điều không thuận tâm, tâm trạng không thoải mái, thần kinh bị căng thẳng trong thời gian dài, hay đột nhiên bị chấn thương mạnh về mặt tinh thần, ... thì chức năng sơ tiết của tạng Can cũng sẽ trục trặc, dẫn tới trạng thái bệnh lý mà Đông y gọi là "Can khí uất kết", một chứng bệnh rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại.

Kinh nghiệm thực tế của Đông y cho thấy, sau khi gặp bị stress, bị chấn thương về mặt tình chí, ... thường xuất hiện chứng bệnh "Can khí uất kết", với những biểu hiện chủ yếu như: Tức ngực, vú và bụng dưới căng tức, mạng sườn đau như dùi đâm, vị trí đau cố định hoặc di động, xuất hiện khối u dưới mạng sườn; nhức đầu, mặt đỏ, mắt đau, phiền táo, hấp tấp, khó kiềm chế bản thân, dễ nổi giận; thổ huyết, chảy máu cam, ... thậm chí đột nhiên bị hôn mê bất tỉnh nhân sự.

Để chữa trị, có thể sử dụng một số Bài thuốc hoặc Món ăn - Bài thuốc sau:

    [1] Sài hồ sơ can tán:

        - Thành phần: Sài hồ 10g, chỉ thực 10g, bạch thược 30g, xuyên khung 10g, cam thảo 10g, hương phụ 12g.

        - Cách dùng: Sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

        - Tác dụng: "Sài hồ sơ can tán" là bài thuốc "sơ can giải uất" điển hình. Bài thuốc sử dụng các vị thuốc sài hồ, chỉ thực và hương phụ để giải trừ tình trạng "khí uất" ở Can; dùng xuyên khung có tác dụng giải trừ tình trạng "huyết uất"; dùng bạch thược để nuôi dưỡng Can âm; dùng cam thảo để giảm đau và điều hòa các vị thuốc. Nhờ vậy, bài thuốc có tác dụng điều hòa Can khí, chữa chứng "Can khí uất kết" và cải thiện thái tâm lý. Ngoài ra còn có tác dụng chữa các triệu chứng mạng sườn đau tức, đau dạ dày ruột, thống kinh [phụ nữ hành kinh đau bụng] và chứng đau lưng lúc trời tờ mờ sáng.

    [2] Tiêu dao tán:

        - Thành phần: Sài hồ 10g, đương quy 10g, bạch thược 30g, bạch truật 10g, phục linh 15g, cam thảo 10g.

        - Cách dùng: Thêm chút sinh khương [gừng sống], bạc hà, cùng sắc nước uống.

        - Tác dụng: Tiêu dao có nghĩa là thoải mái, ung dung, không bị ràng buộc. Tiêu dao tán có tác dụng sơ can kiện tỳ ích khí. Dùng chữa chứng Tỳ hư can uất, với những biểu hiện như váng đầu hoa mắt, ngực tức, sườn đau, kém ăn mệt mỏi, hoặc người lúc nóng lúc lạnh [hàn nhiệt vãng lai], nữ giới kinh nguyệt không điều hòa, kèm theo những rối loạn về mặt tâm thần. Bài thuốc dùng sài hồ để sơ can giải uất, điều hòa khí cơ; dùng đương quy để dưỡng huyết hòa Can, bổ hư tổn; dùng bạch thược và cam thảo để giải tỏa trạng thái căng thẳng và giảm đau; dùng bạch truật và phục linh để kiện Tỳ, ích khí và trừ thấp. Khi sắc uống lại tại thêm chút sinh khương và bạc hà để tăng cường tác dụng sơ Can tỉnh Tỳ. Ưu điểm nổi bật là bài thuốc có dược tính hòa bình, không quá hàn cũng không quá nhiệt, là phương thuốc tiêu biểu, có tác dụng điều khí, sơ can và cải thiện tâm trạng một cách an toàn, ít gây tác dụng phụ ngoài sự mong muốn.

Lương y HUYÊN THẢO

Đông y không phân thành bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản [chứng vàng da]. Theo Y văn, hoàng đản nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết trong tỳ vị, ảnh hưởng đến can, sinh ra mắt vàng, mặt vàng rồi đến toàn thân đều vàng, nước tiểu vàng sẫm. Nếu độc khí của thấp nhiệt lưu lại không tiêu được sẽ làm cho càng ngày càng ăn kém, gan càng ngày càng to.

Điều trị theo chứng bệnh

Về phân loại, Đông y phân ra hai chứng hoàng đản: Dương hoàng và Âm hoàng.

Dương hoàng biểu hiện mặt, mắt vàng tươi sáng như màu quả quýt, da vàng nhuận, bệnh nhân cảm giác lợm giọng, nôn ọe, vùng thượng vị đau tức, nước tiểu đỏ và sẻn, có sốt, thân thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn kém, rêu lưỡi vàng nhờn, hoặc trắng mỏng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt, lợi thấp. Bài thuốc: nhân trần 30g, vọng cách 20g, chi tử 10g, vỏ đại [sao vàng] 10g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g, nghệ vàng 20g, mã đề 12g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g. Tất cả cho vào ấm đất với 500ml nước, sắc còn 150ml, chắt ra, cho nước sắc tiếp, lấy thêm 100ml, trộn chung cả hai lần, chia đều uống trong ngày, uống trước các bữa ăn. Uống liền 7 - 10 ngày.

Âm hoàng có triệu chứng mặt, mắt và da vàng hãm tối, bụng đầy, rối loạn tiêu hóa, vùng thượng vị, trung vị, hạ vị đều đau tức, không sốt, thân thể mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, hoặc hơi vàng trơn, chất lưỡi nhợt nhạt.

Cây nhân trần

Phép chữa là ôn hóa hàn thấp. Bài thuốc thường dùng: nhân trần 30g, vọng cách 20g, gừng khô 8g, quế thông 4g, ý dĩ 30g, thần khúc 10g, actisô 20g, cuống rơm nếp 10g [sao], nghệ vàng 20g, củ sả 8g, mạch nha 16g, cam thảo nam 8g [sao]. Sắc uống như bài trên.

Điều trị theo thể bệnh

Viêm gan mạn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp [viêm gansiêu vi, viêm gan nhiễm độc]; sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, tiêu chảy hay táo bón, chậm tiêu, chán ănê

Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng tới âm huyết hoặc tân dịch, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể. Một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh:

Thể can nhiệt tỳ thấp: viêm gan có vàng da kéo dài. Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền12g, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can uất tỳ hư, khí trệ: hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạn sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Sài hồ sơ can thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Sài thược lục quân thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, sài hồ 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can âm bị thương tổn: người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác. Phép chữa là tư âm dưỡng can. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm: sa sâm 12g, sinh địa 12g, nữ trinh tử 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu mất ngủ gia toan táo nhân 10g; sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g. Mạch môn là vị thuốc trị viêm gan mạn thể can âm bị thương tổn rất hiệu quả.

Thể khí trệ huyết ứ: hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Phép chữa là sơ can lý khí hoạt huyết. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm: bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, diên hồ sách 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu lách to gia tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Video liên quan

Chủ Đề