So sánh ak47 và m16

AR-15 [trên] và AK-47 là hai mẫu súng trường phổ biến nhất thế giới. Ảnh: Gunbackers.

Trên các diễn đàn quân sự quốc tế thường xuyên xuất hiện các cuộc tranh luận nảy lửa về hai mẫu súng trường gần như đã trở thành huyền thoại, đó là AK-47 của Nga và AR-15 của Mỹ. Những tranh luận giữa các nhà sưu tầm và những người sử dụng súng chủ yếu xoay quanh độ bền, sự tin cậy và chính xác của hai khẩu súng.

Alex Hollings, cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ và hiện là một chuyên gia về chính sách đối ngoại quốc tế, cho rằng những cuộc tranh luận, so sánh giữa AK-47 và AR-15 sẽ không bao giờ kết thúc, bởi chúng là những khẩu súng đã quá phổ biến và được quá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng cả hai mẫu súng này được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau, với những biến thể khác nhau, nên việc so sánh chỉ là tương đối, trong khi việc sử dụng cả hai khẩu đều có thể đem lại cho xạ thủ những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Là người sở hữu và sử dụng cả hai phiên bản dân sự của súng trường AK-47 và AR-15, Hollings khẳng định hai khẩu súng này đều có những ưu nhược điểm riêng và chỉ những người cố chấp mới cố tình "dìm" một khẩu súng để tôn khẩu kia lên.

Ông mua khẩu AR-15 cùng vài trăm viên đạn trong một siêu thị Wal-Mart. Đây là khẩu súng rất giống với súng trường M16 do hãng Colt sản xuất và trang bị cho lính Mỹ trong thập niên 1960, 1970. Còn khẩu RAS-47, súng trường bán tự động được hãng súng Century Arms của Mỹ sản xuất dựa trên nguyên mẫu AK-47, được ông mua cách đây vài năm như một cách để trải nghiệm cái mới và thử thách những hiểu biết mới về dòng súng trường của Nga.

Sau một thời gian sử dụng cả hai, Hollings coi khẩu AR-15 của mình như một loại vũ khí chính xác và tinh vi. Khẩu súng sắc sảo, nhẹ vừa phải này mang lại cho ông cảm giác tin cậy rằng ông có thể thoải mái bắn trúng mục tiêu ở cự ly hơn 450 m bằng thước ngắm cơ khí một cách dễ dàng.

Trong khi đó, khẩu RAS-47 được ông ví như một "cỗ máy cày". Khẩu súng có độ rơ lớn, độ giật cao, phát ra nhiều tiếng động leng keng khi nhả đạn, nhưng tiếng nổ đầu nòng của nó hoàn toàn khác biệt, mang lại cảm giác về độ uy lực. "Khi chạy và bắn với khẩu AR-15, tôi có cảm giác mình như một mũi khoan chính xác. Còn khi làm tương tự với khẩu AK, cảm giác giống như giáng búa vào mục tiêu, khiến tôi chết mê chết mệt", Hollings nói.

Một thử nghiệm bắn súng AK và AR-15 sau khi ngâm bùn. Video: YouTube/Desert Coyotes.

Ông cho rằng hai khẩu súng trường này được thiết kế cho cùng một mục đích, nhưng cảm giác bắn mà chúng mang lại rất khác nhau. AR-15 giúp xạ thủ có cảm giác tự tin và đĩnh đạc, trong khi khẩu AK đem đến cảm giác về sức mạnh "nguyên thủy" có thể xuyên phá qua mọi thứ.

Đề cập tới những tranh cãi trên các diễn đàn hay mạng xã hội về độ tin cậy và chính xác của từng khẩu súng, Hollings khẳng định các nhà sản xuất cả hai dòng đều có thể cho ra đời những mẫu súng tốt nhất, có độ tin cậy và khả năng bắn chính xác nhất. Bởi vậy, việc lựa chọn khẩu AR-15 có thiết kế phức tạp hay khẩu AK-47 đơn giản nhưng "nồi đồng cối đá" hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của từng người và hoàn cảnh.

Minh An [Theo NewsRep]

 Hai loại súng trường phổ biến nhất trên thế giới là AK-47 của Liên Xô và M16 của Mỹ . Những khẩu súng trường thời Chiến tranh Lạnh này đã được sử dụng trong các cuộc xung đột lớn và nhỏ kể từ những năm 1960. Chúng được sử dụng bởi quân đội, cảnh sát, lực lượng an ninh, quân cách mạng, khủng bố, tội phạm và dân thường và rất có thể sẽ tiếp tục được sử dụng trong nhiều thập kỷ tới. Do đó, chúng đã trở thành chủ đề của vô số so sánh và tranh luận bất tận. 

Khởi nguồn từ cuối thế chiến hai khi Đức trang bị khẩu súng STG-44 một khẩu súng ra đời trong lỗi chế tạo xe tăng Đức, do các nhà sản xuất đã quên lắp súng máy cho xe khiến nó thành một mục tiêu ngon ăn của đối phương. Ban đầu nó chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ do chính trùm phát xít Hitler cũng chả ưa gì nó tuy nhiên người ta đã thấy được tiềm năng của nó là quá lớn khi hỏa lực của nó áp đảo hoàn toàn các loại hỏa khí khác của quân Đồng Minh vốn chỉ được trang bị một là súng trường bán tự động uy lực mạnh ở tầm xa hoặc là một khẩu súng tiểu liên bắn liên thanh có tấm bắn và uy lực ngắn hơn so với súng trường. Khẩu STG-44 hội tụ đầy đủ ưu điểm và sức mạnh của hai mẫu súng Đồng Minh cộng lại. Điều này đã hối thúc các nước quân Đồng Minh đặc biệt là Liên Xô chú trọng phát triển một mẫu súng tương tự. Khi khói súng vừa tan, các quốc gia tham chiến vẫn ráo riết tái vũ trang để chuẩn bị cho một cuộc chiến mới "chiến tranh lạnh". Trong bối cảnh đó các quốc gia đều chú trọng phát triển các vũ khí, khí tài hạng nặng nhưng trang bị bộ binh vẫn được quan tâm và các khẩu súng trường và súng tiểu liên đã dần được thay thế bằng các thiết kế súng trường tấn công mới. Liên Xô thay thế Mossin Nagant và PPsh-41 bằng AK-47 còn Mỹ thay thế M1 Garand bằng M14 rồi sau đó là M16.

AK-47 đã được hoàn thiện, thông qua và đi vào phục vụ rộng rãi trong Quân đội Liên Xô vào đầu những năm 1950. Với đặc điểm đơn giản dễ sử dụng, chi phí sản xuất rẻ, hỏa lực mạnh, độ chính xác vừa đủ thỏa mãn xạ thủ. Thông số của súng như sau:

Loại đạn sử dụng : 7,62x39 

Chiều dài : 870 mm

Chiều dài nòng : 415 mm

Băng đạn : 30 viên

Thước ngắm : 800m

Sơ tốc đạn : 709 m/s

Tốc độ bắn : tự động : lí thuyết 600 phát/phút

_thực tế 100 phát/phút

bán tự động : 40 phát/phút

Khóa nòng : chốt xoáy

Cơ chế lên đạn tự động : trích khí

Các phiên bản khác :

AK74 [Cỡ nòng 5,45 dùng đạn 5,45.39] nhiều bộ phận đc làm bằng chất dẻo, nòng súng dài hơn so với AK47, hiện đang được quân đội Nga và một số nước sử dụng.

-Tầm bắn hiệu quả: 400m

Trong khi đó M16 của Mỹ ra đời vào năm 1964 được sản xuất nhằm thay thế cho súng M14 tuy uy lực những nặng nề và độ giật khá lớn khi bắn liên thanh. Những cuộc đụng độ đầu tiên giữa AK-47 và M14 đã diễn ra vào thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam. Những báo cáo từ chiến trường ghi lại rằng M14 gần như “không thể kiểm soát” khi bắn ở chế độ liên thanh, chiều dài và trọng lượng của M14 quá cao và người lính không mang đủ lượng đạn cần thiết để duy trì hỏa lực so với AK-47 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, sự thay thế là hoàn toàn cần thiết - một sự kết hợp cân bằng giữa loại súng trường có uy lực mạnh, sức công phá cao như M14. Súng có thông số như sau: 

Đạn: 5,56×45mm NATO  

Tốc độ bắn: 700–900 phát/phút trên lý thuyết thực thế khoảng 90 phát/phút với biến thể M16A1

Sơ tốc đầu đạn: 948m/s

Số lượng chế tạo: Khoảng 8 triệu khẩu  

Tầm bắn hiệu quả: 800 m  

Nơi chế tạo: Hoa Kỳ  

Độ dài nòng: 20 in [508 mm]  

Cơ cấu hoạt động: Trích khí trực tiếp, thoi nạp đạn xoay

Các phiên bản khác M16A2 dùng hộp tiếp đạn 30 viên, M4 biến thể hiện đại hóa thay đổi hoàn toàn cơ cấu trích khí giảm hiện tượng kẹt đạn.

Dựa vào các thông số cơ bản trên có thể thấy M16 nhẹ hơn, tầm bắn hiệu quả xa hơn và sơ tốc đầu đạn cao hơn rất nhiều so với AK-47. Tuy nhiên với đất nước cơ giới hóa mạnh như Liên Xô thì tầm bắn xa không còn nhiều ý nghĩa. Ak-47 hiệu quả nhất khi tác chiến trong cự khi ngắn hoặc trung bình rất phù hợp với học thuyết quân sự " tác chiến chiều sâu" của Liên Xô. Người lính sẽ không còn phải phơi mình ra trước làn đạn của đối phương nữa mà sẽ được bảo vệ trong các xe bọc thép hoặc xe chiến đấu bộ binh có hỏa lực mạnh dư sức chế áp hỏa lực đối phương từ tầm xa cộng với lớp giáp dày thì hỏa lực của các loại súng bộ binh cũng phải chào thua. Khi đã tiếp cận đủ gần tác chiến Ak-47 sẽ phát huy toàn bộ sức mạnh của mình. Chưa kể uy lực súng dựa trên các thử nghiệm thực thế đạn 7,62 của Ak-47 được đánh giá uy lực hơn hẳn so với đạn 5,56 của M16 về sức công phá mạnh tạo ra một uy hiếp không hề nhỏ về tinh thần của đối phương. Chưa kể Ak-47 có độ bền cao hơn có thể sản xuất dễ dàng với chi phí khá rẻ, các chi tiết sản xuất có kích thước lớn nên thuận tiện cho bảo dưỡng. 


Đối với biến thể đầu tiên của M16 thì tình trạng kẹt đạn thường xuyên xảy ra do khí thuốc được truyền qua thành nòng súng đập trực tiếp vào mặt thoi đẩy và không thoát ra được, sử dụng lâu ngày không bảo quản muội thuốc bám nhiều khiến kim hỏa không thể đập được vào hạt lửa nữa. Trong khi Ak-47 khí thuốc được dẫn đập vào mặt thoi đẩy và thoát ra bởi các lỗ trên thành nòng súng nên không có hiện tượng kẹt đạn.

Dựa vào các điều bên trên ta đã có thể nói Ak-47 vượt trội hơn với M16 hay chưa. Câu trả lời có lẽ là chưa khi nói đến độ chính xác ở chế độ liên thanh ở tầm bắn xa. Ak-47 chỉ phù hợp nhất khi tác chiến ở Liên Xô hay nước Nga có lãnh thổ rộng và phương tiện cơ giới hóa mạnh mẽ còn đối với các nước khác hay tác chiến đô thị thì Ak-47 không thể phát huy hết được khả năng . Tuy sức công phá của đạn 5,56 x 45 ly có sức công phá yếu hơn rất nhiêu so với đạn 7,62 x 39 ly của Ak-47 nhưng nó lại có một uy lực khác đó là vỡ ra khi đâm xuyên vào mục tiêu đặc. Kể cả khi không bắn trúng vào các bộ phận hiểm yếu như tay cũng đủ loại đối phương khỏi vòng chiến, các mảnh đạn của M16 sẽ xé các mô bên trong gây ra hiện tượng chảy máu trong làm người bị trúng đạn đau đớn trong một thời gian dài trước khi chết và điều tệ hại hơn là rất khó để lấy được hết các mạnh đạn nhỏ đó ra khỏi cơ thể. Làm người trúng đạn dù sống sót cũng không thể sống bình thường sau này. Còn với hỏa lực hạng nặng để chế áp thì Mỹ đủ thừa để làm điều đó nên M16 rất phù hợp với lính Mỹ. 

Qua đó cũng khẳng định hai khẩu súng đều có sức mạnh ưu và nhược điểm riêng, tạo ra hai thái cực đối đầu ngang nhau của hai cường quốc Nga và Mỹ.

Video liên quan

Chủ Đề