So sánh tôm he tôm sú tôm vằn năm 2024

Tôm vằn là một loại tôm biển thuộc họ Penaeidae, chúng có danh pháp khoa học là Penaeus. Ngoài ra, tôm vằn còn được biết đến với những tên gọi khác như tôm he vằn, tôm bông, tôm cỏ,... Loại tôm này được phân bố ở hầu hết các vùng biển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, tôm vằn biển thường tập trung nhiều và ngon nhất ở các vùng biển như Hạ Long, Nghệ An, Phan Thiết,.... Chúng chủ yếu sống ở dưới đáy cát bùn với độ sâu từ 2 - 130m.

So sánh tôm he tôm sú tôm vằn năm 2024

Hình ảnh tôm vằn biển

So với các loại tôm khác như tôm sú, tôm thẻ thì kích thước của tôm vằn lớn hơn hẳn. Thân hình của chúng dài với sự kết hợp giữa các sọc ngang màu trắng, xanh vô cùng bắt mắt. Trung bình một con tôm vằn biển có kích thước khoảng 80 - 150g/con. Thức ăn chính của loại tôm này là các loại động vật không xương, giun tơ, phù sa biển,... Bởi vậy nên thịt của chúng rất ngon, ngọt, đậm đà và vô cùng săn chắc.

Giá trị dinh dưỡng và công dụng

Không chỉ mang đến hương vị tuyệt vời, tôm vằn còn rất giàu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong tôm vằn có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như protein, lipit, sắt, chất xơ, vitamin, khoáng chất,...

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, ăn tôm vằn sẽ mang đến những tác dụng như:

  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Giúp cơ bắp săn chắc.
  • Cải thiện tình trạng của mắt.
  • Tốt cho máu.
  • Bổ sung dưỡng chất cho hoạt động của cơ thể.
  • Cung cấp iốt cho cơ thể.
  • Tốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

\>> Click mua: Các loại tôm ngon, chất lượng, giá tốt tại Hà Nội

Tôm vằn biển làm món gì ngon?

Tôm vằn biển là một loại thực phẩm được rất nhiều bà mẹ nội trợ yêu thích bởi chúng có thể chế biến thành đa dạng các món ăn ngon khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chế biến như thế nào thì có thể tham khảo một số công thức dưới đây của chúng tôi.

Tôm vằn hấp bia sả

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tôm vằn
  • Sả
  • Bia
  • Ớt
  • Gia vị thông dụng

Cách chế biến:

Bước 1: Tôm vằn sau khi mua về cần sơ chế sạch sẽ, loại bỏ bớt phần chân, túi phân và rút chỉ tôm. Để làm giảm mùi tanh của tôm, bạn có thể ngâm tôm với rượu trắng trong khoảng 3 - 5 phút rồi rửa sạch lại với nước là được.

Bước 2: Sả đập dập lót dưới đáy nồi, tiếp đến xếp từng con tôm đã sơ chế lên trên, nếu thích có thể cho một chút ớt thái lát vào. Sau cùng rưới bia lên bên trên và đậy vung lại. Nếu bạn muốn món ăn đậm hơn thì có thể cho một chút muối vào hấp cùng với tôm.

Bước 3: Đặt nồi tôm lên bếp hấp chín trong khoảng 10 phút là được.

Thành phẩm món ăn có một màu sắc vô cùng bắt mắt. Thịt tôm ngon, ngọt hòa quyện với mùi thơm của sả ăn cực kỳ đưa miệng. Chấm thêm với một chút sốt chấm hải sản nữa thì quả là điều tuyệt vời đấy nhé.

Tôm vằn biển rim mặn ngọt

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tôm vằn
  • Hành tím băm nhỏ
  • Hành lá, rau mùi
  • Gia vị thông dụng

Cách chế biến:

Bước 1: Tôm sau khi mua về cần sơ chế sạch sẽ, loại bỏ bớt phần chân, túi phân và rút chỉ tôm. Để làm giảm mùi tanh của tôm, bạn có thể ngâm tôm với rượu trắng trong khoảng 3 - 5 phút rồi rửa sạch lại với nước là được.

Bước 2: Ướp tôm với một chút muối, tiêu, đường, bột ngọt,... trong khoảng 15 - 20 phút để tôm ngấm gia vị.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun đến khi dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đến cho tôm ướp vào đảo đều đến khi tôm hơi săn lại thì cho khoảng 1 bát con nhỏ nước lọc vào. Đun với lửa vừa đến khi tôm chín và thấm đẫm nước sốt là được. Cuối cùng nêm nếm lại cho vừa miệng rồi cho hành lá, rau mùi thái nhỏ vào là được.

Như vậy chỉ với một vài thao tác đơn giản bạn đã có ngay một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình mình rồi. Món ăn này ăn kèm với cơm nóng thì đảm bảo sẽ “tốn cơm” lắm đấy nhé.

Tôm vằn biển giá bao nhiêu 1kg?

Giá tôm vằn biển cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều bà mẹ nội trợ quan tâm. Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều đơn vị cung cấp loại tôm này với mức giá và chất lượng khác nhau. Trung bình mức giá của tôm vằn sẽ dao động trong khoảng từ 500.000đ - 750.000đ/kg. Mức giá này được chúng tôi tham khảo tại những địa chỉ uy tín, chất lượng hàng đầu cả nước, mặc dù có sự chênh lệch nhưng là không đáng kể.

Vừa rồi Cá Mú Đỏ đã cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về tôm vằn biển. Hy vọng qua đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn lựa thực phẩm cho gia đình mình. Nếu có bất cứ yêu cầu hay thắc mắc gì, hãy liên hệ tới số Hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Tôm vằn (Danh pháp khoa học: Penaeus semisulcatus) là một loài tôm nước ngọt trong họ Penaeidae. Đây là một loài tôm có giá trị thương phẩm. Chúng còn được gọi là tôm cỏ, tôm he vằn, tôm he rằn, tôm bông.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Tôm vằn là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ, có màu sắc tươi sáng, khoang trắng và khoang xanh (màu xanh đậm) rõ rệt; tôm bơi lội nhanh nhẹn, vỏ bóng mượt, phần phụ đầy đủ. Điều dễ nhận biết nhất ở tôm rằn so với tôm sú là đôi râu I có sự phân đốt rõ rệt, mắt tôm rằn to hơn mắt tôm sú cùng cỡ.

Đối với tôm cái, chọn tôm có trọng lượng từ 80 – 150g/con và có buồng trứng. Đối với tôm đực, chọn tôm có trọng lượng từ 60 – 100g/con và có chứa túi tinh trong thelycum. Tôm bị các bệnh ngoài da như ăn mòn phần phụ, cụt râu, mòn đuôi. Chúng phân bố ở độ sâu từ 2-130m, nền đáy cát hoặc cát bùn.

Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Ở cuống mắt của tôm (cả tôm đực và cái) có chứa phức hệ cơ quan X (tuyến nút), cơ quan X lại trực tiếp điều khiển tổng hợp hormon ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH) và hormon ức chế lột xác (MIH). Khi cắt cuống mắt sẽ loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X, từ đó làm giảm tác nhân ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục (GIH); đẩy nhanh tiến trình lột xác; đồng thời thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ trứng và tăng số lượng trứng trong một chu kỳ lột xác.

Tôm thường đẻ trong khoảng thời gian nửa đêm về sáng. Sau 12 – 24 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng nauplius 1. Ấu trùng tôm rất nhạy cảm với môi trường. Ấu trùng tôm trải qua các giai đoạn biến thái (giai đoạn nauplius, zoea, mysis, postlarvae) để trở thành tôm trưởng thành. Mỗi một giai đoạn tương ứng với đặc điểm sinh học khác nhau của chúng

Tập tính ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn tốt cho tôm là các động vật không xương ở nước mặn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh sản của tôm như các HUFA, đặc biệt là FPA, DHA, ArA…Các loại thức ăn như: giun nhiều tơ, hay ốc ký cư, hầu trìa mở, vẹm, mực, tôm. Khẩu phần ăn hằng ngày từ 10 – 20% trọng lượng cơ thể. Trong chăn nuôi, khi sử dụng các loại thức ăn tươi (tôm, mực…) nên cho tôm ăn nhiều lần trong ngày để tránh dư thừa thức ăn.

  • Giai đoạn nauplius: Ấu trùng tôm ở giai đoạn nauplius sử dụng hoàn toàn noãn hoàng để dinh dưỡng.
  • Giai đoạn zoea: 2 giờ sau khi chuyển sang giai đoạn zoea, tiến hành cho zoea ăn thức ăn tổng hợp (là tảo khô Spirullina, Fripark1, LansyZ-M, N0, AP0) và TZ002 Thức ăn được chia nhỏ thành nhiều lần.
  • Khoảng 3 – 5 ngày sau, ấu trùng zoea chuyển sang giai đoạn ấu trùng mysis.Thức ăn ở giai đoạn này vẫn là thức ăn tổng hợp: Fripark2, LansyZ-M, N0, AP0 với liều lượng tăng hơn 0,5 - 1g/10 vạn mysis; cho ăn 8 lần/ngày. Ở giai đoạn này, ấu trùng mysis có khả năng bắt mồi chủ động nên có thể bổ sung thêm thức ăn là ấu trùng artemia để tăng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm nuôi.
  • Sau 3 – 5 ngày, ấu trùng mysis chuyển sang postlarvae (post). Sử dụng thức ăn tổng hợp Lansy, N0, AP0, Fripark với lượng 1 - 2g/10 vạn post và bổ sung thêm ấu trùng artemia. Do tôm rằn ăn tạp và có hiện tượng ăn lẫn nhau nên từ giai đoạn post8 trở đi cần phải theo dõi bể ương chặt chẽ, san thưa hoặc có thể đưa ra ngoài ao đất để ương.

Nuôi tôm[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, mặc dù tôm rằn chưa được xem là loài nuôi chính như tôm sú, tôm chân trắng hay tôm càng xanh, nhưng mấy năm gần đây khi mà việc nuôi tôm sú, tôm chân trắng gặp nhiều vấn đề trở ngại như phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, môi trường nước bị ô nhiễm, bùng nổ dịch bệnh dẫn đến hiệu quả kinh tế không ổn định.

Tôm rằn có thể nuôi xen canh với tôm sú đối với ao nuôi tôm sú chỉ nuôi được một vụ nhằm hạn chế dịch bệnh và giải quyết việc làm cho nông dân; nuôi ghép với cá rô phi làm tăng hiệu quả của ao nuôi lên khoảng 20% so với nuôi đơn cá rô phi; ngoài ra tôm rằn còn có thể nuôi ghép với ốc hương nhằm tận dụng triệt để nguồn thức ăn, tránh ô nhiễm. Chính vì thế tôm rằn đang được xem là đối tượng có giá trị kinh tế cao không thua kém các đối tượng nuôi chính hiện nay.