Sự khác nhau giữa học sinh và người đi làm

Mọi người thường nói là học những gì sẽ làm những thứ đó sau này, thế nhưng mà trên thực tế thì không hẳn thế. Với ngành IT, môi trường lập trình chuyên nghiệp có kha kha điểm khác biệt cho với môi trường học tập. Cùng tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị tinh thần cho việc đi làm sắp tới nhé.

Không chỉ là code là xong là thôi!

Khi đi học, bạn sẽ được giao bài tập code từ giáo viên, còn đi làm bạn sẽ phải code theo yêu cầu của khách hàng. Dù thầy cô của bạn khó tới đâu thì cũng dễ chán so với các khách hàng, dù họ chẳng gặp bạn ngày một. 

Bởi lẽ khi đi học, bạn chỉ cần code xong, chạy được là oke, nộp bài lấy điểm, qua môn, lấy chứng chỉ mà không cần chỉnh sửa gì nhiều. Với khách hàng thì câu chuyện còn dài. Yêu cầu code của khách hàng không những “oái oăm” hơn và còn nhiều thứ đi cùng. Với khách hàng khó tính, thay đổi nhiều yêu cầu, bạn phải chạy theo, sửa tới sửa lui. Khi đi làm việc liên tục fix bug chỉnh sửa rồi cải tiến code mất nhiều thời gian code “hồi đi học” nhiều. 

Chưa kể, đi học bạn chỉ bị chịu áp lực deadline từ thầy cô. Đi làm bạn sẽ phải chịu áp lực từ khách hàng, từ khách hàng hay đồng nghiệp cùng team.

Sự khác nhau giữa học sinh và người đi làm

Chuyện dùng lại code và dùng framework

Khi bạn đi làm, quên cái việc “ăn hành” bởi thầy giáo, cô giáo vì tội đi copy code trên mạng đi. Đi làm bạn cứ copy code thoải mái, thời gian thì có hạn, deadline đến gần, việc copy code là liều thuốc rút ngắn thời gian và công sức. Nếu như có sẵn ở thư viện, của đồng nghiệp thì bạn cứ việc sử dụng. Miễn sao copy có tâm, có sửa lỗi và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của mình. Khách hàng không quan tâm bạn lấy code ở đâu, nhưng một khi sai là “ăn hành” hơn cả thầy cô khi đi học đấy nhé.

 Phần đa, thầy cô sẽ không cho học sinh của mình dùng framework. Thế nhưng các công ty lại thường sử dụng framework có sẵn và chẳng mấy khi code từ đầu. Tất nhiên thầy cô có lý của thầy cô, bạn đang còn đi học thì tất nhiên “nên” code từ đâu để hiểu rõ bản chất vấn đề và học được nhiều thứ bổ ích hay ho. Còn đi làm, tương tự như việc sử dụng code có sẵn, việc dùng framework sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn khi đi làm. Ngoài ra, chúng còn tránh các lỗ hổng thường gặp.

Sự khác nhau giữa học sinh và người đi làm

Đi làm cần nhiều quy trình hơn đi học 

Mỗi công ty lại có một quy trình làm việc khác nhau, nhất là những công ty lớn, nếu như quyết định mình là một nhân tố của công ty thì bắt buộc bạn phải hòa vào guồng quay đó. Có nghĩa tất cả các công việc, dự án của bạn phải theo đúng quy trình, tất cả đều phải có báo cáo để mọi việc được trôi chảy, quản lý dễ dàng. 

Việc theo quy trình này đôi khi khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy thời đi học thật dễ chịu. Code kiểu gì miễn ra kết quả là được, bài tập nhóm đến bài tập cá nhân mọi thứ đều đỡ cứng nhắc hơn nhiều.

Thật ra, dù khác nhau đi chăng nữa thì việc đi làm vận dụng rất nhiều kiến thức mà bạn đang phải học, vậy nên để có một “tương lai tươi sáng và đỡ vất vả” đừng bao giờ bỏ qua những thứ nhỏ nhặt. Ngoài ra, việc đi học và việc đi làm đều cần học. Kiến thức công nghệ rất nhiều thứ nhanh lỗi thời và hết hạn, xu hướng công nghệ là điều cần theo dõi. Ngoài ra,chúng ta nên trau dồi thêm kiến thức cho bản thân là điều bất cứ khi nào khi bạn quyết định gắn bó với ngành lập trình. 

Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:

Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE

trình Python & Odoo Framework với IziSolution

Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp

Lập trình ứng dụng di động Android

Khóa học lập trình Python

Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Sự khác nhau giữa học sinh và người đi làm
SỰ KHÁC NHAU GIỮA SINH VIÊN VÀ HỌC SINH

Trung tâm gia sư Tiên Phong đã tìm hiểu và có những so sánh về thế giới giữa sinh viên và học sinh theo bảng dưới đây. Đây là những chắt lọc từ cuộc sống thường nhật được thể hiện một cách hài hước!!!

>> 1 bài viết khác về Sự khác biệt giữa học sinh và sinh viên

Trang phục

Học sinh – Đồng phục tùy theo trường – Balo chung

– Không được trang điểm/ nhuộm tóc

Sinh viên – Tự do, thoải mái – Balo kiểu, riêng biệt

– Được trang điểm, nhuộm tóc…

Điểm số

Học sinh
– Điểm càng cao, càng tốt

Sinh viên
– Không cần cao, chỉ cần 5 điểm qua môn để không bị đóng tiền học lại

Giờ giấc

Học sinh – Đi học đúng giờ, nếu không sẽ bị kỉ luật, khắt khe về giờ giấc – Nghỉ học có phép/ không phép đều được kê khai rõ ràng về thời gian. – Học đầy đủ các ngày trong tuần (trừ Chủ Nhật)

– Cố định theo thời khóa biểu

Sinh viên – Đi học muộn không thành vấn đề, thầy cô thoải mái về giờ giấc – Nghỉ học không cần phép – Học một tuần 4 – 5 buổi

– Tự do chuyển giờ học

Tài liệu

Học sinh
– Học trong sách giáo khoa của Bộ giáo dục

Sinh viên
– Học mỗi môn là một quyển tài liệu dày cộp, có thể có giáo trình bằng tiếng nước ngoài

Phương thức học

Học sinh – Tự học nhưng có sự hướng dẫn của thầy, cô – Đi học thêm để biết được nhiều kiến thức – Thư viện không được tận dụng tối đa

– Hoàn thành bài đầy đủ

Sinh viên – Tự học là chính

– Tự mày mò các bài giải, bài giảng của giáo viên

– Làm đề tài tiểu luận – Thuyết trình thường xuyên – Tự nghiên cứu tài liệu – Tận dụng thư viện tối đa nhất có thể

– Hoàn thành bài tập sơ sài

Tập vở, dụng cụ Học tập

Học sinh – Một môn viết nhiều quyển, mỗi môn tối thiểu một quyển khác nhau – Bao bì đẹp đẽ, dán nhãn đầy đủ, giữ gìn cẩn thận – Phân biệt tiêu đề và nội dung hai màu mực khác nhau

– Bút chì, bút bi, thước kẻ, gôm, bút dạ quang, nháp…

Sinh viên – Một quyển viết nhiều môn – Không bao bì cẩn thận – Nguyên quyển tập chỉ ghi một màu

– Laptop là công cụ học tập chính yếu nhất

Thầy cô quản lí

Học sinh
– Gọi là giáo viên chủ nhiệm – Nói về tình hình học tập, hạnh kiểm, phong trào thi đua của lớp một cách chi tiết

– Quan tâm, để ý tới trạng thái của học sinh

Sinh viên – Gọi là cố vấn học tập – Đưa ra những lời khuyên về tình hình học tập, những vấn đề của xã hội liên quan đến chuyên ngành và việc làm sau này

– Không quan tâm, chăm chú đến sinh viên quá nhiều

Trong lớp

Học sinh – Chép bài kĩ càng, không bỏ sót – Chăm chú nghe giảng bài

– Một phòng học chỉ tối đa 50 học sinh hoặc ít hơn

Sinh viên – Dùng điện thoại có thể ghi âm, chép hết bài về những nội dung giảng viên giảng dạy – Hay ngủ gật vì lời giảng

– Một phòng có thể chứa từ vài chục – vài trăm sinh viên theo học một môn

Hình thức thi

Học sinh
– Kiểm tra 15’, 1 tiết hay thi học kì đều phải kiểm tra tập trung

Sinh viên – Chỉ làm kiểm tra chung vào cuối kì

– Giữa kì tùy theo cách dạy của Giảng viên

Các thứ khác

Học sinh – Thứ Hai nào cũng phải sinh hoạt cuối giờ – Du lịch dưới sự giám sát của nhà trường – Ăn và lo học – Thời gian là vàng là ngọc – Nhớ cả tên lẫn họ

– Học theo giáo viên mà trường sắp xếp

Sinh viên – Không chào cờ đầu tuần – Tự tổ chức đi du lịch, tham quan – Đi làm kiếm thêm thu nhập trang trải tiền học – Thoải mái về thời gian – Không nhớ hết tên bạn bè trong lớp

– Tự do lựa chọn giảng viên muốn theo học

Video của Bach Khoa Entertainment Team

Khi tôi còn nhỏ, tôi thường nghe người lớn dạy rằng: "Đi học cứ than thở mệt mỏi mà không chịu học hành đàng hoàng, thì sau này cuộc sống sẽ rất cực khổ". Nhưng lúc đấy tôi đâu hiểu ý nghĩa của câu nói này.

Cho đến một ngày, khi bước chân ra khỏi công ty, nhìn thấy các cô chú đang ngồi cười đùa ở một hàng nước chè bên đường, thì tôi mới chợt nhận ra rằng: Học hành hay đi làm đều không làm chúng ta mệt mỏi, điều làm chúng ta mệt chính là không còn cảm thấy được niềm vui từ nó nữa. Học hành và đi làm, chọn một trong hai thứ khiến mình mệt mỏi thật là khó, nên sẽ dễ hơn khi được chọn cái nào khiến bạn cảm thấy vui vẻ.

Đi làm và đi học đều có cái hay của nó. Nếu bạn đang trong tuổi học hành, ngoài việc học ra, bạn không phải lo lắng cái gì nữa cả. Ngày mai ăn gì, giá thịt mà tăng thì sao,… những thứ này còn không hề tồn tại trong suy nghĩ của bạn; lại có thể kết bạn mà không cần suy nghĩ gì đến lợi ích, cũng không lo bị lợi dụng.

Quan trọng là hai ngày nghỉ đều đặn cuối tuần, lễ lạt gì cũng được nghỉ, kỳ nghỉ hè kéo dài những ba tháng, không sợ bị đuổi việc khi lỡ làm sai gì đó, không phải nghĩ ngợi gì đến chuyện tăng ca,... và được làm vô số thứ hay ho khác vì đang đi học.

Sự khác nhau giữa học sinh và người đi làm

(Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, cũng không hẳn là mọi thứ đều tốt. Đi học cũng có áp lực của đi học chứ, những bài kiểm tra 15 phút, một tiết, những bài thi cuối kì, những cuộc thi đầu vào, thi đại học. Áp lực đến từ gia đình, nhà trường, thậm chí là bạn bè ganh đua thành tích, tất cả những điều đó tạo nên cảm giác dù có cho trở lại những năm tháng còn đi học thì cũng không hề muốn đến trường nữa. Cả khi bạn đi học, không phải muốn đi đâu cũng được, muốn mua gì cũng có; tất cả cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình bạn lúc đó giải quyết được bao nhiêu phần trăm mong muốn của bạn.

Còn đi làm thì sao? Ưu điểm lớn nhất của đi làm chính là giải quyết được vấn đề của thời đi học. Đi làm thì dĩ nhiên không còn những bài kiểm tra bất ngờ, những lần gọi lên bảng, cũng không có kì thi đại học nữa. Khi bạn đã đi làm, bạn có thể tự tay mua những gì mình muốn mà không phải chìa tay ra xin tiền người lớn, không phải xem xét thái độ của họ rồi có quyết định nên mua hay không.

Độc lập về tài chính, dư dả một chút tiền thì có thể đi du lịch xả hơi vài ba ngày phép, đi những nơi bạn muốn và thoả sức điên cuồng khi còn tuổi trẻ. Nhưng khi đi làm, bạn lại nhớ những ngày đi học vô lo vô nghĩ, không phải tính đến tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng và vô số những khoản chi phí phát sinh khác.

Sự khác nhau giữa học sinh và người đi làm

(Ảnh minh hoạ)

Đi làm cũng thật mệt, không phải làm bài kiểm tra thì cũng là những bản báo cáo đầu ngày, đầu tuần, đầu tháng, rồi lại báo cáo tổng kết cuối mỗi quý, mỗi năm. Chỉ mỗi chúng thôi cũng khiến bạn vùi đầu vào chiếc laptop cũ kĩ đi làm mãi cũng không đủ tiền đổi cái mới.

Không chỉ mỗi thế, vào mùa đông, khi căn phòng bạn thuê cách công ty hơn chục cây số, phải dậy thật sớm và chạy xe lúc trời còn tối om, không khí buốt lạnh mà cũng không thoát nổi cảnh tắc đường; bạn lại nhớ đến chăn êm nệm ấm ở ngôi nhà chỉ cách trường 5 phút đi bộ, mà có lỡ đi muộn thì bị trừ lương, sếp nạt nộ trước mặt đồng nghiệp.

Lại thêm những người xung quanh thì đầy mưu mẹo, chỉ tìm mọi cách để dìm bạn xuống, có lỡ vấp ngã thì cũng khó mà đứng lên được, thực sự không có một ai đối xử chân thành với bạn.

Dù vậy thì đi làm hay học, tuỳ mỗi người mà lại thích chọn mỗi cái khác nhau. Còn bạn thì sao, đi học và đi làm, thứ nào khiến bạn hạnh phúc hơn?