Sự khác nhau giữa Thông tư 58 và 26

So sánh sự khác nhau trong đánh giá học sinh THCS và THPT

Đọc bài Lưu

Về đánh giá học sinh trung học, trong bốn năm học tiếp theo sẽ thực hiện song song các Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT, với một số điểm khác nhau, Cụ thể:

TT

Nội dung

Thông tư 58/2011 và 26/2020

Thông tư 22/2021

1

Kết quả hạnh kiểm (rèn luyện)

Xếp loại hạnh kiểm của theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

* Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kì 2 và sự tiến bộ của học sinh.

Đánh giá kết quả rèn luyện theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

* Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Tốt: học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Khá trở lên.

* Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Khá:

- Học kì 2 mức Khá, học kì 1 từ mức Đạt trở lên.

- Học kì 2 mức Đạt, học kì 1 mức Tốt.

- Học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Đạt hoặc Chưa đạt.

2

Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá học lực qua 5 mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Đánh giá học lực qua 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt (giảm 1 mức so với cũ)

3

Hình thức đánh giá các môn học

Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “chưa Đạt” đối với môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.

Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và “chưa Đạt” đối với môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

4

Phương pháp và nội dung nhận xét học sinh

Giáo viên đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập trong quá trình học tập.

Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập. Ngoài giáo viên, học sinh, phụ huynh, cơ quan, tổ chức hay cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, cũng được tham gia vào quá trình nhận xét.

5

Đánh giá/xếp loại kết quả học tập

Gồm 5 loại

- Xếp loại “Giỏi”

+ ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên.

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

Gồm 4 mức

- Mức “Tốt”

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

5

Đánh giá/xếp loại kết quả học tập

- Xếp loại “Khá”

+ ĐTB các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 6,5 trở lên.

+ Không có môn học nào ĐTB dưới 5,0.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

- Mức “Khá”

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Xếp loại “Trung bình”

+ ĐTB các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 5,0 trở lên.

+ Không có môn học nào ĐTB dưới 3,5.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt.

- Mức “Đạt”

+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

+ Có ít nhất 06môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

- Xếp loại “Yếu”

ĐTB các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào ĐTB dưới 2,0.

- Mức “Chưa đạt”: Các trường hợp còn lại.

Xếp loại "Kém": Các trường hợp còn lại.

- Không có mức 5.

6

Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì

Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kì: từ 45 đến 90 phút, môn chuyên tối đa 120 phút.

Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học (không tính số tiết của cụm chuyên đề học tập): Từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút; trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút, môn chuyên tối đa 120 phút.

7

Điểm trung bình học kì và năm học

Cộng điểm trung bình tất cả môn học để cho ra mức điểm xếp loại học lực.

Tính điểm trung bình theo từng môn chứ không yêu cầu cộng điểm trung bình tất cả môn học để cho ra một mức điểm xếp loại học lực như trước, mà để nguyên bảng điểm có đủ các môn học.

8

Trường hợp được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh

Không quy định rõ.

Học sinh khó khăn trong học tập do bị ốm đau, tai nạn, bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài.

9

Điều kiện được lên lớp của học sinh

Quy định về điều kiện học sinh được lên lớp như sau: Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên; nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Quy định, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm: Kết quả học tập và rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình GDPT, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục).

10

Khen thưởng

Theo học kì, theo năm học.

Theo năm học, khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

11

Danh hiệu

- Có hai danh hiệu là "học sinh Giỏi" và "học sinh Tiên tiến":

+ Học sinh giỏi: có hạnh kiếm "Tốt", học lực "Giỏi".

+ Học sinh Tiên tiến: có hạnh kiểm và học lực đều từ loại khá trở lên.

Ngoài ra, học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

- Có hai danh hiệu là "học sinh Xuất sắc" và "học sinh Giỏi":

+ Học sinh Xuất sắc: có kết quả rèn luyện và học tập cả năm ờ mức "Tốt" và có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

+ Học sinh Giỏi: có kết quả rèn luyện và học tập cả năm đạt mức "Tốt". Ngoài ra, học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Nguồn:

-Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT

-Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT


Tác giả: Nguyễn Hoàng Hải

Nguồn:Phòng GDTrH-TX&CN Copy link

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thông tư 26/BGDĐT sửa đổi thông tư 58/BGDĐT về đánh giá xếp loại học sinh

TT_sua_doi_TT58_-_thong_tu_26_e1888ea836.pdf

Đọc bài Lưu

Nhiều điểm mới trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT (Thông tư 58).

Ngày 26 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 26/TT-BGDĐT về Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Việc sửa đổi Thông tư 58 được áp dụng trong năm học 2020 – 2021 bằng thông tư 26 được xem là “bước đệm” cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, khắc phục nhiều môn học chỉ có hình thức đánh giá bằng bài kiểm tra và cho điểm; nhiều đầu điểm; chưa tiếp cận đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh …

Dự thảo có một số nội dung chỉnh sửa chính như sau:

Thứ nhất: Tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng. Cụ thể, kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số ở hầu hết các môn học (trừ Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục).

Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến 10; nếu sử dụng thang điểm khác phải quy đổi về thang điểm 10.

Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thứ hai: Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. Trước đây, chú trọng kiểm tra đánh giá bằng điểm số, đánh giá định lượng nhiều hơn; chủ yếu kiểm tra đánh giá bằng các bài kiểm tra viết, kiểm tra hỏi đáp (miệng). Nay, hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên có: Hỏi – đáp, thuyết trình, viết ngắn (trên giấy hoặc trên máy tính), thực hành, sản phẩm học tập. Hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ có bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; thuyết trình; thực hành; sản phẩm học tập.

Mỗi hình thức kiểm tra đánh giá phải có hướng dẫn cụ thể và được thông báo công khai trước khi thực hiện.

Thứ ba: Thống nhất số đầu điểm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cho mỗi môn học. Với kiểm tra đánh giá thường xuyên, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học quy định 2 điểm đánh giá thường xuyên; môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 điểm đánh giá thường xuyên; môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 điểm đánh giá thường xuyên. Với kiểm tra đánh giá định kỳ: Mỗi môn học có 1 điểm đánh giá giữa kỳ và 1 điểm đánh giá cuối kỳ; không còn điểm 1 tiết. Tổng số đầu điểm là giảm so với quy định hiện hành. Môn nhiều nhất có 6 đầu điểm.

Đặc biệt, kiểm tra đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ, trong dự thảo đang xin ý kiến này, không chỉ có kiểm tra đánh giá kiểu truyền thông là viết trên giấy mà còn có thực hiện trên máy tính. Ngoài ra, vẫn có thể thay thế lấy điểm thông qua các hoạt động học tập, sản phẩm học tập. Tuy nhiên, thời lượng dành cho hoạt động kiểm tra đánh giá cuối kỳ, giữa kỳ phụ thuộc và thời lượng môn học, số tiết môn học đó trong năm.

Thứ tư: Tăng cường vai trò môn Ngoại ngữ trong xét danh hiệu học sinh giỏi; mở rộng hơn đối tượng khen thưởng.

Toàn văn thông tư xin xem ở tệp đính kèm tại đây./.


Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ban hành Thông tư đánh giá học sinh trung học theo CT GDPT 2018

Cỡ chữ Màu chữ:

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT). Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) đối với cấp trung học.

Cụ thể, từ năm học 2021-2022 áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 6. Từ năm học 2022-2023 áp dụng tiếp cho lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023-2024 thực hiện tiếp nối việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024-2025 thực hiện đánh giá theo Thông tư này cho 2 lớp còn lại là lớp 9 và lớp 12.

Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế cho hai Thông tư 58 và 26 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT được ban hành trước đó.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học

Kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, Thông tư 22 yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học. Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Việc đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Mục đích của việc đánh giá là xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập; cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên thông qua đó cũng có sự điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.

Nhiều môn chỉ đánh giá bằng nhận xét

Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Cả đánh giá bằng nhận xét và điểm số đều được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Tuy nhiên, khác với các Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT trước đây, Thông tư 22 cho phép một số một chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể, các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập theo môn học chỉ được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và phải làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất nếu điểm là số nguyên hoặc số thập phân.

Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn học

Nếu Thông tư 58 có quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 mới, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kì và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 vì đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức “Đạt, Chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Khi tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có đạt từ 8,0 điểm trở lên, thì học sinh được đánh giá kết quả học tập là “Tốt”.

Nếu học sinh có kết quả học tập tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt, đồng thời tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn đạt từ 6,5 điểm trở lên, thì được đánh giá mức “Khá”.

Kết quả học tập của học sinh được đánh giá mức “Đạt” khi có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức “Chưa đạt” và có ít nhất 06 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có môn học nào dưới 3,5 điểm.

Các trường hợp còn lại, học sinh được đánh giá là “Chưa đạt”.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở Thông tư 22 được đánh giá theo một trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt; thay vì xếp loại Hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu như Thông tư 58.

* Xem nội dung Thông tư trong file đính kèm./.

Sự khác nhau giữa Thông tư 58 và 26
Gửi email
Sự khác nhau giữa Thông tư 58 và 26
In trang

Tweet

Điểm mới trong đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT

Đọc bài Lưu

Ngày 26/8/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hànhThông tư số 26/2020/TT-BGDĐTsửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

Thông tư 26 sẽ có hiệu lực từ ngày 11/10/2020. Như vậy giáo viên bậc THCS và THPT cần biết những điểm mới gì của Thông tư 26 ?

Thông tư 26 ra đời thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đảm bảo hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập, vì hoạt động học tập và sự tiến bộ của học sinh. Đó là những điểm mới nào ?

Thứ nhất là tăng cường đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ đánh giá bằng nhận xét ở một số môn học trước đây như Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật…Việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực người học; hay nói cách khác là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh.

Như vậy, có thể hiểu học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó, kết quả của hoạt độngkiểm tra, đánh giásẽ sát thực với năng lực của học sinh, giúp các em hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống.

Thứ hai là học sinh có thể kiểm tra đánh giá trên máy tính (có thể thực hiện trên giấy, hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút). Hoạt động đánh giá qui định tại Thông tư 26 được cụ thể hóa hơn so với Thông tư 58/2011 trước đây. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.

Thứ ba là không còn kiểm tra 1 tiết. Thông tư 26 qui định số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm như sau:

- Trong mỗi học kì, số điểm đánh giá thường xuyên (ĐĐGtx) hệ số 1, điểm đánh giá giữa kỳ (ĐĐGgk) hệ số 2 và điểm đánh giá cuối kỳ (ĐĐGck) hệ số 3 của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) như sau:

a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

- Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;

- Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;

- Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.

b) Kiểm tra, đánh giá định kì:

Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck;

Như vậy, so với quy định tại Thông tư 58/2011, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh học sinh theo Thông tư 26/2020 đã giảm, môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm.

Thứ tư là thay thế cụm từ "cho điểm"bằng cụm từ "đánh giá"; "số lần" bằng cụm từ"số điểm"; "cho điểm" bằng cụm từ "điểm số"; "của một môn học nào đó" bằng cụm từ "của duy nhất một môn học nào đó".

Thứ năm là đưa thêm môn Ngoại ngữ tham gia vào đánh giá chọn học sinh giỏi. Nếu như trước đây chỉ có 1 trong 2 môn Toán và Ngữ văn thì nay là 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Ngoài ra, Thông tư 26 cũng quy định cụ thể hơn về đánh giá học sinh khuyết tật; bổ sung nội dung xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật. Theo đó, việc đánh giá kết quả giáo dục của đối tượng học sinh này được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Trên là những điểm mới cơ bản mà cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh tại trường THCS, THPT được qui định tại Thông tư 26/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 11/10/2020. Tuy nhiên, để thực hiện thống nhất, ngành giáo dục đang chờ sự hướng dẫn cũng như tập huấn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo./.