Tại sao bị lỡ khoé miệng

Ôi! Lở miệng đau quá! Hầu hết mọi người đã từng trải qua bệnh loét miệng/lở miệng một lần trong đời. Lở loét miệng thường là vết loét xuất hiện trên môi, má và vòm miệng. Mặc dù vô hại, nhưng vết loét khiến bệnh nhân cực kỳ đau đớn và thậm chí giết chết ham muốn ăn uống của con người. Nhưng may mắn thay, loét có thể được điều trị dễ dàng và với một số biện pháp đơn giản tại nhà.

I – Điều cần biết về bệnh lở miệng/loét miệng

1. Lở miệng là gì? Thường xuyên bị lở loét miệng là bệnh gì?

Loét miệng/lở miệng là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng xấu cuộc sống của bệnh nhân nhưng không phải ai cũng biết lở miệng nhiều là dấu hiệu bệnh gì.

Bị lở miệng là căn bệnh xuất hiện những vết thương, vết loét trên bất kỳ mô mềm nào trong miệng của bạn, bao gồm môi, má, nướu, lưỡi, và vòm miệng. Bạn thậm chí có thể bị loét miệng trên thực quản, ống dẫn đến dạ dày của bạn.

Bị lở miệng là bệnh gì?

Bệnh viêm loét miệng đơn giản và thường gặp nhất là bị nhiệt miệng ở môi hay bị nhiệt miệng ở dưới lưỡi. Tuy nhiên, một số trường hợp vết loét hình thành do điều kiện sức khỏe tiềm ẩn. Thường xuyên bị lở miệng có thể là do các bệnh về gan, đường tiêu hóa, nhiễm trùng, thậm chí là ung thư.

Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ thường xuyên bị lở miệng là bệnh gì và cách trị lở miệng nhanh nhất trước khi chúng chuyển biến đến giai đoạn nặng khó lường.

2. Vì sao bị lở miệng?Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở người lớn và trẻ em

Hầu hết các vết của bệnh lở loét miệng xảy ra là kết quả của sự kích ứng, tổn thương. Nhiều thứ có thể gây kích ứng miệng và dẫn đến bệnh lở miệng, bao gồm:

  • Do di truyền.
  • Hệ miễn dịch kém có thể gây lở miệng thường xuyên.
  • Dị ứng với một số thực phẩm.
  • Bệnh lở miệng ở người lớn do răng giả sần sùi, lắp kênh cộm cọ sát vào nướu răng và lưỡi
  • Một chiếc răng sắc nhọn hoặc bị mẻ, hỏng
  • Mắc cài niềng răng.
  • Nhiệt miệng ở môi do ăn các đồ ăn/ đồ uống cay nóng.

Những thói quen hằng ngày có thể là nguyên nhân lở loét miệng.

  • Hút thuốc lá
  • Một số loại thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ
  • Thực phẩm có tính axit cao
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
  • Va đập mạnh
  • Thiếu vitamin và axit folic là nguyên nhân phổ biến khiến bạn hay bị loét miệng

Một số nguyên nhân gián tiếp khác khiến bạn bị lở mép miệng bao gồm:

  • Một bệnh do virus, vi khuẩn và nấm Herpes gây ra.
  • Lở miệng HIV giai đoạn cuối.
  • ….

3. Dấu hiệu bệnh lở miệng kéo dài

Khi những vết loét ở miệng này xuất hiện, chúng thường gây đau đớn, thậm chí là sốt cao và có thể khiến các hoạt động hàng ngày, như đánh răng hoặc ăn uống khó khăn hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, các vết loét miệng tái diễn, có màu đỏ hoặc trắng đục ở môi, má, lưỡi, nướu,… cụ thể từng bệnh như sau:

  • Biểu hiện của bệnh giời leo là những miệng bị sưng đỏ, xuất hiện các bóng nước trên da song song với đường đi của dây thần kinh.
  • Bệnh lở miệng ở người lớn do nấm candida, hay bệnh tưa miệng, là một bệnh nhiễm nấm làm cho các mảng trắng và đỏ xuất hiện trong miệng.
  • Vi khuẩn herpes simplex, nguyên nhân lở loét miệng ở dưới lưỡi, nướu và cũng có thể tạo ra vết loét sinh dục.
  • Bệnh phong – một tình trạng mãn tính gây ra phát ban ngứa, viêm trong miệng hoặc trên da.
  • Viêm nướu, một bệnh nhiễm trùng phổ biến đặc biệt phổ biến, đặc biệt gây ra bệnh lở miệng ở trẻ em. Các vết thương tự như vết viêm loét miệng lưỡi ở người lớn, nhưng chúng xuất hiện cùng với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Một số triệu chứng của bệnh lở miệng.

  • Bệnh bạch sản niêm, gây ra các mảng màu trắng xám xuất hiện gần như bất cứ nơi nào trong miệng.
  • Bệnh loét miệng ở trẻ em thường gặp đó là bệnh tay chân miệng, gây ra các mảng đỏ nhỏ, đau đớn xuất hiện trên các bộ phận của cơ thể.
  • Lở miệng lâu ngày không khỏi có thể là ung thư hoặc tiền ung thư khi một mảng đỏ xuất hiện trên nướu, lâu ngày gây lở loét.
  • Các vết viêm loét miệng mãn tính, có một mảng đỏ, cạnh phẳng và các mảng trắng hoặc xám bao quanh chúng.
  • Loét miệng HIV cũng thường gặp kèm theo các hiện tượng, khô miệng, tự nhiên chảy máu chân răng, da vàng đi, chân tay có nhiều vết thâm,…

4. Bệnh lở miệng có nguy hiểm không?

Như đã phân tích phía trên, bị lở mép miệng không nguy hiểm nếu là nhiệt miệng ở môi  bởi yếu tố kích ứng miệng trực tiếp, va đập, cọ xát hoặc do đồ ăn.

Tuy nhiên, một số bệnh lở mép miệng ở trẻ em hay người lớn do các bệnh khác gây ra như lở miệng HIV, bệnh phong, nấm, bạch sản niêm,… sẽ rất nguy hiểm, gây sưng phồng, phá hủy khoang miệng, thậm chí là tử vong.

5. Bị lở miệng có lây không?

Bị lở miệng nặng có thể truyền nhiễm thông qua đường hôn, ăn uống, môi trường nếu là các bệnh do virus hoặc nấm gây ra.

Riêng viêm loét miệng lưỡi HIV không lây trực tiếp bệnh từ người này sang người khác mà chỉ lây bệnh HIV từ chồng sang vợ, mẹ sang con, dùng chung kim tiêm,…

Nếu không có cách chữa bệnh lở miệng HIV thì có thể tiến triển sang giai đoạn nặng khiến bạn hay lở miệng.

Một số bệnh lở miệng có thể lây qua đường tiếp xúc.

Nhưng nếu chỉ bị lở 2 bên mép miệng thông thường là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người thì không thể lây được. Bạn không cần quá lo lắng về cách trị lở mép miệng nhanh nhất mà chúng sẽ tự khỏi.

6. Bệnh lở miệng kéo dài bao lâu?

Viêm loét miệng lưỡi, bao gồm lở loét miệng, thường là một kích ứng nhỏ và chỉ kéo dài một hoặc hai tuần rồi tự hết.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như ung thư miệng hoặc nhiễm trùng từ virus, chẳng hạn như herpes simplex thì sẽ không biến mất và thường sẽ lan rộng.

Bị lở miệng ở môi thông thường sẽ gây đau và lõm ở giữa. Vùng giữa của nốt nhiệt miệng có thể có màu trắng, xám hoặc màu vàng, và phần rìa thường có màu đỏ.

Loét miệng phải làm sao? Nếu loét miệng không đau, vết loét nhỏ thì có thể tự khỏi sau 2 tuần.

Trong khi ung thư miệng là những nốt bằng phẳng pha trộn của các khu vực màu đỏ và trắng, hình thể sần sùi, cứng và không dễ cạo. Chúng thường xuất hiện trên lưỡi, mặt sau của miệng, nướu hoặc trên má.

Do vậy, nếu bạn thấy bất kỳ khối u cục, vết sưng đỏ nào trong miệng kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.

II – Bị lở miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

1. Bị lở miệng ăn gì là tốt nhất?

Một trong những nguyên nhân gây bệnh lở miệng, loét miệng là do chế độ ăn uống không khoa học. Vậy bị loét miệng nên ăn gì nhanh khỏi nhất?

Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, chứa nhiều vitamin và axit folic hay các loại đồ ăn lành tính, thanh nhiệt cao.

Lở miệng ăn gì cho hết? Các loại thực phẩm có tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

  • Ăn nhiều thực phẩm mềm và thực phẩm có chứa chất lỏng. Hãy thử các loại súp ấm [nấu kỹ và ăn khi nó đã nguội bớt]; ngũ cốc nấu chín cho thêm nước hoặc sữa, bột yến mạch mỏng hoặc kem lúa mì; Sữa chua; bánh pudding; khoai tây nghiền với nước sốt; mỳ ống; soong; và trái cây đóng hộp.
  • Bị lở miệng ăn gì cho mát? Các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cà rốt, rau chân vịt, rau cải, súp lơ, cam, chanh, dâu tây, táo, kiwi,…
  • Ăn gì hết lở miệng nhanh thì bạn có thể tìm đến các loại nước ép thanh nhiệt cơ thể như: nước rau má, nha đam, nước dừa, trà xanh,…

2. Bệnh loét miệng kiêng ăn gì và làm gì?

Bên cạnh thực đơn lở miệng ăn gì cho hết thì bạn cần lưu ý một số thực phẩm phải tránh trong giai đoạn bị lở loét miệng lưỡi như sau:

  • Tránh một số loại thực phẩm có tính nóng hoặc kích thích vi khuẩn phát triển như sôcôla, thực phẩm cay, cà phê, đậu phộng, hạnh nhân, dâu tây, phô mai, cà chua và bột mì.
  • Không nên ăn đồ ăn quá cay nóng hoặc quá lạnh.

Hay bị lở miệng lâu lành thì nên hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng.

  • Tránh ăn thực phẩm đặc biệt cứng hoặc sắc nọn [ví dụ: bánh mì nướng, khoai tây chiên giòn].
  • Đừng nhai kẹo cao su
  • Bệnh lở miệng ở người lớn cần hạn chế căng thẳng và lo lắng vì đây cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng hay bị lở miệng.
  • Tránh sử dụng bàn chải đánh răng mềm, đầu nhỏ để đánh răng
  • Không sử dụng kem đánh răng chứa natri lauryl sulphate.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

III – Bị lở miệng uống thuốc gì? Loại thuốc chữa lở miệng tốt nhất

1. Bị lở mép miệng bôi thuốc gì?

Bị lở miệng phải làm sao nhanh hết thì điều đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là các loại thuốc bôi nhiệt miệng. , cách chữa lở mép miệng này được ưa chuộng hơn cả bởi chúng các tác dụng nhanh chóng và vô cùng tiện lợi khi sử dụng. Vậy bị lở miệng bôi gì tốt nhất và được nhiều người tin tưởng nhất?

có rất nhiều loại thuốc được bày bán trên thị trường có thể kể đến như: thuốc nhiệt miệng kamistad, thuốc trị lở miệng mouthpaste, thuốc trị lở miệng oracortia và thuốc trị lở miệng orrepaste.

Thuốc nhiệt miệng Kamistad đặc trị nhiệt miệng, loét miệng.

  • Thuốc nhiệt miệng kamistad: được bệnh nhân và các bác sĩ khuyên dùng bởi sự lành tính và đẩy lùi cảm giác đau nhức, khó chịu nhanh chóng. Loại thuốc này có khả năng giảm đau và sát trùng, đặc biệt phù hợp với niêm mạc kích ứng, nhạy cảm.
  • Thuốc trị lở miệng mouthpaste: là loại thuốc bôi dạng gel được chỉ định trong một số trường hợp loét miệng áp tơ, lở khoang miệng, viêm đau lợi,…
  • Thuốc trị lở miệng oracortia: cũng là một sự lựa chọn tốt nên bạn chưa biết bị lở mép miệng bôi thuốc gì. Thuốc có vị the mát, tê tê có hiệu quả đối với trường hợp lở miệng ở dưới lưỡi, môi giúp làm dịu cơn đau chỉ sau một đêm.
  • Thuốc trị lở miệng orrepaste: giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng lở miệng ở môi, nướu, lưỡi nhưng chống chỉ định với các loại bệnh lở miệng ở người lớn liên quan đến virus và nấm.

2. Bị lở miệng nên uống gì?

Hay bị loét miệng uống thuốc gì là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Tùy từng nguyên nhân bị lở ở mép miệng mà bạn có thể dùng những loại cách chữa lở khóe miệng bằng thuốc dưới dây:

  • Thuốc vitamin B12, vitamin C, sắt nếu trường hợp loét miệng do cơ thể thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Bổ sung thuốc giảm đau tại chỗ benzocaine
  • Sử dụng nước rửa peroxit OTC [Peroxyl, Orajel]
  • Thuốc giảm đau: aspirin, paracetamol,…
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển như beta-lactam, macrolid,…
  • Các loại thuốc giảm sưng, giảm viêm như: ibuprofen, axít mefenamic, diclophenac, meloxicam…

Uống thuốc là cách trị loét miệng nhanh nhất nhưng chỉ mang tính chất tham khảo. Còn lở miệng uống gì thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đưa ra loại thuốc đặc trị đúng bệnh loét miệng.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

IV – Cách trị lở miệng nhanh nhất phù hợp với từng đối tượng

1. Cách trị lở miệng tại nhà cho người lớn nhanh chóng chỉ sau 2 ngày

  • Cách chữa lở miệng tại nhà bằng baking soda

Bị lở mép miệng phải làm sao? Để giảm đau và sưng do viêm loét miệng, hãy thử súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và baking soda [1 muỗng cà phê cho mỗi 1/2 cốc nước].

Bạn cũng có thể tạo ra một hỗn hợp bột baking soda và nước và áp dụng nó vào khu vực đau nhức.

Cách chữa lở miệng nhanh nhất bằng baking soda.

Ban đầu, baking soda để điều trị viêm loét miệng lưỡi ở người lớn có thể khiến vết nhiệt miệng ở môi của bạn hơi đau và sót một chút nhưng chúng sẽ có tác dụng không thua kém gì các loại thuốc nhiệt trên thị trường.

  • Bị lỡ miệng đắp muối – cách chữa loét miệng nhanh nhất, tiết kiệm nhất

Súc miệng bằng nước muối là một cách trị lở loét miệng khác để giảm đau, viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như các vi khuẩn, nấm gây bệnh lở miệng lưỡi.

Trộn 1 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm, súc miệng nhẹ nhàng trong miệng rồi nhổ đi.

Bạn có thể áp dụng cách chữa lở mép miệng đắp muối như dân gian truyền tai nhau nhưng cần nghiền nhỏ hạt muối trắng cho đến khi nó mịn và cách này chắc chắc sẽ đau sót hơn cách súc miệng nước muối.

2. Bé bị lở miệng phải làm sao? Cách trị lở miệng cho bé an toàn, hiệu quả cao

Trẻ em bị lở miệng phải làm sao? Nếu bạn đang muốn tìm những cách vừa dễ dàng thực hiện tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.

  • Em bé bị lở miệng – Dùng dầu dừa là tốt nhất

Bé 2 tuổi bị lở miệng phải làm sao? Dầu dừa có thể chữa lành bệnh viêm loét miệng ở trẻ em vì đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi-rút và cực lành tính ngay với cả trẻ 1 tuổi bị lở miệng.

Thoa dầu trực tiếp lên vùng bị đau bằng bông y tế, rồi xoa nhẹ nhàng. Hoặc bạn có thể súc miệng dầu dừa trong miệng và nhổ nó ra.

  • Cách trị lở miệng bằng mật ong cho trẻ 1 tuổi bị lở miệng trở lên

Ngoài những lời khuyên bị lở mép miệng nên ăn gì và uống gì thì bạn có thể tham khảo chữa lở miệng bằng mật ong cũng vô cùng hiệu quả và cực an toàn với trẻ bị loét miệng và lưỡi.

Sử dụng mật ong – cách chữa bệnh lở miệng ở trẻ em an toàn.

Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị một số loại vết thương như bị lở quanh miệng.

Bạn có thể chà một chút mật ong trực tiếp lên vùng bị đau vài lần mỗi ngày hoặc uống trà ấm với mật ong để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút – 1 tiếng, bạn nhớ đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối ấm để tránh làm “mồi ngon” cho vi khuẩn gây sâu răng.

3. Bà bầu bị lở miệng phải làm sao?

Cùng với trẻ bị loét miệng phải làm sao, bà bầu trong giai đoạn này không nên quan tâm quá nhiều bị lở miệng uống thuốc gì bởi các loại thuốc tây có thể mang theo những tác dụng phụ không mong muốn cho bà bầu.

Cách chữa lở mép miệng tại nhà bằng tỏi cho bà bầu.

Một trong những cách trị lở loét miệng tại nhà thường được sử dụng nhất đó là tỏi. Tỏi có thể giúp bạn chống loét miệng tốt do có chứa thành phần tiêu diệt vi khuẩn và nấm tự nhiên.

Tất cả những gì bạn cần làm là chà một tép tỏi lên vết loét nhẹ nhàng trong một hoặc hai phút. Súc miệng kỹ bằng nước sau 30 phút. Lặp lại điều này cho đến khi vết loét biến mất.

Video liên quan

Chủ Đề