Tại sao hệ tuần hoàn kép tiến hóa hơn hệ tuần hoàn đơn

Ở cá:

+ Cá sống trong môi trường nước nên thân thể được môi trường nước đệm đỡ.

+ Nhiệt độ nước tương đương thân nhiệt của cá nên giảm nhu cầu năng lượng, nhu cầu oxi thấp => có hệ tuần hoàn đơn.

Ở chim, thú:

+ Thú là những động vật hằng nhiệt lại sống trong môi trường nhiều tác động và hoạt động nhiều \(\rightarrow\) nhu cầu năng lượng nhiều \(\rightarrow\) cần nhiều oxi, máu được oxi hóa từ các cơ quan trao đổi khí. Và ở chim cũng vậy.

+ Từ tim, máu được phân phối khắp cơ thể \(\rightarrow\) tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ dòng chảy.

=> Vì thế , ở cá chỉ cần tồn tại 1 hệ tuần hoàn đơn là đủ trong khi chim, thú cần tồn tại hệ tuần hoàn kép mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxi trong cơ thể.

-  Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hộ tuần hoàn đơn là: lượng máu đến các cơ quan và quá trình trao đổi chất ở mao mạch phụ thuộc vào áp lực máu chảy trong động mạch.ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu lừ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh. Do vậy máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.

Ở hệ tuần hoàn kép. sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và dược tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất  mao mạch.

Câu hỏi:Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Lời giải:

Giống nhau: Đều là một hệ thống tuần hoàn.

Khác nhau:

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

- Có 1 vòng tuần hoàn

- Tim có 2 ngăn ( 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ)

- Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình

- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha hoặc máu đỏ tươi

- Hiệu quả thấp

- Đại diện : lớp cá

- Có 2 vòng tuần hoàn

- Tim có 3 hoặc 4 ngăn ( 1 hoặc 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ)

- Máu chảy trong động mạch với áp lực cao

- Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi ( đỏ thẫm)

- Hiệu quả cao

- Đại diện : Lớp lưỡng cư, bò sát, chim và thú

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về hệ tuần hoàn và đặc điểm của hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép nhé:

1. Hệ tuần hoàn:

Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các loài động vật. Hệ tuần hoàn sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

2. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máuvàdịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơquan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch → máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

+ Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các mao mạch và các tế bào

+ Mao mạch:Dẫn máu từ động mạch với tĩnh mạch

+ Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

3. Chức năng của hệ tuần hoàn:

- Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể

-Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

-Chống lại sự nhiễm khuẩn trong hệ miễn dịch

-Vận chuyển hormone

4. Cơ quan:

* Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp dịc máu + dịch mô

* Tim: là một cái máy bơm và hút máu trong mạch máu

* Mạch máu:

-Động mạch

-Tĩnh mạch

-Mao mạch

Hệ tuần hoàn đơn: Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể.

Hệ tuần hoàn kép:Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể.

Gồm:

-Vòng tuần hoàn phổi

-Vòng tuần hoàn hệ thống

5. Chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn

Ban đầu, các sinh vật chưa có hệ tuần hoàn, trong quá trình tiến hóa, hệ tuần hoàn mới xuất hiện.

+ Từ có hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.

+ Từ hệ tuần hoàn hở → hệ tuần hoàn kín.

+ Từ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn - cá) →tuần hoàn kép (từ tim ba ngăn, máu pha nhiều – lưỡng cư → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn - bò sát →tim bốn ngăn máu không pha trộn – chim, thú).

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời

  • 1.Cây bàng thường rụng lá vào mùa đông để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá

    2.Cây dứa do sống trong môi trường khô hạn nên khí khổng đóng vào ban ngày và mở ra vào ban đêm, giúp cây hạn chế mất nước và hấp thụ được CO2

    3.Cây xanh rất ít khi thoát hơi nước, chúng chỉ thoát hơi nước khi đến một giai đoạn phát triển nhất định

    4.Cutin được cấu tạo từ các tế bào hạt đậu xếp sít nhau để thực hiện chức năng thoát hơi nước

    5.Khí khổng là sản phẩm tiết của các tế bào biểu bì và là cấu trúc không sống

    19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   2 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời

  • 19/09/2022 |   1 Trả lời

  • tầm quan trọng của rễ đối với quá trình hấp thụ nước và muối khoáng, khả năng cố định nito phân tử của vi sinh vật

    25/10/2022 |   0 Trả lời

  • 25/10/2022 |   1 Trả lời

  • 26/10/2022 |   1 Trả lời

  • 25/10/2022 |   1 Trả lời

  • 25/10/2022 |   1 Trả lời