Tại sao khi ngủ lại nói mớ

Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người. Ai cũng sẽ gặp những giấc mơ trong cuộc đời của mình nhưng ít người hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về giấc mơ và tại sao khi ngủ lại có những giấc mơ.

Mỗi người trưởng thành ngủ trung bình 7-8 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ của con người được chia thành 2 chu kỳ lớn, đó là NREM và REM. Chu kỳ NREM lại chia làm 4 chu kì nhỏ là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Xem kẽ giữa các chu kỳ này là giấc ngủ REM, một giai đoạn chuyển động nhanh của mắt.

Giấc mơ khi ngủ của mỗi người sẽ xuất hiện trong chu kỳ ngủ REM. Giấc mơ có thể hiểu là những ảo giác xảy ra trong một số giai đoạn nhất định của giấc ngủ - giai đoạn REM. Nó giống như một câu chuyện ngắn xuất hiện trong khi chúng ta đang ngủ và nhanh chóng mất đi. Sau khi tỉnh giấc, chúng ta có thể nhớ toàn bộ, một phần hay quên hết giấc mơ đó.

Giải đáp tại sao khi ngủ lại có những giấc mơ?

Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy rõ vai trò của giấc mơ khi ngủ. Tuy nhiên, căn cứ vào niềm tin và lý thuyết mà người ta đưa ra những vai trò của giấc mơ như sau:

  • Giấc mơ như một nhà trị liệu

Khi ngủ, não sẽ hoạt động về mặt cảm xúc nhiều hơn khi tỉnh táo. Do đó, giấc mơ khi ngủ như một cách giúp bạn đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ thật của mình mà khi tỉnh táo ta cố che giấu đi.

  • Giấc mơ như huấn luyện chiến đấu hoặc bay

Hạch hạnh nhân là vùng não hoạt động nhiều nhất khi mơ và ngủ. Do đó, đây có thể là cách giúp não bộ sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa khi ngủ. Cũng vì vậy, trong những giấc mơ khi ngủ, nếu bị tấn công, chúng ta vẫn có xu hướng chống cự lại.

Cùng với đó, thân não sẽ gửi các tín hiệu thần kinh vào giấc ngủ REM giúp thư giãn cơ bắp. Vì vậy, chúng ta sẽ không cố gắng chạy hoặc đấm trong khi ngủ.

  • Giấc mơ khi ngủ như “nàng thơ”

Nếu những suy nghĩ, tư duy, logic hay sự sáng tạo bị hạn chế khi tỉnh táo thì khi ngủ sẽ khác. Khi ngủ, não bộ sẽ tự do sáng tạo do đó sẽ tạo ra những giấc mơ vui vẻ, đầy màu sắc.

  • Giấc mơ như một trợ lý trí nhớ

Giấc mơ giúp chúng ta lưu trữ lại những sự việc đã xảy ra, thông tin vừa đọc được và sắp xếp lại cảm xúc con người. Đồng thời, nó giúp loại bỏ những lo âu, phiền muộn ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập.

Giấc mơ được chia làm 2 loại: giấc mơ mang nội dung vui vẻ và giấc mơ có những nội dung đáng sợ, buồn bã. Những giấc mơ đáng sợ, buồn bã còn được gọi là ác mộng. Sau khi gặp ác mộng, chúng ta sẽ thức giấc trong một tâm thế lo lắng, sợ hãi và thậm chí là khóc.

Ác mộng xuất hiện có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc đôi khi là phản ứng với một số loại thuốc. Mỗi người sẽ đều gặp một vài cơn ác mộng trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, gặp ác mộng thường xuyên lại là báo động của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Ác mộng gây ra những tác hại sau:

  • Sợ đi ngủ;
  • Làm giãn đoạn giấc ngủ;
  • Lo lắng về những điều đã gặp trong cơn ác mộng và gây ra những rối loạn tâm lý khác.

Ác mộng xuất hiện có thể do căng thẳng, lo lắng

Chúng ta đã gặp rất nhiều giấc mơ. Có những giấc mơ có thể lặp lại hoặc có nội dung mới. Có những đêm ta gặp nhiều giấc mơ những có khoảng thời gian lại không có giấc mơ khi ngủ. Vậy tại sao lại có những giấc mơ khi ngủ? Nguyên nhân là do các yếu tố sau:

Mệt mỏi hoặc thiếu ngủ trong một vài đêm có thể dẫn đến việc các bộ phận trong não hoạt động nhiều khi chìm vào giấc ngủ REM. Do đó, những giấc mơ phong phú, sinh động, sáng tạo sẽ xuất hiện và khả năng chúng ta nhớ lại chúng là rất cao.

Ở phụ nữ mang thai, do tăng sản xuất hormone nên việc xử lý cảm xúc của não sẽ bị thay đổi. Khả năng xuất hiện những cơn ác mộng tăng lên về cả mức độ và tần suất.

Cơ thể mệt mỏi, lo lắng, stress hay buồn đau cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất hiện giấc mơ khi ngủ. Những điều mà ta thường xuyên nghĩ đến, lo lắng trong ngày sẽ đi vào giấc mơ của bạn.

Những điều tác động tới tâm lý thì sẽ làm tăng khả năng xuất hiện giấc mơ khi ngủ. Thức ăn cũng vậy.

Khi ăn một món ăn bắt mắt, ngon miệng sẽ giúp chúng ta mơ những giấc mơ đẹp, vui tươi. Ngược lại, những món ăn đáng sợ sẽ làm ta gặp ác mộng sau đó.

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp ta có những giấc mơ đẹp hơn. Do đó, việc tập thể dục hằng ngày sẽ giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Có thể lựa chọn những bài tập thể dục như chạy bộ, yoga, aerobic hay đánh bóng chuyền... Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tâm trạng thoải mái, đầu óc thư thái... Từ đó, giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ và có những giấc mơ đẹp.

Như vậy giấc mơ khi ngủ không phải là xấu. Tuy nhiên việc xuất hiện những cơn ác mộng thường xuyên lại là dấu hiệu của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Do đó, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi để có những giấc mơ đẹp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

GNO - Nói trong khi ngủ [nói mớ, ngủ mớ] nhìn chung là vô hại nhưng trong một số trường hợp chúng ta cần lưu ý để có can thiệp phù hợp.

Khi ngủ chung giường hay nằm ngủ gần ai đó, có thể bạn sẽ nghe họ nói gì đó khi đang ngủ. Hoặc có khi bạn phát hiện rằng mình nói suốt trong đêm, dù đang ngủ.

Gần 66% người dân Hoa Kỳ nói trong khi ngủ, dưới hình thức nào đó - theo một nghiên cứu năm 2010. Một số nội dung không có ý nghĩa, một số khác là độc thoại và một số khác có đối thoại phức tạp.


Ảnh minh họa

Các chuyên gia sức khỏe cho biết không cần phải lo lắng gì trước việc nói mớ. Tuy nhiên, nói mớ trong khi ngủ cũng có thể là một dấu hiệu bất ổn nào đó của cơ thể.

Dưới đây là một số điều chúng ta cần biết về nói mớ khi ngủ:

1 - Ngủ mớ không phải là rối loạn giấc ngủ

Nói trong khi ngủ từng được xem là một rối loạn giấc ngủ [parasomnia], theo Phân loại Quốc tế về Rối loạn Giấc ngủ [ICSD]. Tuy vậy, gần đây “rối loạn này” được xem là một hiện tượng bình thường có thể xảy ra trong suốt giấc ngủ của một người.

Do đó, ngủ mớ không phải là rối loạn chính thức; vì thế không cần thiết phải thực hiện nghiên cứu về ngủ - chia sẻ của chuyên gia giấc ngủ Rafael Pelayo, Trung tâm Y khoa về Giấc ngủ, Stanford Health.

Và lĩnh vực này chưa được hiểu biết nhiều, cho đến nay.

2 - Những gì bạn nói trong khi ngủ thường không có ý nghĩa

Ngủ mớ không phản ánh hành vi khi thức hay trí nhớ của bạn, theo ICSD. Vì thế, nếu bạn có một ngày làm việc không vui vẻ hay phải đối diện với các xung đột gia đình trong thời gian gần thì không hẳn bạn sẽ nói mớ khi ngủ.

Điều này khá quan trọng vì người ngủ mớ có xu hướng nói điều gì đó kỳ lạ trong suốt giấc ngủ; có thể gây giật mình hoặc làm gián đoạn giấc ngủ của người ngủ cùng hay nằm gần.

Ví dụ, một số người ngủ mớ “bị tố cáo” phản bội vì đã gọi tên ai đó, nói gì đó gây nghi ngờ. Hãy lưu ý rằng: Không có gì thật sự có ý nghĩa từ lời thốt ra của người ngủ mớ.

3 - Ở tuổi nào chúng ta bắt đầu ngủ mớ?

Nếu bạn thường xuyên ngủ mớ, đến suốt đời thì không có gì phải lo lắng. Thật ra, ngủ mớ có xu hướng phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Có khoảng 50% trẻ từ 3-10 tuổi nói mớ khi ngủ.

Ngoài ra, có người phát hiện mình nói mớ khi ở vào tuổi 20, 30 - khi ngủ cùng với ai đó. Điều này không có nghĩa là đến tuổi này họ mới bắt đầu ngủ mớ.

Tuy nhiên, nếu ngủ mớ khi từ 50 tuổi trở lên và đột nhiên nói mớ rất nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson hay suy giảm trí nhớ đang biểu hiện; do có các bất ổn trong não bộ, các liên kết thần kinh của bộ não đang trong tình trạng lộn xộn, theo Pelayo.

4 - Ngủ mớ thường đi kèm với các vấn đề giấc ngủ

Ngủ mớ không giống như những gián đoạn giấc ngủ khác.

Nếu bạn gào hay nấc to từng cơn trong khi ngủ thì có thể liên quan đến chứng ngừng thở khi ngủ.

Người bị sang chấn tâm lý sau chấn thương nặng [tinh thần hoặc thể chất] đều có khuynh hướng nói chuyện hay hét lên trong giấc mơ.

Ngủ mớ cũng có thể do căng thẳng, lo lắng hay suy nhược tinh thần - theo James Rowley, phụ trách khoa phổi, chăm sóc đặc biệt và giấc ngủ của Trung tâm Y khoa Detroit. Nói mớ trong trường hợp này cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Và nếu ngủ mớ do ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần, ngáy to do ngừng thở khi ngủ cũng cần đến gặp bác sĩ. Một số trường hợp, bạn cần được theo dõi giấc ngủ [polysomnogram] để các chuyên gia xác định xem có phải bạn đang bị rối loạn giấc ngủ hay không.

Cần lưu ý rằng: Ngủ mớ hiếm dù không ảnh hưởng đến người ngủ mớ nhưng có thể đem lại bất tiện lớn cho người ngủ cùng. Nếu ngủ cùng một người hay ngủ mớ, bạn có trể trang bị bịt tai và nên nhớ rằng những gì người ngủ mớ nói đều không có ý nghĩa gì cả.

Trần Trọng Hiếu
[theo Huffington Post]

Video liên quan

Chủ Đề