Tại sao lại bị viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi nên nhiều người không chú ý, dẫn đến bỏ qua không đi khám bác sĩ và điều trị bệnh.

Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP [Helicobacter pylori].

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ [viêm dạ dày cấp tính] hoặc kéo dài [viêm dạ dày mạn tính]. Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là gì?

Những người bị bệnh viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày thường gặp là:

  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau vùng bụng trên;
  • Đầy hơi sau khi ăn.

Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.

Một số dấu hiệu đau dạ dày hoặc triệu chứng đau dạ dày khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu các biểu hiện đau dạ dày không thuyên giảm. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu cảm thấy dạ dày không thoải mái sau khi uống thuốc, đặc biệt là Aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu hoặc có máu trong phân, bạn cũng nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm dạ dày?

ng gặp của bệnh viêm dạ dày là:

  • Dùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác [NSAID];
  • Lạm dụng bia rượu;
  • Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Các nguyên nhân khác như rối loạn tự miễn dịch [như thiếu máu ác tính], trào ngược dạ dày, lạm dụng cocain và căng thẳng.

Những ai thường mắc phải viêm dạ dày?

Viêm bao tử rất phổ biến, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người hay sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Bạn có thể kiểm soát viêm dạ dày bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm dạ dày?

Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, như:

  • Uống thuốc giảm đau thường xuyên;
  • Lớn tuổi;
  • Căng thẳng;
  • Lạm dụng bia rượu;
  • Các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dạ dày?

Việc chẩn đoán dấu hiệu viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dạ dày?

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

  • Kháng sinh histamin-2 [H2]: famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine;
  • Các chất ức chế bơm proton [PPI]: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm bao tử?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:

  • Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn;
  • Ăn thức ăn nấu chín;
  • Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng;
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ;
  • Ngưng hút thuốc lá;
  • Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ.

Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay. Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

  • Gastritis. //www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001150.htm. Ngày truy cập 14/7/2016.
  • Gastritis Definition. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/Gastritis/basics/definition/con-20021032. Ngày truy cập  14/7/2016.
  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 291.
  • Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. [2009]. The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 137.
  • Ngày đăng: Tháng Tư 27, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Tư 27, 2018

Bệnh viêm dạ dày – tá tràng là một bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phân bổ đều ở nam và nữ. Trong giai đoạn bệnh mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi để bệnh viêm dạ dày – tá tràng sang giai đoạn mạn tính hoặc có biến chứng, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hiểu biết rõ về bệnh viêm dạ dày – tá tràng là một trong những điều cần thiết để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh viêm dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm dạ dày – tá tràng là bệnh gây tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày – tá tràng [phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non]. Bệnh có thể được chia thành 2 loại là viêm dạ dày – tá tràng cấp và mạn:

  • Viêm dạ dày – tá tràng cấp: khởi phát nhanh, diễn tiến nhanh chóng, ít để lại di chứng.
  • Viêm dạ dày – tá tràng mạn: tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm, biểu hiện triệu chứng không đặc hiệu, có thể tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Cuối cùng, có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày – tá tràng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bênh viêm dạ dày – tá tràng. 
Đối với thể viêm dạ dày – tá tràng cấp: Gồm những nguyên nhân dẫn đến tổn thương viêm niêm mạc dạ dày cấp tính như:
Những yếu tố bên trong cơ thể [yếu tố nội sinh]: do các độc tố từ vi khuẩn, virus trong cơ thể tràn vào máu gây viêm dạ dày – tá tràng cấp tính, xuất hiện thứ phát sau khi mắc các bệnh sau: Các bệnh nhiễm trùng cấp [cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…], thoát vị hoành…Các bệnh làm urê máu cao, tăng đường huyết, stress [bỏng, chấn thương nặng, sau phẫu thuật lớn, u não, xơ gan, suy thận…Dị ứng [thức ăn: tôm, sò, ốc…], viêm thành mạch dị ứng [hội chứng Schoenlein – Henoch]…
Những yếu tố bên ngoài cơ thể [yếu tố ngoại sinh]: 

  • Helicobacter Pylori [Hp].
  • Ăn uống: thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng, khó tiêu, nhai không kĩ, do uống rượu, trà, cà phê,…
  • Thuốc: thuốc giảm đau kháng viêm [NSAIDs], kháng sinh, Aspirin,…
  • Dị vật..

Thể viêm dạ dày – tá tràng mạn:

  • Helicobacter Pylori [Hp] là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày – tá tràng mạn tính.
  • Lạm dụng các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá,..
  • Thuốc: giảm đau, kháng sinh…; dùng một số thuốc nhuận tràng kéo dài, thuốc bột kiềm gây trung hòa acid dịch vị quá mức dẫn đến phản ứng tăng acid HCl đột biến làm tổn thương niêm mạc dạ dày…
  • Thói quen ăn uống: ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhiều thức ăn cay, chua, nóng, thiếu đạm, thiếu vitamin, nhai không kĩ…
  • Nhiễm khuẩn: cần chú ý các nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, răng, viêm phế quản mạn…
  • Yếu tố tâm lí, rối loạn thần kinh thực vật. 
  • Dị ứng, miễn dịch….

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - những điều cần biết

Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày – tá tràng

  • Đau bụng vùng thượng vị [vùng trên rốn]: đau dữ dội, hay cồn cào, nóng rát, có khi đau âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, cảm giác khó chịu…đau tăng lên sau hoặc trong khi ăn, một số trường hợp có đau, nóng rát vùng thượng vị muộn sau bữa ăn, đặc biệt đau rõ hơn khi ăn uống những thứ như: rượu, bia, rượu vang trắng, món ăn cay, chua, ngọt…
  • Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi,…
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, thường nôn xong đỡ đau bụng. nôn ra hết thức ăn sẽ nôn ra dịch chua, có khi nôn ra cả máu…
  • Lưỡi có thể hơi to, trắng, có vết ấn của răng trên lưỡi, ổ loét, chảy máu nướu răng. Miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng sớm,…
  • Có thể có tiêu chảy.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít hoặc cân nặng vẫn bình thường.
  • Có thể có sốt 39-40˚C [với bệnh viêm dạ dày – tá tràng cấp tính].
  • Có thể có mất ngủ, ngủ không ngon giấc: mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng, cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.

Khi có các biểu hiện trên, nên đến tìm bác sĩ để được khám, tư vấn và làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh hợp lí hoặc loại trừ bệnh.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày – tá tràng

Viêm dạ dày – tá tràng nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến biến chứng loét, xuất huyết, thủng dạ dày tá tràng. Vì vậy, nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại cho dạ dày để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh viêm dạ dày – tá tràng:

  • Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá mặn, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…không nên ăn khuya [không ăn trễ hơn 8 giờ tối], ăn sáng đầy đủ, thường trong vòng 1 giờ sau ngủ dậy, không vận động ngay sau khi ăn,…
  • Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
  • Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
  • Hạn chế kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
  • Khám bác sĩ khi có tình trạng viêm nhiễm: răng, tai – mũi – họng…
  • Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt.
  • Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.
  • Tránh stress.

Nguồn : Viêm loét dạ dày – tá tràng – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.

Video liên quan

Chủ Đề