Tại sao lông mũi bị bạc

Khi con người già đi, lông và tóc chuyển bạc là quy luật khó tránh. Ngoài ra, những người gặp phải áp lực tâm lý quá lớn hoặc cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cũng có thể khiến lông và tóc chuyển sang màu trắng.

Theo quan niệm của nhiều người thì lông múi là bộ phận ít quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ mà lông mũi đang từ đen chuyển sang bạc trắng thì không nên xem nhẹ. Lông mũi trắng có thể do các nguyên nhân như:

Tuổi tác

Càng lớn tuổi, cơ thể càng tiết ra ít melanin hơn nên việc thiếu hụt melanin có thể dẫn đến hiện tượng tóc và lông mao cũng nhạt hơn. Thậm chí trở thành màu trắng rõ rệt.

Cơ thể suy nhược, thiếu chất

Khi cơ thể căng thẳng, suy nhược có thể khiến lông mũi chuyển sang màu trắng. Sự phát triển khỏe mạnh của lông và tóc trên cơ thể có liên quan mật thiết đến chất dinh dưỡng. Nếu cơ thể bị thiếu hụt một số vitamin và protein thì lông mũi sẽ tự nhiên chuyển sang màu trắng. Vậy nên nếu thấy có một vài cọng lông mũi màu trắng thì hãy thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm chất dinh dưỡng ngay.

Tại sao lông mũi bị bạc

Khoang mũi bị viêm

Lông mũi bạc trắng kèm theo ngứa khoang mũi có thể là do ảnh hưởng của hệ tuần hoàn có vấn đề cộng thêm nhiều tác động xấu từ môi trường sống ô nhiễm. Nếu mũi bị viêm, lông mũi có thể xuất hiện dị thường chẳng hạn như từ đen chuyển sang bạc trắng.

Ngoài lông mũi, nếu lông ở những bộ phận này bạc đi thì cũng không nên xem nhẹ.

Lông mày bạc trắng

Lông mày bạc trắng có thể do bệnh bạch biến gây ra. Ngoài lông mày, bệnh có thể khiến cả tóc chuyển sang màu xám hoặc trắng nếu khu vực bạch biến có mọc tóc.

Khi phát hiện lông mày chuyển sang màu trắng thì bạn nên cảnh giác với căn bệnh này. Nên đi khám sớm để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Tóc bạc trắng ở vùng thóp sau gáy

Nếu còn trẻ mà tóc bạc trắng phần sau gáy thì có thể do thận khí của bạn không đủ, thận yếu.

Theo Y học, khu phản xạ tương ứng với ị trí này là đường bàng quang. Khi bàng quang có vấn đề cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, tiểu dầm hoặc tiểu tiện khó.

Chức năng bài tiết nước tiểu của bàng quang và khí thận mạnh hay yếu có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, những người có thận yếu sẽ dễ có nhiều tóc bạc sau gáy hơn hẳn những người khác.

Tóc ở hai bên mai chuyển trắng

Khu phản xạ xung quanh hai bên mai là gan và túi mật. Nếu tóc ở hai bên mai bỗng chuyển màu trắng thì có thể gan và túi mật có vấn đề.

Nếu đi kèm các biểu hiện như miệng khô, miệng đắng, lưỡi khô rát... thì có thể là gan bạn đang bị nóng, cần thay đổi thói quen sinh hoạt và bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để làm mát gan. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể nặng lên và khiến tỳ vị bị tổn thương.

Theo Trần Thu Thủy/ Khoe va dep

Các nhà khoa học cho rằng, một số liệu pháp làm đẹp hiện đại như việc nhổ lông mũi rất có hại cho cơ thể và có thể gây nguy cơ nghiêm trọng về bệnh tật. Hầu hết phụ nữ và một số đàn ông lựa chọn việc loại bỏ lông trên cơ thể với phương pháp đơn giản và rất đau đớn này là nhổ lông, waxing chân, tay và bất cứ nơi nào khác mà có lông.

Tại sao lông mũi bị bạc

Bất kỳ việc tẩy lông nào cũng có thể kích hoạt một số bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, và khu vực mũi (thuộc khu vực tam giác) là rất nhạy cảm. Việc loại bỏ lông mũi nếu không khéo bị trầy xước hoặc chảy máu sẽ là môi trường hoàn hảo cho ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm phát triển.

Ngoài ra, mũi nằm trọn trong "tam giác chết" trên gương mặt. Đây là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt do chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.

Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van. Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.

Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.

Đến đây bạn sẽ thắc mắc, vì sao việc nhổ cọng lông mũi bé tí lại có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, "đi gặp Tử thần" sớm ư? Đơn giản thôi, đó là bởi bao phủ trong hốc mũi là một lớp niêm mạc mỏng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, đặc biệt dễ bị tổn thương.

Nếu bạn vẫn muốn thoát khỏi vấn đề lông ở mũi thì bạn nên cố gắng cắt tỉa nó hoặc loại bỏ nó bằng kéo.

Tại sao lông mũi bị bạc

Tuyệt đối không dùng nhíp nhổ lông mũi

Các bước cắt tỉa lông mũi an toàn:

Bước 1

Làm sạch mũi. Trước khi loại bỏ những sợi lông mũi quá dài đang thò ra ngoài, đảm bảo lỗ mũi của bạn được sạch sẽ để loại bỏ dễ dàng hơn. Bởi sẽ rất khó để cắt tỉa lông nếu nó bị mắc kẹt những mảng bụi bẩn. Tốt hơn hết, bạn nên dùng một miếng vải mềm ẩm để nhẹ nhàng loại bỏ mụi bẩn ở mũi.

Bước 2

Cắt tỉa lông mũi ở một nơi có có đèn sáng để nhìn thấy rõ khi cắt tỉa, tránh làm tổn thương mũi.

Bước 3

Đứng trước và sát gương, ngửa đầu ra sau mỉm cười. Điều này sẽ giúp bạn nhìn cận cảnh khu vực bạn đang cắt tỉa, làm giảm nguy cơ chấn thương và cắt tỉa dễ dàng hơn.

Tại sao lông mũi bị bạc

Cảnh báo

- Không dùng vật sắc nhọn như kéo nhọn để cắt tỉa lông mũi của bạn. Bởi nó có thể gây đau và khó chịu, đồng thời cũng rất nguy hiểm.

- Tránh sử dụng nhíp nhổ, nó sẽ gây tổn thương và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Lời khuyên

- Đừng cắt tỉa quá sạch và ngắn lông mũi, chỉ cần loại bỏ những sợi lông mũi bị thò dài ra ngoài.

- Chọn chiếc kéo cắt lông mũi chuyên dụng có mũi kéo tròn

- Làm sạch lông mũi sau mỗi lần cắt tỉa.

   Theo bác sĩ Erich Voigt, phó giáo sư khoa Tai-Mũi-Họng thuộc Trường Đại học New York (Mỹ): Nhiều người tự ti trong giao tiếp chỉ vì lông mũi nhiều và rậm, gây mất thẩm mỹ. Và họ thường xuyên "tân trang" bộ phận này bằng cách cắt tỉa hay nhổ. Thói quen này có thật sự vô hại?

   Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt. Do đó, việc nhổ lông mũi cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đến tính mạng đấy!

Tại sao lông mũi bị bạc

  Trong sinh hoạt thường ngày, đôi khi có những thói quen tuy nhỏ nhưng nếu không để ý, chúng có thể gây tác hại tới sức khỏe rất nhiều.
   Ví thử như việc bẻ khớp ngón tay này, để điện thoại đầu giường này, thả rông mọi lúc mọi nơi với nữ giới này... hay thói quen "lần sờ" rồi phựt - một chiếc lông đã lìa khỏi mũi ở đấng mày râu nữa.

    Nằm ở trung tâm của khuôn mặt và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nên mũi là một trong những bộ phận được chăm chút tỉ mỉ.
     Rất nhiều người có thói quen thò tay ngoáy mũi hay nhổ lông mũi như một phương thức để "dọn dẹp", tân trang lại vẻ đẹp của mình.
    Thế nhưng, hãy dừng ngay thói quen này lại trước khi rước họa vào thân bởi thứ gì tồn tại trên cơ thể chúng ta đều có tác dụng riêng của nó, và lông mũi cũng vậy.

Tác dụng không ngờ của lông mũi vừa đen, vừa xấu
   Cần khẳng định rằng, lỗ mũi là lỗ thông hơi quan trọng của cơ thể đảm nhiệm chức năng hô hấp. Mỗi ngày chúng ta thở ra, hít vào khoảng 10.000 lít không khí.
   Tất nhiên, với số lượng lớn như thế chắc chắn sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, bụi hay chất bẩn.
   Nhưng lông mũi đang hiện diện trong mũi  lại đóng vai trò cực lớn trong việc giữ cho bạn khỏe mạnh.

Tại sao lông mũi bị bạc

    Tiến sĩ Erich Voigt - người nghiên cứu các bệnh rối loạn liên quan đến tai, mũi, họng thuộc ĐH New York cho biết, trong mũi tồn tại hai loại lông mũi.
     Loại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy và thường lăm lăm muốn nhổ. 

    Loại thứ hai là lông mao vi - có trách nhiệm lọc chất nhầy và ngăn chúng di chuyển từ khoang mũi xuống họng.

   Các phần lông mọc gần phía trước mũi có nhiệm vụ như "người gác cổng" - giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong.

   Và việc loại bỏ những sợi lông mũi phía ngoài này sẽ tạo đà cho mầm bệnh và hạt bụi tiếp cận sâu hơn vào niêm mạc mũi, gây nhiễm trùng.

Và hậu quả kinh hoàng nếu bạn hồn nhiên ngoáy, nhổ lông mũi?
  Bạn cần nhớ rằng, mũi nằm trọn trong "tam giác chết" trên gương mặt. Đây là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt do chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.
  Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.

    Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.
    Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang.
   Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.

   Đến đây bạn sẽ thắc mắc, vì sao việc nhổ cọng lông mũi bé tí lại có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, "đi gặp Tử thần" sớm ư?
  Đơn giản thôi, đó là bởi bao phủ trong hốc mũi là một lớp niêm mạc mỏng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, đặc biệt dễ bị tổn thương.

   Mà chưa hết, việc bạn thò tay vào lỗ mũi ngoáy hay "lần sờ" lông mũi cũng đã vô tình đưa hàng triệu vi khuẩn bên ngoài từ móng tay vào khoang mũi rồi.

Tại sao lông mũi bị bạc

   Triệu triệu vi khuẩn này còn có thể khiến bạn bị viêm nang lông, hình thành những cục mụn trong mũi - đau chảy nước mắt hay dần dần di chuyển đến xoang, chờ điều kiện thuận lợi để sinh sôi, tạo ra ổ nhiễm trùng.

   Tiến sĩ Erich Voigt chia sẻ, chỉ một hành động nhỏ - nhổ lông mũi thôi cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong, gây nguy cơ viêm màng não, áp xe não - một dạng khác của chứng viêm, sưng xảy ra trong não, liên quan đến nhiễm trùng.
Có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, và chúng có thể là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người có hệ miễn dịch suy yếu.
Với trường hợp nhiễm trùng huyết, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Vì vậy, khi quyết định cắt tỉa lông mũi, hãy chú ý sử dụng kéo thật sự cẩn thận.
Đừng cắt tỉa quá sâu và tuyệt đối không lấy tay nhổ lông mũi bởi có thể làm tổn thương niêm mạc, gây trầy xước, chảy máu... Đừng tự đào hố chôn cho mình bởi sự thiếu hiểu biết không đáng có.

 Lông mũi là một phần tự nhiên của cơ thể, có chức năng như một hệ thống phòng thủ. Lông mũi giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công cơ thể và duy trì độ ẩm không khí mà chúng ta hít vào.

    Các mạch máu trong lỗ mũi và mặt rất nhiều. Ở trong mũi, chúng giúp lông phát triển. Mặc dù lông mũi rất hữu ích nhưng nhiều người lại muốn loại bỏ chúng vì lí do cá nhân hoặc lí do văn hóa.

    Hiện nay đang dịch COVID-19, nếu có thời gian rỗi nhiều bạn nhớ chăm sóc cho Lỗ Mũi và khuân mặt đúng  cách nhé, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

 Theo Healthline/Business Insider

Tại sao lông mũi bị bạc

Được thành lập từ năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám Binh Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

Phòng khám đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

Xem thêm

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ