Tại sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của phương Tây

Nếu như theo dõi và chú ý đến các sự kiện lịch sử thế giới, bạn sẽ nhận ra Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia tránh được sự xâm lược của các nước phương tây. Từ một quốc gia phong kiến nghèo nàn, điều gì đã giúp Nhật Bản trở thành quốc gia tư bản hùng mạnh và sánh ngang với các các cường quốc lúc bấy giờ? Bài viết giải đáp vì sao nhật bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương tây sẽ cho bạn câu trả lời. 

Xem thêm:

Tình hình tổng quan của Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX

Nhật Bản vào khoảng thời gian từ năm 1603 – 1868 được cai trị bởi đại tướng quân nhà Tokugawa bằng chế độ Mạc Phủ. Tuy nhiên, chế độ này còn khá nhiều khuyết điểm gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa lật đổ chính quyền. 

Để uy hiếp Nhật Bản phải mở cửa cho phương tây, Mỹ bắt đầu nổ súng tấn công Vịnh Edo [8/7/1853]. Sau đó, Mỹ và Nhật ký hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng đến năm 1858. Điều này dẫn đến Nhật Bản phải đối mặt với nhiều kẻ địch trong và ngoài nước.

Nhật Bản từ năm 1603 – 1868 được cai trị bởi đại tư quân nhà Tokugawa

Năm 1867, vua mất nhường lại ngôi cho Thiên Hoàng Minh Trị, lúc này ông chỉ mới 15 tuổi. Việc Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi khi còn quá trẻ khiến ông dễ bị thao túng và làm bù nhìn cho các phe chống Mạc Phủ. Khi Mạc Phủ bị lật đổ, những người có công trong cuộc cách mạng bắt đầu lên nắm quyền lực và cải cách Nhật Bản theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau đó Minh Trị đã đứng lên thực hiện cuộc cải cách Minh Trị giành lại quyền lực và xóa bỏ chế độ phong kiến tại Nhật Bản. 

Lý giải vì sao nhật bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương tây

Có thể thấy Nhật Bản có thể thoát khỏi sự xâm lược của các nước tư bản phương tây là nhờ vào cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân. Cuộc cải cách này đã giúp thay đổi Nhật Bản trên tất các các phương diện kinh tế, chính trị và xã hội:

Lý giải vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản Phương Tây

Phương diện kinh tế

  • Thống nhất chính sách và quy định về tiền tệ.
  • Bỏ chế độ độc quyền ruộng đất, cho phép người dân buôn bán và trao đổi ruộng đất với nhau.
  • Phát triển nông thôn theo hướng tư bản chủ nghĩa.
  • Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: đường phố, phương tiện công cộng, hệ thống thông tin liên lạc, cầu cống, các tòa nhà,…để nâng cao chất lượng sống và phục vụ cho các mục đích kinh tế khác.
  • Xây dựng nhà máy công nghiệp.
  • Người dân được tự do buôn bán, đi lại.
  • Ngoài ra, nhà nước còn cho phép mở cửa để giao thương, buôn bán với nước ngoài. 

Phương diện chính trị

  • Để phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, chính quyền Minh Trị bác bỏ chế độ nông nô.
  • Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến tại Nhật Bản và ban hành hiến pháp đầu tiên vào năm 1889. 
  • Các giai cấp tư sản và quý tộc tư sản lên nắm quyền lực và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. 
  • Chính quyền bỏ hệ thống lãnh địa cũ. Các đơn vị hành chính cấp tỉnh được chuyển sang cho trung ương quản lý.

Phương diện xã hội

Bãi bỏ chế độ phân biệt giai cấp, tuyên bố “toàn dân bình đẳng”.

Phương diện quân sự

  • Tổ chức và huấn luyện quân đội giống với các nước phương tây.
  • Bỏ chế độ trưng binh để thực hiện chế độ nghĩa vụ.
  • Đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và đẩy mạnh sản xuất vũ khí, đạn dược để phục vụ cho các mục đích quân sự. 
  • Chiêu mộ các giảng viên về quân sự ở phương tây về đào tạo cho binh lính.

Quân Đội được huấn luyện chuyên nghiệp

Phương diện giáo dục

  • Thành lập các trường đại học đào tạo chuyên ngành.
  • Ban hành và áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc đối với người dân để xóa mù chữ. 
  • Chiêu mộ và mời các giảng viên giỏi ở nước ngoài về dạy.
  • Cử và tài trợ cho các học sinh xuất sắc sang du học phương tây.
  • Ứng dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc học tập, giảng dạy. 
  • Cho phép thành lập các trường tư nhân và quản lý trường học theo hướng phương tây. 

Nhờ các cải cách này, đến đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã trở thành quốc gia tư bản mạnh nhất Châu Á. Sau khi đã hùng mạnh về mặt kinh tế và quân sự, Nhật Bản đẩy mạnh tấn công và xâm lược các nước khác để mở rộng lãnh thổ và bành trướng quyền lực. Nhờ mở cửa giao thương với các nước phương tây mà Nhật Bản đã học hỏi được sự phát triển về khoa học kỹ thuật của họ, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với các nước phương tây. Điều này khiến cho các quốc gia khác phải sợ hãi và dè chừng nếu có âm mưu xâm lược Nhật Bản. 

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao nhật bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương tây. Có thể thấy nhờ những cải cách thông minh của Minh Trị mà Nhật Bản không những thoát được sự xâm lược của các nước phương tây mà còn vươn lên trở thành một nước tư bản hùng mạnh. Theo dõi tiếp những bài viết tiếp theo để biết những thông tin thú vị về lịch sử thế giới nhé. 

Cuối thế kỉ XIX các nước châu Á đều đứng trước nguy cơ xâm lược của Chủ nghĩa thực dân phương Tây nhưng Nhật Bản nhờ việc đưa ra cải cách kịp thời, mở cửa tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, lợi dụng yếu tố đó để phát triển kinh tế, học hỏi phương Tây.

=> Chẳng những phát triển được KT đất nước , trở thành nước đế quốc lớn mạnh nhất châu á trái lại còn thoát khỏi sự xâm lược của thực dân phương Tây không bị biến thành thuộc địa.

Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?


A.

Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.

B.

Vì Nhật có nền kinh tế phát triển.

C.

Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.

D.

Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.

Câu hỏi:Vì sao Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?

A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.

B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển.

C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.

D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.

Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.

Giải thích:

Nhật Bản thoát ra khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây vì Nhật Bản đã tiến hành cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị - xã hội, quân sự, giáo dục. Nhờ đó, Nhật Bản đã tạo nên được sức mạnh không chỉ về kinh tế mà còn trên nhiều mặt khác và thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển lên thành một nước tư bản công nghiệp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêmvềNhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhé!

1. Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị:

- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

- Về chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế:Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…

- Về quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…

- Về giáo dục:thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…

Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

2. Nhật bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.

+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan

+ Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc

+ Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga

- Kết luận: Nhật Bản dã trở thành nước đế quốc

3. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản

- Nhân dân lao động Nhật Bản bị bóc lột nặng nề. Công nhân phải làm việc từ 12 giờ đến 14 giờ một ngà với mức lương thấp.

- Phong trào công nhân đã có những bước tiến mới: Các tổ chức công đoàn ra đời, Ca-tai-a-ma Xen truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Nhật Bản và thành lập Đảng Xã hội dân chủ năm 1901.

- Từ năm 1906, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác cũng đươc đẩy mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề