Tại sao phải đào hố trước khi trồng 1 tháng

Yêu cầu kĩ thuật việc gieo trồng:

– Thời vụ trồng: phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

– Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tuỳ thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

– Đào hố, bón phân lót: Tiến hành đào hố, kích thước hố tuỳ theo từng loại đất. Sau đó trộn lớp đất mặt đào lên với phân bón [phân hữu cơ và phân hoá học] để bón lót vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Áp dụng công thức: S x h x D x 103 x 10 x H x 20 [mg] để xác định lượng vôi cần dùng

Trong đó:

S: Là diện tích tính bằng m2

h: Là độ dày tầng canh tác cần trung hoà [m].

D: Là dung trọng đất [kg/dm3]

H: Là độ chua thuỷ phân [ldl/100g đất].

cho mik ctlhn ạ

Trồng và chăm sóc vườn cây ăn trái như thế nào cho đạt hiệu quả kinh tế cao. Qua bài viết này “Phân bón Sông Mã” xin giới thiệu cho bà con kỹ thuật trồng cũng như sử dụng phân bón cho cây ăn trái làm sao cho hiệu quả nhất. Xin mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Khi trồng mới cây ăn trái, cần lưu ý một số điểm sau:

Cây ăn trái chủ yếu là những cây trồng lâu năm. Nếu được trồng và chăm sóc tốt từ khi cây còn nhỏ, cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt, nhanh chóng ra hoa, tuổi thọ kinh tế kéo dài.

- Khi đào hố trồng cây ăn trái nên để riêng phần đất mặt và đất dưới, vì đất mặt tốt hơn đất dưới.

- Đất mặt tốt cho cây sinh trưởng, bà con không nên bón phân tươi tiếp xúc trực tiếp với rễ cây, mà nên bón lót xuống đáy hố. Vừa có tác dụng hạn chế hiện tượng cây con bị xót rễ, đồng thời giúp kích thích rễ phát triển, vươn xa để hút nguồn dinh dưỡng xung quanh nó.

Lưu ý: Không nên sử dụng phân chuồng tươi để bón trực tiếp cho cây vì một số lý do chính sau:

+ Do bản chất phân chuồng là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của giai súc. Rất dễ phát sinh ra mùi, chủ yếu là H2S, NH3, NO2. Nếu những chất này không được giải phòng bằng cách ủ phân cho hoai mục thì khi bón vào cây sẽ phát sinh ra hiện tượng axit hóa, gây chua đất.

+ Phân chuồng sau khi động vật thải ra còn rất nhiều hợp chất hữu cơ đang phân hủy dở từ đường ruột của động vật. Khi bón vào đất, trong môi trường kỵ khí [thiếu oxy], các hợp chất này liên tục phân hủy bởi các vi sinh vật sinh ra nhiều axit hữu cơ và khí độc. Điều này góp phần làm đất chưa và gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng.

+ Trong phân chuồng tươi[ phân gà, heo, bò] có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là: Nhóm vi khuẩn Salmonella [vi khuẩn gây bệnh thương hàn] và E. coli gây bệnh đường ruột ở người. Trước khi sử dụng cần phải ủ hoai trước như phân bón trong canh tác nông nghiệp.]. Trong tiêu chuẩn phân bón hữu cơ của Cục Trồng Trọt có quy định cần phải loại bỏ các loại vi khuẩn này trước khi bón cho cây.

- Nên trồng cây ươm trong bầu, mặc dù chi phí và công vận chuyển cao hơn, nhưng cây có tỉ lệ sống cao, cây nhanh chóng phục hồi, không bị chột.

- Bà con lưu ý, không trồng cây vào những hôm có gió to hoặc giữa trưa nắng. Cây đã đánh ra khỏi bầu ươm, nên trồng ngay.

- Không được làm vỡ bầu khi bóc màng nilon từ bầu ươm.

- Nên trồng cây theo thời vụ, miềm Bắc nên trồng vào mùa xuân [tháng 3], miền Nam trồng vào đầu mùa mưa [khoảng tháng 4 – 5].

- Ở nước ta, do lượng mưa hằng năm lớn. Vì vậy, nên trồng cây nông, để rễ cây nhanh phục hồi, mặt khác giúp hạn chế mắc một số bệnh liên quan đến rễ [như bệnh lỡ cổ rễ,...]. Tuy nhiên, việc trồng cây nông cũng có hạn chế, đối với khu vực miền Bắc cây dễ bị gió làm đỗ ngã, vì vậy phải có cọc đỡ hoặc có hàng cây để chắn gió. Ở miền nam, trên đất đồi về mùa khô, hạn thường nặng, người ta hay trồng dưới đáy một cái bồn [một vũng nước nhỏ] để chống hạn. Trồng như vậy, về mùa mưa, nước khó thoát, một số cây trồng sợ nước đọng như sầu riêng, bơ, mít dễ bị chết. Cho nên phải trồng cây sao cho cổ rễ nằm ngay với mặt đất, nếu trồng bồn thì cần có rãnh thoát nước cho bồn khi trời mưa.

- Khi trồng xong nên tưới thêm cho cây 20 – 50 lít nước tùy vào hố đào to hay nhỏ.

2. Cách sử dụng phân bón cho cây ăn trái đúng kỹ thuật

Bón phân hợp lý cho cây ăn quả lâu năm là một công việc tương đối phức tạp vì yêu cầu dinh dưỡng của các giai đoạn cây con mới trồng, cây trưởng thành ra hoa, kết quả hoặc khi già cỗi là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bà con nên sử dụng các dòng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái. Vì trước khi đưa ra bộ sản phẩm, các nhà sản xuất đã phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh trưởng, phát triển cũng như nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây để đưa ra được lượng phân bón phù hợp nhất cho từng thời kỳ tương ứng.

Tham khảo: Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái

2.1. Sử dụng phân bón lót cho cây ăn trái

- Nhiều khu vực trồng cây ăn trái ở nước ta, bà con nông dân không có thói quen bón lót rải phân khắp vườn khi cày vỡ, mà thường chỉ bón dưới hố trồng mỗi cây. Đó là một sự thiếu sót vì sau khi đã trồng rễ cây lan ra khắp mặt đất. Khoảng cách trồng giữa các cây trong vườn tương đối xa, dẫn đến một số rễ có xu hướng phát triển theo chiều ngang tầng đất mặt, nếu chỉ bón tập chung dưới hốc thì sẽ không đủ dinh dưỡng cho rễ hút, hạn chế sự phát triển và vươn xa của rễ cây. Nếu thời gian đầu tốt nhất nên vừa bón sau khi cày vỡ rồi cày lật, vừa bón dưới hố trồng [bón các loại phân hữu cơ, lân, kali là chính]. Chỉ bón thêm đạm khi đất quá xấu vì đạm rễ bị rửa trôi và cũng dễ chuyển động, không nhất thiết phải bón gần rễ cám.

2.2. Sử dụng phân bón cho cây ăn trái thời kỳ cây non chưa ra hoa, quả

- Thời kỳ này hay còn được gọi là “thời kỳ kiến thiết cơ bản”, thường 2 – 3 năm [đối với các cây: ổi, táo, cam, quýt] hoặc 5 – 10 năm [đối với các cây như: nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, xoài, sầu riêng, măng cụt,...].

- Đây là thời kỳ xây dựng bộ khung, trước hết là rễ, cành, thân, lá. Vì vậy, chất dinh dưỡng cần chủ yếu là đạm và lân. Lượng bón không cần nhiều, chỉ một vài trăm gam 1 năm mỗi loại là đủ. Khi cây còn nhỏ bón làm 3 – 4 lần/năm. Lượng phân này tăng dần lên mỗi năm nhưng cũng không quá 1 – 1,5kg khi cây sắp ra hoa.

- Bón lót phân chuồng hoai mục, thì nên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng kali không cao.

Lưu ý: Trong thời kỳ này, định kỳ bón bổ sung 10 – 20kg phân chuồng hoai mục/cây. Phân chuồng ngoài tác dụng cung cấp thêm dinh dưỡng đa lượng, trung vi lượng cho cây, còn có tác dụng cải tạo đất, làm đất tơi xốp, giàu chất mùn. Giai đoạn cây ra hoa, nuôi quả không nên bón bổ sung phân chuồng, vì khi bón phải đào rảnh, xới đất,...rất dễ làm đứt rễ cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

2.3. Sử dụng phân bón cho cây ăn trái thời kỳ ra hoa, quả

Trong quy trình bón phân, đây là thời kỳ quan trong nhất và cũng khó khăn nhất vì những lý do sau:

- Khi ra hoa kết quả, cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu thiếu thì hoa quả sẽ bị rụng non. Thời gian này bà con nên sử dụng bộ sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái giai đoạn ra hoa và phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái giai đoạn nuôi trái.

- Nếu thiếu nước, thừa đạm cũng làm hoa quả non rụng. Vì vậy, phải cung cấp đủ nước và bón phân đạm hợp lý.

- Lúc ra hoa quả, bộ rễ đã ngừng phát triển, nếu đào hố, rãnh lúc này sẽ làm đứt rễ củ trong khi rễ mới không ra được làm cho cây thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng đẫn đến quả non bị rụng. Vì vậy, phân bón cho thời kỳ này cần sử dụng những loại có hiệu quả nhanh, chủ yếu là phân hóa học, khi bón phải kết hợp với tưới nước sẽ phát huy được hiệu quả nhanh chóng.

- Mặc dù thời kỳ này vẫn cần đạm, lân, kali. nhưng tỉ lệ các loại phân này đã khác với khi bón khi cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Giai đoạn chuẩn bị ra hoa

 cần cung cấp nhiều dinh dưỡng lân để kích thích phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sắp chín cần nhiều kali để làm tăng chất lượng, chất dự trữ trong quả.

- Phân chuồng bao giờ cũng cần thiết nhưng đối với thời kỳ này, người ta thường chỉ bón sau lúc thu hoạch vì:

+ Cây mới tạm ngừng sinh trưởng, đứt rễ không gây hại lớn.

+ Phân chuồng là thứ phân tác động chậm, nó sẽ phát huy được tác dụng đối vụ hoa, quả sắp tới.

3. Kỹ thuật tưới nước cho cây ăn trái

Nước cùng với phân bón là 2 yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng lớn nhất tới sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái. Chủ động tưới hay tháo nước để cho cây có ẩm độ thích hợp là một biện pháp rất cơ bản để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm của cây trồng.

3.1. Yêu cầu của cây đối với độ ẩm đất

- Những loại cây khác nhau yêu cầu độ ẩm đất khác nhau. Người ta thường phân biệt những loại đòi hỏi độ ẩm của đất phải cao như: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm. Các cây chịu hạn được như xoài, đào,...Vì cây những cây yêu cầu độ ẩm cao yêu cầu lượng mưa hằng năm từ 2.000 – 5.000mm, trong khi có những giống xoài có thể trồng ở nơi  lượng mưa hàng năm 500 – 1.500mm.

- Lúc cây còn nhỏ chưa ra hoa, đậu quả cũng cần nước tưới nhưng chỉ với lượng nước vừa phải. Ví dụ: nếu thiếu nước cây sầu riêng, chôm chôm có thể bị chết, nhiều nước quá bộ rễ không phát triển được, gây ảnh hưởng xấu đến những giai đoạn sau này.

- Khi cây càng lớn yêu cầu độ ẩm cao hơn, lượng nước tưới cũng cần nhiều hơn.

- Trước khi ra hoa, cây yêu cầu độ ẩm thấp. Đối với một số cây như: vải, chôm chôm, xoài,… nếu 1 – 2 tháng trước khi ra hoa không nên được tưới vào lúc này.

- Khi đậu quả, quả phát triển mạnh thì nhu cầu nước lại tăng cao. Đây là thời kỳ khủng hoảng nước của cây. Vì vậy, nếu không đáp ứng đủ nước quả sẽ rụng, năng suất, chất lượng sản phẩm giảm mạnh. Nhưng nếu cung cấp quá nhiều nước, sẽ dẫn đến hoạt động của rễ bị ức chế, khi đó quả vẫn rụng.

- Thời kỳ quả sắp chín hoặc đang độ chín yêu cầu độ ẩm giảm, cần ít nước. Nếu tưới nước nhiều thời kỳ này sẽ làm chất lượng quả sẽ giảm, quả chín muộn.

4. Bạn có thể mua các dòng sản phẩn phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái hiệu quả ở đâu?

Trên đây là một số những chia sẻ về kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như cách sử dụng phân bón cho cây ăn trái đạt hiệu quả cao. Bổ sung thêm cho bà con một số những kiến thức cơ bản về đặc điểm cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn trái, giúp phục vụ cho việc trồng trọt, chăm sóc được dễ dàng và hiệu quả hơn. Một trong những địa chỉ chuyên cung cấp các dòng sản phẩn phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái [bao gồm phân bón cho cây ăn trái giai đoạn phục hồi hoặc thời kỳ kiến thiết cơ bản đối với ruộng trồng mới, phân bón cho cây ăn trái giai đoạn ra hoa, phân bón cho cây ăn trái giai đoạn nuôi trái] uy tín hiện nay là Công ty cổ phần phân bón Sông Mã. Trải qua hơn 10 năm đồng hành cùng bà con nông dân, chúng tôi tin rằng bà phân bón Sông Mã chính là địa chỉ tin cậy mà bà con có thể tin tưởng, sử dụng các sản phẩm phân bón của chúng tôi. Mọi thông tin bà con vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN SÔNG MÃ

Tel: 02372.828.959      Fax: 02373.963.275.     DĐ: 0943.748.789

Website: www.phanbonsongma.vn - Email:

Nhà máy: Lô C4 KCN Lễ Môn – P. Quảng Hưng – TP. Thanh Hóa

NVKHNN- Trịnh Thị Khương

Video liên quan

Chủ Đề