Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời.

Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Vậy những chương trình giáo dục hiện nay có mang lại những hiệu quả giáo dục đối với nhu cầu phát triển của trẻ?

Tầm quan trọng của hiệu quả giáo dục trong bậc học mầm non

Có thể thấy, giai đoạn từ 0-6 tuổi là “Giai đoạn vàng” để trẻ em phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng.

Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè.

Vì vậy, đặc điểm tâm lí lứa tuổi mầm non rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Đối với người trong ngành giáo dục mầm non, họ đều mong muốn có thể tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các bé để phụ huynh an tâm gửi gắm trẻ cũng là để chứng minh được năng lực, vị thế của nhà trường và giáo viên.

Tuy nhiên, không phải trường mầm non nào cũng xây dựng được chương trình học đạt chất lượng dạy học đem lại hiệu quả tối ưu dành cho trẻ.

Vì thế để đánh giá một trường mầm non có hiệu quả giáo dục hay không chính là nhìn vào kết quả học tập của trẻ tại trường.

Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Trẻ em luôn cần môi trường giáo dục hiệu quả để đạt được kết quả học tập tốt nhất.

Đối với các bậc phụ huynh, hơn ai hết họ đều mong muốn con mình khi tới trường sẽ ngày một thông minh hơn và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cũng như lối sống, tác phong.

Chị Nguyễn Thu Hằng – Phụ huynh học sinh chia sẻ: “Khi cho con đi học mẫu giáo, phụ huynh chúng tôi không chỉ có mục tiêu là nhà trường giúp phụ huynh trông giữ trẻ mà còn mong muốn con mình được giáo dục tốt hơn thông qua chương trình học để con có những kiến thức cơ bản về xã hội, đời sống, tư duy trí tuệ,...”

Thực tế hiện nay vẫn còn không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, khiến trẻ không thực sự tập trung vào bài học, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú khiến việc dạy và học chưa đạt được hiệu quả chất lượng tốt nhất cho nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ mầm non.

Gabe – Phương pháp giáo dục hiệu quả dành cho trẻ mầm non

Để đáp ứng được quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thì nhà trường cần có phương pháp dạy học tích cực.

Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ được thể hiện suy nghĩ của bản thân, hỗ trợ trẻ đạt được kết quả học tập mà trẻ mong muốn.

Vì vậy, Dongsim Gabe gần đây đang được nhiều nhà trường tin tưởng sử dụng làm giáo cụ bổ trợ trong việc giáo dục trẻ mầm non.

Khác với những giáo cụ khác, việc giảng dạy qua bộ giáo cụ Dongsim Gabe thông qua các trò chơi, bài hát, câu chuyện sẽ kích thích trí tưởng tượng và phát huy các kỹ năng thể chất và trí não của trẻ.

Trẻ có thể sáng tạo nên những vật mà trẻ nghĩ đến, rồi xây dựng những câu chuyện dẫn dắt cho vật thể đó, tạo nên những sản phẩm trí tuệ sáng tạo của riêng trẻ.

Với học sinh mẫu giáo, phương pháp giáo dục cần cân đối hài hòa giữa việc vui chơi và tiếp thu kiến thức mới.

Tận dụng các hoạt động học tập kết hợp với hoạt động chơi để phát triển trí não và tư duy cho trẻ là cách làm hiệu quả đã được khoa học chứng minh.

Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Cuộc thi Gabe để đánh giá định kỳ kết quả học tập của trẻ.

Bên cạnh chương trình Gabe sáng tạo giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, tư duy logic, tính thẩm mỹ,… thì chương trình Gabe toán học sẽ giúp trẻ học được những khái niệm cơ bản về toán học như số thứ tự, khái niệm về không gian,… qua đó dễ dàng biến lối tư duy cơ bản của trẻ thành lối tư duy cụ thể có chiều sâu hơn để trẻ tiếp cận với các chủ đề kiến thức khác một cách tự nhiên, không bị gò bó khả năng tư duy logic và chủ động, linh hoạt trong sáng tạo, nâng cao hiệu suất học tập và cải thiện những kỹ năng mềm.

Ở mỗi đứa trẻ mầm non khi có tập trung vào bài học sẽ dễ dàng nắm bắt được những điều cô giáo truyền đạt và ghi nhớ lâu hơn.

Chính vì điều đó nên mục tiêu phát triển chương trình Dongsim Gabe là dạy cho trẻ cách học, quan sát, suy luận và sáng tạo, qua đó giúp trẻ tăng óc quan sát cũng như tỉ mỉ, tạo điều kiện tăng sự tập trung của trẻ vào bài học cũng như thôi thúc trẻ cố gắng hoàn thiện tác phẩm, từ đó nuôi dưỡng niềm đam mê và sự cố gắng để đạt được kết quả cuối cùng mà trẻ mong muốn.

Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Một sản phẩm của bé với chủ đề về các thành phố trên thế giới.

Chị Phạm Thùy Linh – Phụ huynh học sinh cho biết: “Con mình trước đây thường hay mất tập trung học, thậm chí là không tập trung khi nói chuyện với người lớn nhưng từ khi con được học Gabe trên trường, tôi thấy con thay đổi rõ rệt hơn vì đã có tính tự giác hơn, biết tập trung để hoàn thành một việc gì đó và năng nổ hơn khi giao tiếp với mọi người”.

Thực tế cho thấy hiệu quả giáo dục không chỉ nằm ở phạm vi đánh giá kết quả học tập của trẻ theo từng ngày, từng tháng, từng năm mà là ở cả hiệu quả quá trình trẻ thay đổi thói quen, tác phong, trí tuệ ngày một tốt hơn trong tương lai. Đó chính là cốt lõi để hình thành một đứa trẻ trí tuệ đa tài.

Có thể thấy rằng mỗi đứa trẻ đều có những tiến bộ từng bước để hoàn thiện các kỹ năng của bản thân nhưng sẽ tốt hơn nếu giáo dục trẻ có hiệu quả và đúng cách. Nhà trường, phụ huynh cần có một cái nhìn sâu hơn có giải pháp giáo dục hiệu quả, hình thành nên tư duy, tạo một nền tảng tốt cho não bộ – kỹ năng – sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Thu Giang

Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Trường Mầm non Liên Cơ, Lâm Thao, tạo góc học mở, giúp trẻ hoạt động tích cực.

PTĐT - Xác định giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ, những năm qua, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, góp phần tạo môi trường học tập để trẻ phát triển toàn diện.

Hàng năm, ngành GD&ĐT đã tạo điều kiện cho giáo viên mầm non thường xuyên nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn; khuyến khích giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm trong làm đồ dùng, đồ chơi, tổ chức các hoạt động ngoài trời, giáo dục trẻ vận động bằng phương pháp mới; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non; chú trọng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ… đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh có 323 trường mầm non, trong đó có 299 trường công lập và 24 trường ngoài công lập với trên 3.700 nhóm lớp; tổng số 216 trường đạt chuẩn Quốc gia. Các cơ sở giáo dục mầm non đều đảm bảo tuyệt đối việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích đối với trẻ; chú trọng vận dụng kiến thức, kỹ năng, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. 100% các huyện, thành, thị với 277/277 xã, phường, thị trấn đã tiến hành kiểm tra và đảm bảo tốt việc củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ, mẫu giáo suy dinh dưỡng dưới 4,5%.

Một trong những giải pháp hữu hiệu được Trường Mầm non Liên Cơ Lâm Thao thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện. Thời gian qua, Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng, triển khai, thực hiện tốt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non; xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với từng độ tuổi như: Tạo cảnh quan môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, thân thiện giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, khám phá; đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”; quan tâm giáo dục nhóm, cá nhân trẻ; thường xuyên phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo sự đồng thuận trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Cô giáo Dương Thanh Huyền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động của học sinh. Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng, vì vậy, nhà trường ký hợp đồng cung cấp thực phẩm có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo thực phẩm sạch. Nhà trường phối hợp với trạm y tế thị trấn Lâm Thao tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm học, qua đó, phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì để kịp thời trao đổi cho phụ huynh có biện pháp chăm sóc phù hợp. Ban giám hiệu chỉ đạo cán bộ, giáo viên luôn thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, rèn nền nếp, thói quen vệ sinh, ăn, ngủ cho trẻ. Bồi dưỡng kỹ năng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đồng thời tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động.

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thời gian tới, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy và học; tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; góp phần tạo sự phát triển vững chắc của bậc học mầm non. Các hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đã từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi, hoạt động của trẻ, thông qua đó, tác động tích cực đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

Hạnh Thúy

Hạnh Thúy