Tại sao tim đập mạnh

Xét nghiệm thường được thực hiện.

  • thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

  • Đôi khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc tiến hành làm nghiệm pháp gắng sức, hoặc cả hai

Tiến hành ghi điện tâm đồ, nhưng điện tâm đồ có thể sẽ không hiệu quả trong chẩn đoán nếu được ghi lúc không có triệu chứng. Nhiều bệnh lý rối loạn nhịp xuất hiện không thường xuyên và nhiều khi không biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ bình thường ngoài cơn; chỉ trừ một số trường hợp sau:

Nếu chưa có chẩn đoán xác định và các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, cần theo dõi qua Holter Holter Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm trong vòng 24 đến 48 giờ. Khi các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tốt hơn nên sử dụng các thiết bị theo dõi kéo dài và để bệnh nhân có thể tự kích hoạt máy khi có triệu chứng. Các phương pháp này được sử dụng chủ yếu khi nghi ngờ loạn nhịp kéo dài, thay vì khi chỉ xuất hiện một vài cảm giác hẫng hụt hay bỏ nhịp do ngoại tâm thu. Bệnh nhân có thể rất ít khi xuất hiện triệu chứng, nhưng nếu các triệu chứng này gợi ý chẩn đoán các rối loạn nhịp nặng, các bác sĩ có thể tiến hành cấy thiết bị theo dõi dưới da ngực. Thiết bị này, thường gọi lại ghi vòng lặp, liên tục ghi lại nhịp tim, đồng thời cho phép in và phân tích những dữ liệu này ra thông qua một thiết bị ngoài cơ thể khác. Cuối cùng, một loạt các sản phẩm thương mại có sẵn mà bệnh nhân có thể đang sử dụng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích. Những sản phẩm này bao gồm máy theo dõi thể dục, theo dõi nhịp tim và điện tâm đồ di động có sẵn cho điện thoại và đồng hồ.

Tất cả các bệnh nhân rối loạn nhịp đều cần tiến hành xét nghiệm máu. Tất cả các bệnh nhân cần phải xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ, bao gồm cả magie và calci. Cần làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Nên tiến hành xét nghiệm troponin tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp, đau tức ngực, hoặc các triệu chứng khác gợi ý, hoặc có tiền sử bệnh mạch vành, viêm cơ tim, hoặc viêm màng ngoài tim.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp được chỉ định khi có rung nhĩ mới phát hiện, hoặc có các triệu chứng của hội chứng cường giáp. Bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát nên được tiến hành các xét nghiệm đánh giá u tủy thượng thận.

Uống một lượng lớn rượu tại một thời điểm có thể gây ra tim đập nhanh, thường  được gọi là "hội chứng kỳ nghỉ trái tim." Nhưng tTheo một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Tim mạch Mỹ thì đối với những người không uống thường xuyên thì ngay cả một lượng nhỏ rượu có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường.

PGS.BS.Regina Druz, Khoa Tim mạch tại Đại học Hofstra và Trưởng Khoa Tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho biết "Rượu thường làm giảm huyết áp, do đó tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho cơ thể”. Các chuyên gia cũng nói rằng rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự động hoặc làm hỏng tín hiệu tế bào, giúp giữ cho nhịp tim ổn định.

Caffeine gây ra hiện tượng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp

Đồ uống có chứa caffeine được biết đến từ lâu là gây ra hiện tượng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp.

Theo BS.Laxmi Mehta, Giám đốc Chương trình Sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio, Mỹ thì chất kích thích caffeine có trong một số loại thuốc cũng có thể gây ra biểu hiện này.

Đối với những người nhạy cảm với caffein, họ có thể bị rối loạn nhịp tim mà không hiểu vì sao khi sử dụng bất kỳ đồ uống nào có chứa chất này, dù lượng nhiều hay ít.

Stress  ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim

BS. Mehta cho biết, căng thẳng ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim, ngay cả đối với những người có tinh thần mạnh mẽ. Cảm thấy trái tim rung động khi bạn đang lo lắng là một dấu hiệu của cơ chế chiến đấu của cơ thể trước một sự việc khó khăn mà bản thân phải đối diện. Những lúc thế này, bạn có thể tự đưa nhịp tim trở lại bình thường bằng cách lấy lại bình tĩnh hoặc thực hiện bài tập thư giãn sâu.

Một sự kiện căng thẳng hoặc ngạc nhiên rất đột ngột, như cái chết của một người thân yêu, cũng có thể kích hoạt hội chứng đau tim. Tình trạng này có thể cảm thấy giống như một cơn đau tim, nhưng các triệu chứng thường hết trong vòng một vài tuần mà không có tổn hại lâu dài.

Trào ngược axit gây ra hiện tượng đánh trống ngực

PGS.BS.Regina Druz cho rằng hầu hết người mắc bệnh trào ngược axit đều xuất hiện hiện tượng đánh trống ngực do vị trí của thực quản có thể gây kích ứng bao ngoài của trái tim. Nếu đánh trống ngực xảy ra sau khi ăn hoặc khi đi ngủ hay đi kèm với chứng ợ nóng thì đây có thể là biểu hiện do trào ngược axit.

Mất nước gây ra hiện tượng tim đập nhanh

Mất nước có thể gây ra huyết áp thấp và sự mất cân bằng điện giải, ép buộc trái tim làm việc nhiều hơn dẫn đến tim đập nhanh. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân dễ khắc phục vì chỉ cần bù đủ nước cho cơ thể là nhịp đập trái tim sẽ trở lại bình thường.

Thuốc và thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim

BS.Laxmi Mehta cho biết, những người đang dùng thuốc giảm cân hoặc trầm cảm, chắc chắn có thể nhận thấy tim đập nhanh như một hiệu ứng phụ". Hơn nữa, một số người hút thuốc thậm chí có thể nhận thấy rằng nicotine, cũng là một chất kích thích, có một ảnh hưởng đến nhịp tim của họ.

Ngoài ra, các loại thuốc đã được chứng minh gây ra những bất thường tim nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên BMJ thấy rằng sử dụng thường xuyên các loại thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs] -một loại phổ biến của thuốc giảm đau bao gồm ibuprofen và aspirin có thể làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ, liên quan đến cục máu đông và đột quỵ.

Một bữa ăn thịnh soạn có thể khiến tim đập nhanh hơn

Sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn, nhiều chất béo có thể gây ra các triệu chứng tim tạm thời như tim đập nhanh hay cảm giác như bỏ qua một nhịp. PGS. BS. Druz giải thích rằng khi bạn đưa vào dạ dày một lượng lớn thức ăn, cơ thể cần vội vàng đưa máu đến dạ dày và chi tiêu năng lượng để tiêu hóa.

Trong bất kỳ tình huống nào, khi tim đập nhanh không thường xuyên thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh ngày càng trở nên thường xuyên, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực hoặc chóng mặt thì cần đi khám tại bệnh viện vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn.


Chào bạn,

Nhịp tim bình thường của một người trưởng thành khi nghỉ dao động từ 60 -100 nhịp một phút. Thông thường, để chẩn đoán tim đập nhanh khi nhịp tim cơ bản của bạn lúc nghỉ >100 lần một phút, trong cơn nhịp nhanh có thể kèm theo các triệu chứng tức ngực và khó thở. Nguyên nhân gây nên nhịp tim nhanh như: thiếu máu, sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, sốt, cường giáp, một số trường hợp có thể gặp do tác dụng phụ của thuốc,…

Tim đập nhanh có thể vô hại nhưng cũng có trường hợp tim đập nhanh có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm. Điều trị các rối loạn tim đập nhanh phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng. Một số trường hợp nhịp nhanh có thể điều trị bằng thay đổi lối sống như: giảm căng thăng, tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và cà phê, hoặc tránh sử dụng các thuốc gây ra cơn nhịp nhanh. Một số trường hợp nhịp nhanh nguy hiểm hơn cần phải điều trị chuyên sâu như uống thuốc giảm nhịp, thăm dò điện sinh lý, cấy máy phá rung,… Bạn có thể đến bệnh viện để bác sĩ có thể thăm khám và làm xét nghiệm chuyên biệt để tư vấn điều trị cho bạn tốt hơn.

Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858, tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề