Tăng ure máu vì sao dự trữ kiềm giảm

Qua việc hiến máu nhân đạo, làm xét nghiệm máu hay tìm hiểu các thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng, có lẽ chúng ta đã nghe nhiều đến Ure máu. Nghe nhiều là vậy nhưng thực tế thì không nhiều người biết về Ure máu là gì và xét nghiệm Ure máu có ý nghĩa gì. Để giúp bạn tránh bị mơ hồ về điều đó, chúng tôi sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin cần thiết.

1. Xét nghiệm Ure máu là gì?

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất đạm [protein] trong cơ thể, được đào thải ra ngoài qua thận. Ure tương đối ít độc kể cả khi lượng Ure trong máu tăng cao. Để đánh giá khả năng lọc của thận, Người ta thường xét nghiệm máu để xác định chỉ số Ure máu, nếu chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém. Bình thường, Ure máu vào khoảng 2,5-7,5mmol/l.

Ure luôn có trong cơ thể và thường xuyên được bổ sung bằng chất đạm [protein] chúng ta ăn hằng ngày. Đó là các protein ngoại sinh và được các protease của đường tiêu hóa chuyển hóa thành axit amin. Cuối cùng được chuyển hóa thành NH3 và CO2.

NH3 là chất độc chuyển hóa thành Ure, là chất rất ít độc ở gan. Các rối loạn chức năng gan đều sẽ làm quá trình chuyển hóa NH3 thành Ure bị suy giảm ít hoặc nhiều.

Xét nghiệm Ure máu: xét nghiệm BUN đo lượng urea nitrogen trong máu. Gan sản xuất amoniac [trong đó chứa nito] sau khi nó phá vỡ các nitơ được sử dụng bởi tế bào cơ thể. Nito kết hợp với một số yếu tố khác để tạo thành ure, là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng và được đào thải qua thận. Ure đi từ gan, vào máu, tới thận và đào thải qua nước tiểu. Thận lọc ure và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá tình trạng hoạt động của gan và thận.

Xét nghiệm Ure máu là một trong các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tình trạng thận

+ Nếu mức Ure máu cao hơn bình thường thì có thể thận hoạt động không tốt. Hoặc có thể lượng protein cao, lượng nước uống không đủ dẫn đến lưu thông kém.

+ Còn nếu mức độ Ure máu thấp, thì có thể là dấu hiệu của các bệnh gan, suy dinh dưỡng. Để có kết luận bệnh chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Bởi chỉ mình xét nghiệm Ure máu thì không đủ để sàng lọc, chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý của gan, thận.

2. Những trường hợp làm Ure máu thay đổi

Ure ở mức bình thường vào khoảng 2,5-7,5mmol/l và sẽ có sự thay đổi ở một số trường hợp:

Mức ure máu có thể thay đổi vì nhiều nguyên nhân

2.1 Trường hợp khiến Ure tăng cao:

- Suy thận, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu,...;

- Chế độ ăn nhiều protein;

- Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng,...;

- Tăng dị hóa protein: Sốt, bỏng, suy dinh dưỡng,...;

- Ngộ độc thủy ngân.

2.2 Trường hợp khiến Ure giảm:

- Hội chứng tiết ADH không thích hợp.

- Có thai.

- Ăn kiêng.

- Hội chứng giảm hấp thu.

- Suy gan, xơ gan, viêm gan nặng cấp hay mạn tính làm giảm tổng hợp Ure.

- Chế độ ăn nghèo protein, hòa loãng máu, hội chứng thận hư.

Để biết rõ nguyên nhân Ure máu tăng hoặc giảm, bệnh nhân nên đi xét nghiệm ure máu để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Đồng thời giúp tầm soát bệnh và không để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.

3. Ure máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Ure máu tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng tim mạch

- Mạch nhanh, nhỏ, tăng huyết áp.

- Ở giai đoạn cuối của suy thận có thể gây trụy mạch, cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Thần kinh mệt mỏi

- Mức độ nhẹ: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, có thể thấy ruồi bay trước mặt và mất ngủ.

- Mức độ trung bình: Mơ màng, nói mê, vật vã.

- Mức độ nặng: hôn mê, co giật, đồng tử co lại, phản ứng ánh sáng kém.

Ảnh hưởng tiêu hóa

- Mức độ nhẹ: Ăn không ngon, đầy bụng, chướng hơi.

- Mức độ nặng hơn: lưỡi đen, niêm mạc họng và miệng bị loét, buồn nôn, ỉa chảy, xuất hiện những màng giả màu xám.

Ảnh hưởng hô hấp

- Hơi thở có mùi Amoniac, rối loạn nhịp thở.

- Có thể bị hôn mê kèm theo hơi thở chậm và yếu.

Ảnh hưởng thân nhiệt

Thông thường, thân nhiệt giảm.

Ảnh hưởng về huyết học

Thiếu máu thường xảy ra ở bệnh nhân tăng urê máu, tùy theo từng giai đoạn mà sự ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nếu thiếu máu càng nặng thì suy thận càng nặng.

4. Xét nghiệm Ure máu ở đâu?

Đi khám định kỳ luôn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Mọi người thường chủ quan khi có những biểu hiện bất thường. Và nghĩ rằng sẽ khỏi ngay thôi. Nhưng đó có thể là biểu hiện bệnh mà có thể chúng ta không biết.

Đi khám và làm xét nghiệm ure máu sẽ cho biết kết quả bệnh nhân có các rối loạn về chức năng gan hoặc thận không. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác nếu có nghi ngờ.

Một địa chỉ uy tín mà mọi người có thể tới khám và xét nghiệm đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khi lựa chọn MEDLATEC, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế tại nhà tin cậy nhất.

Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC tiêu chuẩn ISO 15189:2012

Với mong muốn hỗ trợ người dân kiểm soát tình trạng bệnh, không mất công đi lại, không mất thời gian chờ đợi, MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Chỉ cần gọi điện qua tổng đài bệnh viện, đội ngũ nhân viên của MEDLATEC sẽ đến tận nhà lấy mẫu và trả kết quả chỉ sau 1,5 giờ. Hết sức nhanh chóng và chính xác, đây là dịch vụ tiện ích mà mọi người nên sử dụng.

Đặc biệt, dịch vụ này không chỉ áp dụng cho người dân thủ đô. Các tỉnh thành lân cận cũng đã được MEDLATEC triển khai dịch vụ và mang đến cho quý khách hàng chất lượng tốt nhất dù bạn ở bất kỳ đâu.

Bên cạnh đó, sẽ có bác sĩ chuyên khoa tư vấn kết quả. Nếu sau khi thực hiện xét nghiệm ure máu mà kết quả tăng hoặc giảm mức ure máu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân có đang mắc bệnh và điều trị bệnh khác không. Từ đó tìm ra nguyên nhân của bệnh. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về liệu trình điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân nên đến khám trực tiếp để trao đổi về tình trạng bệnh cũng như đưa ra được hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân để cải thiện sức khỏe.

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phan Phi Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Khi bị bỏng nặng, thận bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, điều này có thể gây suy thận cấp. Ngược lại, sự rối loạn chức năng thận sẽ làm tình trạng bỏng nặng hơn.

Bệnh suy thận cấp có nhiều cơ chế

1.1 Suy thận trước thận

Thường xuất hiện những ngày đầu sau bỏng, nguyên nhân chủ yếu là giảm khối lượng tuần hoàn. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do đau đớn gây co mạch thận làm thiếu máu, huyết tương thoát nhiều làm nghẽn mao mạch cầu thận, biến chứng sốc nhiễm khuẩn sau bỏng gây tụt huyết áp.....lúc này, chức năng thận vẫn còn nhưng nếu không được xử trí phù hợp sẽ chuyển thành suy thận tại thận.

1.2 Suy thận tại thận

Thường xuất hiện muộn từ tuần thứ 2 sau bỏng trở đi, do tổn thương, hoại tử tế bào ống thận mà nguyên nhân chủ yếu là suy thận trước thận kéo dài, tế bào thận bị thiếu oxy gây hoại tử. Ngoài ra, còn có thể do ống thận bị bít tắc bởi Hemoglobin, Myoglobin [do hoại tử các khối cơ]. Một nguyên nhân khác trong bỏng điện là khi dòng điện đi qua, các mạch máu có thể co thắt và tổn thương hoại tử thành mạch. Dùng thuốc độc thận, nhất là kháng sinh sau bỏng, có thể tổn thương thận gây suy thận tại thận.

Suy thận cấp có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị bỏng sâu và rộng gây tổn thương mô cơ lớn hay bỏng điện cao thế

Yếu tố dịch tễ: Suy thận cấp do bỏng thường gặp ở những bệnh nhân:

  • Bỏng sâu và rộng gây tổn thương mô cơ lớn hay bỏng điện cao thế
  • Bỏng hô hấp
  • Sốc bỏng nặng, thời gian huyết áp động mạch thấp kéo dài
  • Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan
  • Nước tiểu có Hemoglobin, Myoglobin
  • Dùng thuốc độc thận kéo dài

Lâm sàng: Lâm sàng suy thận cấp do bỏng cũng tương tự như suy thận cấp do những nguyên nhân khác, ngoài các biểu hiện của bỏng, suy thận cấp do bỏng điển hình tiến triển qua 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Bệnh nhân mệt, buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực, nước tiểu ít dần, vô niệu.
  • Giai đoạn 2: Toàn phát với các triệu chứng nặng và các biến chứng có thể tử vong. Giai đoạn này kéo dài 1-6 tuần, trung bình sau 7-14 ngày người bệnh sẽ có nước tiểu trở lại. Giai đoạn này thường có thiểu, vô niệu, phù. Tuỳ theo thể bệnh mà vô niệu, thiểu niệu xuất hiện rất nhanh, đồng thời có triệu chứng thừa dịch như phù phổi, suy tim ứ huyết. Các triệu chứng của tăng ure máu như chảy máu nội tạng, viêm màng ngoài tim, biểu hiện rối loạn não. Người bệnh thở sâu, giãn mạch, tụt huyết áp.
  • Giai đoạn 3: Đái trở lại, trung bình 5-7 ngày. Có lại nước tiểu 200-300ml/24giờ, lượng nước tiểu tăng dần 4-5lít/24giờ. Các nguy cơ: Mất nước do đái nhiều, vẫn tăng urê, kali máu, rối loạn điện giải.
  • Giai đoạn 4: Hồi phục , trung bình khoảng 4 tuần.

Cận lâm sàng

  • Nồng độ creatinin huyết tương, ure huyết tương tăng
  • Rối loạn điện giải: Tăng kali máu gây ra các rối loạn nhịp tim như sóng T cao, QT ngắn, ngoại tâm thu thất, rung thất, xoắn đỉnh.
  • Toan chuyển hóa pH giảm, HCO3, dự trữ kiềm giảm.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Protein, điện giải, ure, creatinin, áp lực thẩm thấu niệu, tìm Hemoglobin, Myoglobin.

Sử dụng kháng sinh hợp lý, loại ít độc với thận để dự phòng suy thận cấp do bỏng

Dự phòng: Là biện pháp quan trọng.

  • Dự phòng và chống sốc tích cực, không để huyết áp động mạch tâm thu 80 mmHg và bù đủ nước điện giải. Tuy nhiên, khi dùng phải theo dõi tránh rối loạn điện giải, nhất là kali máu, bị điếc tai nhất là khi dùng cùng với kháng sinh aminoglycosid. Dùng mannitol gây lợi tiểu thẩm thấu, đào thải hoàn toàn qua thận, dung dịch manitol 15% truyền tĩnh mạch 60 -100 ml trong vòng 20-30 phút. Nếu sau 1-2 giờ, nước tiểu vẫn < 50ml thì không dùng nữa.
  • Bù dịch: Bù dịch đủ để nâng huyết áp, lượng nước mất qua vết bỏng, do sốt, do thở máy và do mất qua nước tiểu nhất là khi có dùng lợi tiểu.
  • Điều chỉnh kiềm toan, điện giải
  • Dinh dưỡng: Mục đích duy trì nguồn protein bằng duy trì cân bằng sinh học gần bình thường nhất có thể được. kiểm soát chặt chẽ cung cấp muối và nước.
  • Xử trí tại chỗ vết bỏng.
  • Tại các tuyến trung ương có thể lọc máu ngoài thận khi cần thiết.
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề