Thần y võ hoàng yên đang ở đâu

Lương y Võ Hoàng Yên nổi tiếng với khả năng chữa bệnh bại liệt, câm điếc rất hiệu quả. Hiện ông đi khắp nơi ở Việt Nam và nước ngoài để chữa miễn phí. Thông tin dưới đây giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về thầy Võ Hoàng Yên, biết thêm khả năng chữa bệnh thần kỳ từ vị lương y này.

Giới thiệu lương y Võ Hoàng Yên

Rất nhiều người thắc mắc lương y Võ Hoàng Yên là ai?

Võ Hoàng Yên sinh năm 1975 trong một gia đình rất nghèo. Khi còn nhỏ, nhà ông rất nghèo nên đã gửi ông vào chùa Hưng Nghĩa Tự [thị trấn Cái Nước]. Ở đó, ông được các thượng tọa chỉ dạy phương pháp trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

Ông được học và thực hành nhiều cách chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Sau nhiều năm bôn ba với nghề lương y khám bệnh, bốc thuốc, ông tích tụ từ các phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền và nghiên cứu thành đề tài riêng cho mình trên nền tảng tích tụ từ cái cũ. Chứng kiến ông chữa bệnh, nhiều người nghĩ rằng ông chữa theo cách thần thánh hoặc siêu nhiên. Bởi vì những bệnh câm điếc-bại liệt do tai biến, ông trị rất hiệu quả chỉ trong vài phút bấm huyệt.

Võ Hoàng Yên chữa bệnh ở đâu?

Lương y Võ Hoàng Yên quê ở xã Gia An, huyện Tánh Linh, Bình Thuận. Căn nhà của lương y nằm bên một hồ nước ngọt rất lớn có cái tên khá lạ: Hồ Biển Lạc.

Do chưa có giấy phép hành nghề nên ông chỉ chữa bệnh ở những chùa, nhà dân rộng rãi. Đối tượng chữa bệnh là những người dân và cách chữa bệnh mang tính từ thiện, miễn phí cho bệnh nhân.

Phương pháp chữa bệnh của Võ Hoàng Yên

Võ Hoàng Yên thường chữa bệnh miễn phí cho mọi người bằng phương pháp khí công y đạo [ngành y học bổ sung], và nhiều phương pháp khác. Khi người ta hỏi ông lý do chữa miễn phí, thì ông nói là để giúp đời và trả ơn cuộc đời. Vì khi nhỏ ông được sống, học tập, lớn lên đều do nhà chùa.

Lương y Võ Hoàng Yên trị bệnh câm điếc

Chứng kiến ông chữa bệnh, nhiều người nghĩ rằng ông chữa theo cách thần thánh hoặc siêu nhiên. Bởi vì những bệnh câm điếc-bại liệt do tai biến, ông trị rất hiệu quả chỉ trong vài phút bấm huyệt.

Chị Lê Thị Hà [52 tuổi, Bình Phước – bị tai biến liệt chân, không đi được đã gần 10 năm. Khi đến với lương y Võ Hoàng Yên, chỉ vài thao tác dùng chai dầu và thỏi gỗ tròn đầu, ấn vào huyệt đạo nơi đầu gối, bàn chân, co, duỗi bắp cơ. Chị Hà đứng bật dậy chập chững bước những bước đi, sau gần 10 năm chị ngồi yên, bất động.

Năm 2011, hàng ngàn người từ khắp các xã, huyện ở tỉnh Bình Phước và nhiều địa phương lân cận đã đổ về, chỉ mong mỏi được thầy Yên chữa bệnh.

Ở Hà Tĩnh, bà Đậu Thị Huệ – đã bị liệt không đi lại, không nói năng được trong suốt 15 năm. Qua vài động tác bấm huyệt, co, duỗi cơ, bà Huệ đã đứng dậy, rời xe lăn và nói lắp bắp…

Ông Lê Phùng Cửu, 59 tuổi – bị tai biến gây điếc, không nói được hơn 1 năm nay. Nhiều lần qua Trung Quốc chạy chữa, bệnh cũng không khỏi. Gặp thầy Yên chỉ 3 lần bấm huyệt, day huyệt, không những ông Cửu nghe và bật nói.

Thông tin nổi bật –> Sự thật về “thần y” Võ Hoàng Yên

Hành nghề chỉ để cứu người

Trong số hàng ngàn người được thầy Yên chữa bệnh, có vô số người đã khỏi bệnh hoàn toàn hoặc tiến triển tốt ngay sau khi bấm huyệt đã không ngại ngần gọi Yên là “thần y”, rồi “lương y”. Sau rất nhiều những việc làm cao đẹp của mình, thầy Yên đã trở thành ân nhân của biết bao phận người trên khắp đất nước.

Như vậy, Hibacsi.net đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để giải đáp thắc mắc về lương y Võ Hoàng Yên. Đây sẽ là một trong những vị lương y nhân ái, chữa bệnh câm điếc, bại liệt “thần kỳ” mà rất nhiều người đang mong muốn được gặp và điều trị bệnh.

Thứ hai, 22/03/2021 - 19:14 PM

"Thần đồng" Trần Đăng Khoa hiện nay là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

“Thần đồng” Trần Đăng Khoa xuất hiện tại buổi gặp gỡ truyền thông của vợ chồng đại gia Huỳnh Uy Dũng tại Khu du lịch Đại Nam - Bình Dương, thực sự khiến nhiều người quan tâm. Vì sao “thần đồng” Trần Đăng Khoa lại công khai ủng hộ việc phanh phui khả năng thực sự của “thần y” Võ Hoàng Yên? Phải chăng, “thần đồng” Trần Đăng Khoa cũng là nạn nhân của “thần y” Võ Hoàng Yên?

“Thần đồng” Trần Đăng Khoa xác nhận ông cũng là nạn nhân gián tiếp vì từng kỳ vọng vào “thần y” Võ Hoàng Yên: “Tôi chưa phải tuổi quá cao, nhưng đã mang đầy đủ các căn bệnh nan giải của một lão già sắp chết. Vì thế, tôi có mưu đồ rất thực dụng, là tìm gặp “thần y”, nhờ ông trị bệnh. Và nếu có hiệu quả thật, tôi sẽ đưa bố vợ tôi đến nhờ vả “thần y”. Bố vợ tôi 80 tuổi, đã bị bại liệt, đi lại rất vất vả. Vì thế mà tôi rất quan tâm đến lĩnh vực này.

Bây giờ qua sự tố cáo của vợ chồng Huỳnh Uy Dũng - Nguyễn Phương Hằng, mọi người mới tá hỏa. Hóa ra ông Võ Hoàng Yên chẳng chữa được ai cả. Mới hay, những điều kỳ diệu mà tôi xem trên YouTube và những bài báo thú vị mà tôi đã đọc, chỉ là trò bịp. Tôi thực sự choáng váng”.

Dù hơi đuối lý trước vợ chồng đại gia Huỳnh Uy Dũng tại cuộc đối chất ở trụ sở Tịnh độ cư sĩ Việt Nam [quận 6- TPHCM] nhưng “thần y” Võ Hoàng Yên vẫn không thừa nhận hành vi khuất tất của mình về việc chữa bệnh nan y. Dựa vào đâu mà “thần đồng” khẳng định “thần y” giả mạo? “Thần đồng” Trần Đăng Khoa thổ lộ: “Tôi tin bà Nguyễn Phương Hằng. Bởi không thấy có ai phản bác lại bà về việc chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên. Hàng ngàn bệnh nhân được ông chữa đâu rồi? Chỉ cần một, hai người trong số họ xác nhận là họ đã khỏi bại liệt, khỏi câm điếc hay khỏi bất cứ một căn bệnh nào đó mà ông Võ Hoàng Yên đã chữa, thì mọi lời tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng sẽ thành vô nghĩa. Nhưng không thấy ai lên tiếng.

Ngược lại, ngày càng có thêm nhiều người tố cáo ông Võ Hoàng Yên. Ví dụ, bà Bùi Thị Xuân Lộc ở Mỹ cho biết, con trai bà là anh Huỳnh Quốc Cường đã chết ngay tại chỗ khi ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh. Và ngay trong khán phòng buổi họp báo tại Khu du lịch Đại Nam - Bình Dương cũng đã có một nữ nhà báo lên tiếng vì đã phải mất đến mấy trăm triệu đồng rồi mà bệnh của người thân chị vẫn chẳng đâu vào đâu. Chưa hết, chính ông anh vợ của ông Võ Hoàng Yên là một lương y, cũng muốn được thách đấu với “thần y” để xem ai mới thực sự là người chữa được bệnh”.

"Thần y" Võ Hoàng Yên tỏ ra yếu thế khi đối chất với vợ chồng đại gia Huỳnh Uy Dũng.

Trên nhiều diễn đàn, có ý kiến hoài nghi “thần đồng” Trần Đăng Khoa từ Hà Nội vào Bình Dương để góp lời về vụ “thần y” Võ Hoàng Yên là do nhận được sự “đãi ngộ” nào đó của vợ chồng đại gia Huỳnh Uy Dũng. “Thần đồng” Trần Đăng Khoa phân bua mạnh mẽ: “Tôi đâu phải chỉ viết văn, làm thơ. Tôi còn là một nhà báo với hàng vạn trang báo rồi. Nhà báo thì phải có mặt ở những điểm nóng của xã hội, vì đời sống của dân chứ. Nếu muốn an toàn, hay là kẻ cơ hội để lên cấp lên chức hay gì gì đó, tôi sẽ không bao giờ lao vào những vùng nhạy cảm. Thậm chí làm điều có ích cho cộng đồng, mà gặp nguy hiểm đến tính mạng, tôi cũng chẳng sợ. Ở cái tuổi như tôi, chết cũng được rồi. Tôi cũng không bao giờ bẻ cong ngòi bút vì đồng tiền”.

Hiện tại, ông Võ Hoàng Yên vẫn bặt vô âm tín, dù khắp nơi đang sôi sùng sục những đánh giá không mấy thuận lợi về “thần y” này? Đó là chiêu trò ứng phó khủng hoảng chăng?

“Thần đồng” Trần Đăng Khoa kiến nghị: “Tôi rất mong Bộ Công an và Bộ Y tế sớm vào cuộc. Cần phải kiểm tra và xác minh xem khả năng thật của ông Võ Hoàng Yên đến đâu. Nếu ông ấy có khả năng chữa bệnh thật như những gì ta đã được xem trên YouTube, thì minh oan cho ông ấy và tạo điều kiện cho ông ấy làm phúc. Còn nếu không thì phải xử lý nghiêm khắc để tránh tai họa cho dân.

Chính ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng cũng nói rằng, nếu ông Võ Hoàng Yên chữa được cho 120 trẻ em câm điếc mà họ đang trợ cấp nuôi dưỡng ở Bình Dương [chứ không phải như trên mạng, ông ấy dùng “chân gỗ” để quay phim quảng bá lừa người] thì sẽ tặng cho nửa gia tài khổng lồ của họ. Liệu ông Võ Hoàng Yên có dám “chơi” không?”.

Người câm, điếc được "thần y" Võ Hoàng Yên chữa bệnh giờ ra sao?

Trái với các clip ca ngợi cách chữa bệnh của "thần y" Võ Hoàng Yên được lan truyền trên mạng, nhiều bệnh nhân của ông này đến nay bệnh tình không thuyên giảm

  • Quảng Ngãi tạm thời "cấm cửa" ông Võ Hoàng Yên đến khám chữa bệnh

  • NÓNG: Sự thật "thần y" Võ Hoàng Yên chữa bệnh ở Quảng Ngãi

  • Công an Quảng Ngãi điều tra, xác minh những người được "thần y" Võ Hoàng Yên chữa bệnh

  • "Thần y" Võ Hoàng Yên hoạt động ở Bình Thuận như thế nào?

Ngày 14-3, ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn [tỉnh Quảng Ngãi], cho biết Công an huyện đang điều tra, xác minh hiệu quả chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên [SN 1975; quê thị trấn Cái Nước, tỉnh Cà Mau] đối với một số bệnh nhân ở địa phương.

Chưa có trường hợp nào khỏi bệnh

Công an huyện Bình Sơn đã đến hàng chục hộ gia đình có con, cháu từng được ông Võ Hoàng Yên khám chữa bệnh teo cơ, câm điếc bẩm sinh, viêm xoang…, đợt khám vào tháng 7-2020.

"Đến nay, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào được ông Võ Hoàng Yên chữa khỏi bệnh. Tất cả gia đình mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng việc chữa bệnh của ông Yên không mang lại hiệu quả" - một cán bộ Công an huyện Bình Sơn nói.

Công an cũng chưa ghi nhận trường hợp nào mất tiền khi được ông Yên khám, tiếp xúc. Có trường hợp bệnh tình tiến triển rất ít vào thời điểm ông Yên khám. Đáng chú ý, nhiều trường hợp bị câm, điếc bẩm sinh lúc ông Yên khám thì phát âm như nói được nhưng khi về đến nhà và càng về sau đều không có tiến triển gì.

Chị Đoàn Thị Phương Hằng [ngụ xã Bình Dương, huyện Bình Sơn] có con trai 11 tuổi bị bại não, được ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh vào đợt tháng 7-2020.

"Nghe bà con bảo nhau có "thần y" về chữa cho con cháu bị bệnh trong huyện, chúng tôi mừng rơi nước mắt. Tôi đưa con bị bại não đi chữa trị. Đợi chờ hơn 1 ngày, con tôi mới được đưa vào khám. Khi khám xong, gia đình làm mọi việc như hướng dẫn của ông Yên nhưng con tôi vẫn không có gì thay đổi" - chị Hằng nói.

Còn tại nhà cháu N.T.M [12 tuổi; ngụ xã Bình Phú, huyện Bình Sơn - bị bệnh câm, điếc bẩm sinh], kể từ khi được chữa bệnh trở về, cháu M. vẫn không nghe được. "Lúc chữa bệnh, ông Yên vỗ mạnh vào tai cháu mấy cái, kêu cháu nói vài tiếng. Nhưng khi về đến nhà và đến giờ này, cháu vẫn không nói được. Nhiều trường hợp khác cũng vậy" - mẹ cháu M. thông tin.

Công an tỉnh Quảng Ngãi xác minh hàng chục gia đình có con, cháu từng được ông Võ Hoàng Yên khám chữa bệnh

Thực tế khác xa với trên mạng

Chị Đặng Thị Mỹ Phước [36 tuổi; ngụ thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn] nói năng không rõ ràng, tay chân bị dị tật, không cử động linh hoạt như người bình thường.

"Lúc gặp ông Yên, tôi nói được nhưng không rõ ràng, vẫn đi chùa niệm Phật. Còn tay chân vẫn đưa lên, đưa xuống được. Nhưng chẳng hiểu sao, người ta cắt ghép hình ảnh, đưa lên mạng để ca ngợi cách chữa thần kỳ của ông Yên. Thực tế từ đó đến giờ, bệnh tật của tôi vẫn không có gì thay đổi" - chị Phước nói tiếng được tiếng mất.

Chị Phan Thị Mỹ Hiệp [27 tuổi; ngụ xã Bình Long, huyện Bình Sơn] bị bệnh câm, điếc bẩm sinh. Lúc chữa trị, ông Yên nắm lưỡi chị kéo ra, vỗ vào tai mấy lần; sau đó kêu chị phát âm, nói vài từ đơn giản...

"Lúc đó, cháu tôi có lẽ bị đau nên phát âm ú ớ theo ông Yên nhưng cũng không rõ ràng... Nếu cháu tiến triển được 20%, gia đình sẽ nguyện đi theo ông Yên để chữa trị. Nhưng bây giờ, sau khi cháu chữa trị hơn nửa năm trở về mà vẫn không có gì hết. Riêng ở thôn tôi, 3 gia đình khác có con cháu được ông Võ Hoàng Yên khám bệnh cũng không cải thiện gì" - ông Phan Văn Thọ, chú ruột chị Phan Thị Mỹ Hiệp, kể.

Tạm dừng mời ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Thiết Khiêm xác nhận ông Võ Hoàng Yên về huyện Bình Sơn khám chữa bệnh cho người dân vào tháng 7-2020.

Tại địa phương, rất nhiều người nghèo, cận nghèo bị câm, điếc bẩm sinh, mắc bệnh bướu cổ, bại liệt di chứng do tai biến, khuyết tật, bệnh về xương khớp… nhưng không có tiền để chữa bệnh. UBND huyện thấy ông Yên được mọi người ghi nhận có khả năng chữa trị cho bệnh nhân bị khuyết tật vận động, câm, điếc bẩm sinh nên đã mời về địa phương khám chữa bệnh cho người dân. Toàn bộ nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng là xã hội hóa do địa phương vận động.

Theo Công an tỉnh Quảng Ngãi, trong tháng 3-2021, một số tổ chức, cá nhân sẽ mời ông Võ Hoàng Yên về Quảng Ngãi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, trước những dấu hiệu sai phạm và tính hiệu quả trong khám chữa bệnh của ông Yên, Công an tỉnh Quảng Ngãi tham mưu tạm dừng mời ông Yên về Quảng Ngãi.

Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết UBND tỉnh đã nhận được báo cáo của Công an tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh cũng thống nhất tạm dừng việc mời và cấp phép hoạt động khám chữa bệnh đối với ông Võ Hoàng Yên trên địa bàn Quảng Ngãi.

"Hiện UBND tỉnh đã có công văn giao Sở Y tế phối hợp UBND huyện Bình Sơn kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên và cộng sự tại huyện Bình Sơn trong năm 2020" - ông Võ Phiên thông tin.

Y học cổ truyền không có cách chữa bệnh như vậy

Chiều 14-3, PGS-TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền [Bộ Y tế], cho biết Bộ Y tế đã nhận được báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận về việc khám chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên tại tỉnh này.

Theo ông Thịnh, Sở Y tế là đơn vị cấp phép hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì cũng là nơi có trách nhiệm trực tiếp quản lý, kiểm tra hành nghề. Tùy mức độ, có thể kiểm tra về chuyên môn hoặc về tai biến xảy ra nếu có đơn thư phản ánh từ người bệnh.

Trước đây, Bộ Y tế từng định triển khai thẩm định chuyên môn với cách chữa bệnh câm, điếc của ông Võ Hoàng Yên, thông qua việc lập hội đồng thẩm định, đánh giá phương pháp này. Bộ Y tế đã giao đề tài cấp bộ đó cho một trường đại học tại TP HCM để triển khai nhưng sau đó không thực hiện.

Từng quan sát ông Yên chữa bệnh cho người câm, PGS-TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, khẳng định trong y học không có phương pháp nào kéo lưỡi người ta ra để chữa câm. "Chứng kiến ông Yên "chữa bệnh", tôi thấy hành động rất thô bạo như vỗ vào mặt, vào tai; kéo lưỡi người ta. Về mặt chữa bệnh cũng như phục hồi chức năng thì không có kỹ thuật nào như thế" - ông Hải đánh giá.

Theo một chuyên gia y học cổ truyền, việc chữa bệnh liệt, điếc không thể khỏi nếu tế bào thần kinh đã chết đi và xơ hóa không hồi phục. Nếu đã tổn thương toàn bộ thì không thể hồi phục được. Còn nếu tổn thương một phần thì có thể khôi phục nhưng việc điều trị lâu dài.

N.Dung

Cà Mau, Bạc Liêu: Nghi vấn về thực lực của "thần y"

Ngày 14-3, chúng tôi tìm đến gia đình ông Huỳnh Đắc Phước [52 tuổi; ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu]. Ông Phước từng được "thần y" Võ Hoàng Yên trị bệnh câm, điếc bẩm sinh gần 10 năm trước.

Theo cụ Nguyễn Thị Mỹ [84 tuổi, mẹ ông Phước], ông Phước bị câm, điếc từ lúc 3 tuổi. Bà bươn chải đủ nghề để có tiền trị bệnh cho con nhưng không hiệu quả. Vào tháng 4-2012, thời điểm ông Phước hơn 40 tuổi, hay tin ông Yên đến Bạc Liêu trị bệnh, bà Mỹ bỏ mọi công việc để cùng con đến nhờ "thần y" ra tay cứu giúp. Lúc này, rất đông người về đây nhờ ông Yên chữa trị nên bà Mỹ phải mang theo cơm để hai mẹ con lót dạ, chờ đến lượt khám.

"Chờ từ sáng đến chiều thì hai mẹ con cũng được gặp ông Yên. Khi vào, ổng kêu con tôi úp mặt vào bụng rồi ổng lấy bàn tay vỗ tai 3 cái, sau đó kéo lưỡi, bóp họng... Do quá đau nên con tôi đã la thất thanh. Dù được ông Yên hẹn 2 hôm sau đến tiếp tục chữa trị nhưng thằng Phước quá hoảng sợ nên không dám đi. Gia đình khuyên hết lời nó mới chịu đi trị nhưng đâu lại vào đó" - bà Mỹ nói.

Dù đã được chữa trị hơn 10 năm nhưng khi nghe ai nhắc tên và xem hình của ông Yên thì ông Phước tỏ ra sợ hãi, la thất thanh rồi chạy trốn.

Những ngày gần đây, tại quê hương của ông Võ Hoàng Yên ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, người dân bàn tán xôn xao trước thông tin ông bị bà Nguyễn Phương Hằng [Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam, Bình Dương] tố lừa đảo.

Ông N.V.B [ngụ thị trấn Cái Nước] cho hay vợ cũ của ông Yên cũng có một người cháu bị tật bẩm sinh từ nhỏ đến nay. Nếu thật sự ông Yên có tài trị bệnh thì người này đã được chữa khỏi từ lâu.

Ngày 14-3, bà Huỳnh Trúc Niềm, Trưởng ấp Ngọc Hườn [thị trấn Cái Nước], kể rằng cách đây khoảng 10 tháng, ông Võ Hoàng Yên trở về địa phương thăm phần đất hương hỏa của gia đình. Lúc này, ông Yên hứa hỗ trợ địa phương làm đường giao thông nông thôn nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì. Đa phần người thân của ông Yên đã rời quê đi lập nghiệp cách đây nhiều năm nên phần đất hương hỏa của gia đình được giao lại cho người chú quản lý.

Phúc Nguyên - Vân Du

Bài và ảnh: TỬ TRỰC

Video liên quan

Chủ Đề