Thanh hoa trong top dau ve giai ngan năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ban hành quyết định thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Theo đó, Thanh Hóa sẽ thành lập 5 tổ công táckiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Mỗi tổ công tác do chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của các đơn vị.

Tổ công tác cũng rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Thanh hoa trong top dau ve giai ngan năm 2024

5 tổ công tác đặc biệt thực hiện nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra, phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn trước ngày 31-12-2024.

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn trước ngày 31-12-2024.

Ngoài ra, tổ công tác thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng khác liên quan đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đối với các dự án do UBND tỉnh làm chủ đầu tư.

Tổ công tác yêu cầu các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan báo cáo, cung cấp các thông tin, số liệu, tài liệu của các dự án; tổ chức kiểm tra thực tế tình hình thực hiện, giải ngân của các dự án để phục vụ công tác đánh giá, đề xuất các giải pháp trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Trước đó, báo cáo của Sở KH-ĐT vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa là 14.894 ngàn tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn năm 2023 là hơn 12.500 tỉ đồng. Kế hoạch vốn năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 là hơn 2.418 tỉ đồng.

Như vậy trong năm 2023, số vốn đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa phân bổ, giao kế hoạch là 14.894 ngàn tỉ đồng bằng 99,8% kế hoạch cho 296 chương trình, nhiệm vụ và dự án.

Cụ thể, phân bổ cho 93 dự án đã hoàn thành, bao gồm 35 dự án đã hoàn thành có quyết toán và 58 dự án hoàn thành chưa có quyết toán được duyệt; 120 dự án chuyển tiếp; 65 dự án khởi công mới; 18 dự án chuẩn bị đầu tư.

Tìm hiểu của phóng viên, năm 2023, Thanh Hóa được Trung ương phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công hơn 14.924 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 10/2023, toàn tỉnh mới giải ngân được 8.216 tỷ đồng, đạt 55,17% kế hoạch. Mặc dù con số giải ngân chưa thể đạt so với kỳ vọng, song vẫn cao hơn 8,7% so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước và cao hơn 1.243 tỷ đồng so với số tuyệt đối giải ngân năm 2022.

Thanh hoa trong top dau ve giai ngan năm 2024
Chậm hoàn thành hồ sơ, thủ tục là một trong những nguyên nhận làm chậm giải ngân vốn.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá, một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân đạt khá so với kế hoạch là vốn chi xây dựng cơ bản tập trung trong nước đạt 78,4%, vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết đạt 74,8%. Trong số các chủ đầu tư, có 64/94 chủ đầu tư giải ngân đạt trên mức giải ngân trung bình của cả tỉnh bao gồm: 7 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; 15 UBND cấp huyện; 35 UBND cấp xã và 7 đơn vị khác. Đặc biệt, trong 64 chủ đầu tư này, có tới 36 chủ đầu tư đã giải ngân đạt 100% kế hoạch. Điển hình như, Sở Giao thông - Vận tải, Ban Quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Như Thanh, Bá Thước, Quảng Xương, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn…

Bên cạnh những chủ đầu tư, những dự án có tỷ lệ giải ngân vốn rất cao hoặc đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2023 và còn có nhu cầu đăng ký bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thì có 26 chủ đầu tư giải ngân đạt dưới mức tỷ lệ giải ngân trung bình của cả tỉnh, gồm: 8 sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, 12 UBND cấp huyện; 22 UBND cấp xã và 4 đơn vị khác: Bệnh viện Phụ sản, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Huyện ủy Thọ Xuân, Trường Dân tộc nội trú tỉnh. Đặc biệt, có 4 chủ đầu tư chưa giải ngân, gồm: Ban Dân tộc, Liên minh HTX, UBND xã Thành Mỹ (Thạch Thành) và UBND xã Bát Mọt (Thường Xuân)…

Từ nay đến cuối năm, thời gian không còn nhiều, song tỉnh Thanh Hóa phải giải ngân tới 6.707,9 tỷ đồng; trong đó, số vốn năm 2022 do tỉnh quản lý được phép kéo dài sang năm 2023 còn tới 1.447,6 tỷ đồng. Đây thực sự là một áp lực khá lớn cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa hoặc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

“Bắt mạch” tìm giải pháp

Việc giải ngân vốn đầu tư công ở Thanh Hoá chưa đạt kế hoạch đề ra có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể, qua tìm hiểu thực tế tại một số địa phương được biết, một rào cản dẫn đến các dự án chậm triển khai là những khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời, dứt điểm. Bên cạnh đó là các khó khăn về thủ tục hồ sơ, cơ sở pháp lý.

Chẳng hạn, một số dự án đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, nên có những hạng mục, hoạt động chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung của dự án. Hoặc một số dự án do vướng mắc về hình thức lựa chọn nhà thầu; hay việc huy động nguồn vốn vay tín dụng còn một số khó khăn, dẫn đến nhà đầu tư không có đủ năng lực tài chính để thực hiện.

Ngoài ra, còn một số vướng mắc liên quan đến các thủ tục thanh lý tài sản, đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng của các đơn vị liên quan cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Đặc biệt, các dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và mới khởi công nên chưa có nhiều khối lượng hoàn thành để giải ngân dự án.

Thêm một khó khăn dẫn đến việc giải ngân vốn chậm là nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện nghèo, huyện miền núi không có doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác bảo đảm điều kiện để liên kết, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa tích cực chỉ đạo, rà soát nhu cầu của người dân; chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật; còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm; chậm phối hợp, tham mưu, chưa tích cực triển khai thực hiện chính sách...

Bên cạnh đó, việc các chủ đầu tư chưa sâu sát, quyết liệt, thiếu đôn đốc, kiểm tra và chưa dự báo được các tình huống khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện các dự án được xem là hạn chế, bất cập cơ bản trong quá trình thực hiện các dự án. Đồng thời, năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, nhất là năng lực về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thi công... dẫn tới tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân, chậm quyết toán.

Mới đây, ngày 13/11, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Văn bản số 17140/UBND-THKH về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi sát tiến độ thực hiện và giải ngân vốn năm 2023 của các chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023.