Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì?

Thi bằng lái xe máy cần giấy tờ gì ? là câu hỏi về thủ tục hồ sơ cần những gì của bạn Gia Bảo sinh viên ĐH Ngân Hàng đã gửi về hòm thư điện tử của trung tâm sát hạch lái xe. Dưới đây là câu trả lời về hồ sơ thi bằng lái xe.

Những giấy tờ bạn cần để đi thi giấy phép lái xe A1 rất đơn giản và chỉ cần tinh ý và cần thận một chút để không bị sự cố và lỗi đợi thi của mình. Dưới đây sẽ là bài viết về vấn đề đi thi bằng lái xe máy cần những gì nằm trong cẩm nang ôn thi bằng lái sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ và thứ cần thiết để bước vào phòng thi nhanh chóng không gặp sự cố đáng tiếc.

Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì?
Thi bằng lái xe máy cần giấy tờ gì

Học viên chỉ cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu dành cho hạng A1

  1. 5 ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6;
  2. 1 bản photo chứng minh thư, không cần công chứng;
  3. 1 bản photo bằng lái xe ô tô (nếu có) Được miễn phần thi lý thuyết.
  4. 1 Giấy khám sức khỏe theo quy định (thường trung tâm sẽ hỗ trợ học viên khám tại trung tâm)
  5. 1 Đơn đăng ký thi sát hạch lái xe (trung tâm cấp bạn đơn khi làm hồ sơ )
Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì?
hồ sơ học lái xe máy đà nẵng

Khi bạn đi thi và bắt đầu vào phòng thi hãy nhớ mang theo chứng minh thư gốc hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

Tuy rằng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bạn đã được chúng tôi photo và lưu giữ khi bạn đăng ký thi, nhưng để chính xác trong quá trình thi hãy mang chứng minh thư hoặc hộ chiếu gốc để tiện kiểm tra và xác minh

Vậy nếu như bạn không mang theo và để quên 1 trong 2 loại giấy tờ quan trọng này ở đâu thì sao. Bạn bắt buộc phải chạy về lấy mới được phép vào phòng thi và bắt đầu phần thi của mình. Còn trong trường hợp bạn đã làm mất, bạn sẽ không được thi, và phải báo lại ít nhất 5 ngày cho trung tâm dời lịch thi của bạn lại, khi đó bạn sẽ không phải mất phí.

Bạn nên nhớ rằng, chỉ có 2 loại giấy tờ trên được chấp nhận, mọi loại giấy tờ khác mà bạn cung cấp tuy có thông tin của mình như: Thẻ sinh viên, sổ hộ khẩu, chứng minh thư hoặc hộ chiếu photo công chứng sẽ không được chúng tôi chấp nhận.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có sẵn ảnh và có thời gian đi photo CMT. Nhưng nếu bạn đến trung tâm đào tạo thì bạn chỉ cần mang theo chứng minh thư đến trực tiếp trung tâm và không cần bất cứ giấy tờ gì khác. Trung tâm sẽ hỗ trợ bạn chụp ảnh thẻ và photo chứng minh thư.

Bài viết bạn quan tâm: học bằng lái xe máy bao nhiêu tiền ?

Đi thi bằng lái xe máy cần những gì ?

Khi lên sân thi bạn cần mang theo những giấy tờ sau đây:

  • Chứng minh thư gốc
  • Hộ chiếu còn thời gian sử dụng

Khi có lịch đi thi bằng lái xe. Ngoài việc ôn luyện để chuẩn bị thi bằng lái xe bạn còn phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để tránh việc thi trượt vì không có đủ giấy tờ.

Mang cmnd hoặc hộ chiếu. Đây là điều kiện để bạn được thi bằng lái xe. Nếu quên không mang thì bạn coi như đã bị trượt. Nhưng bạn yên tâm trước hôm thi trung tâm sẽ có nhân viên gọi hoặc nhắn tin nhắc bạn lịch thi và giấy tờ cần mang theo.

Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì?

Lưu ý:

Trung tâm sẽ hướng dẫn bạn chi tiết những thứ cần thiết để bạn mang vào phòng thi và chuẩn bị khi đi thi giúp bạn vào phòng thi tốt nhất.

Trung tâm sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn không mang theo những giấy tờ đã được trung tâm hướng dẫn và bắt buộc phải mang theo.

Trung tâm cũng sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn mang những thứ không cho phép vào phòng thi và bị cấm thi.

Đó là những gì mà Đông Dương muốn gửi đến bạn để giúp bạn có một kỳ thi giấy phép lái xe thật tốt và không còn phải thắc mắc đi thi bằng lái xe máy cần những gì nữa.

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (một số quy định được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT) quy định như sau:

Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Theo đó, người tham gia dự thi bằng lái xe A1 phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản như phải là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài được cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; đủ tuổi, đủ sức khỏa và trình độ văn hóa theo quy định.

Tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT đã có hướng dẫn về những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. Do đó, những trường hợp thuộc Phụ lục này sẽ không được thi bằng lái xe A1.

Xem bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe: Tại đây.

Thi bằng lái xe máy cần chuẩn bị những gì?

Hồ sơ thi bằng lái xe A1 gồm những gì? Điều kiện, độ tuổi dự thi bằng lái xe A1 mới nhất 2022? (Hình từ internet)

Người thi bằng lái xe A1 có bắt buộc phải học lý thuyết tại cơ sở đào tạo không?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Hình thức đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

Theo quy định trên thì người thi bằng lái xe A1 sẽ được tự học lý thuyết nhưng phải đăng ký ôn luyện và kiểm tra tại cơ sở đào tạo được cho phép.

Hồ sơ thi bằng lái xe A1 gồm những gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Theo đó thì người thi bằng lái xe A1 sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thi bằng lái xe như đơn đề nghị học lái xe, bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn và giấy khám sức khỏe của người thi bằng lái xe A1.