Thiên mệnh trong tử vi là gì năm 2024

Mệnh hay Thiên mệnh đều là những điều mang theo tới khi sinh, hay còn gọi là Trời định. Thuật xem mệnh xưa kia thường coi sự vận hành của sinh mệnh, phân chia thành đại mệnh, tiểu mệnh và lưu niên theo tiến trình thời gian. Sự vận hành của mệnh gọi là vận mệnh, cho nên mệnh còn được gọi là “vận mệnh”, nghĩa là những hành trình khác nhau.

Sinh mệnh của con người được tổ thành bởi những hành trình khác nhau. Trong những hành trình khác nhau đó sẽ biểu hiện ra chất lượng sinh mệnh khác nhau. Thông thường chất lượng sinh mệnh có thể thấy thông qua giàu nghèo, sang hèn, thọ yểu. Một con người không chỉ có một hành trình sinh mệnh trong một đời, mà hành trình đó xảy ra như thế nào còn do lựa chọn thiện ác, sự nỗ lực hay lười biếng, tuy nhiên về tổng thể là đại đồng tiểu dị, cái đáng có thì sẽ có, cái không đáng có thì sẽ mất đi. Do vậy, mệnh hay vận mệnh, kỳ thực là chỉ quỹ đạo vận hành của sinh mệnh vốn được định hình từ trước khi con người sinh ra. Vũ trụ vận động theo quy luật riêng của mình, người xưa gọi là luật, là Pháp, là Đạo. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, to lớn như các thiên hà, cho đến các hệ mặt trời, các hố đen, các vì sao… đều có quỹ tích riêng có thể đoán biết được. Nhỏ như các phân tử, nguyên tử, proton, electron… đều có nguyên tắc riêng có thể suy tính được. Vậy thì con người nhỏ bé ở bên trong vũ trụ này hẳn là không nằm ngoài tính khả tri ấy. Ít nhất thì khoa học hiện đại đối với một số sự tình nhỏ là có thể tiên đoán được, ví dụ sự tiến triển của sức khỏe, bệnh tật, v.v.. Muốn thấy rõ hơn, muốn biết nhiều hơn thì đơn giản là cần có trí huệ cao hơn thế. Văn hóa truyền thống cho rằng vận mệnh của con người có thể biết trước và coi trọng việc thấu hiểu vận mệnh, hay còn gọi là “tri mệnh”, biết mệnh trời. Luận Ngữ giảng “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, không biết mệnh, thì không thể được gọi là bậc quân tử.

Người quân tử “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, đến 50 tuổi thì biết mệnh Trời (Luận ngữ – Vi chính). Vì sao cần biết mệnh Trời? Bởi lẽ “Dự tắc lập, bất dự tắc phế”, ý rằng có sự chuẩn bị thì có thể thành công, không có sự chuẩn bị thì sẽ thất bại. Đón cát tránh hung, đón lợi tránh hại là bản năng của con người. Cho nên “Lạc thiên tri mệnh cố bất ưu”, biết thuận theo xu thế tự nhiên, thấu hiểu thiên mệnh thì không phải lo phiền.

Người ta thường lầm tưởng rằng Nho học không có liên hệ với tín ngưỡng, thần linh, nhưng Kinh Dịch đứng đầu trong Tứ thư ngũ kinh thực tế lại là một cuốn sách toán quái, bốc quẻ. Những thuật về xem bói vận mệnh khác cũng vô cùng phong phú, ví như xem tướng mặt, tướng tay… Trong lịch sử có không ít người tinh thông thuật xem bói như Khương Tử Nha, Chu Văn Vương, Gia Cát Lượng, Lý Thuần Phong, Lưu Bá Ôn… Số mệnh của con người dẫu là Trời định, đã được an bài, gọi là tiên thiên, nhưng như trên đã nói, không phải là chỉ có thuần một con đường, cũng không phải là không thể thay đổi. Dẫu con người thông qua những nỗ lực hậu thiên của mình, có thể cải biến vận mệnh ở một mức độ nào đó, nhưng “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, con người nỗ lực một cách mù quáng thì chẳng thể thay đổi được điều lớn lao.

Vậy nên thông thường, con người chỉ có thể “Tận nhân sự, thính Thiên mệnh”, dốc hết sức mình nhưng vâng theo Thiên mệnh. Con người nếu muốn thực sự thay đổi vận mệnh, ắt phải thuận theo Thiên đạo mà hành. Bởi lẽ mệnh của con người là thiên mệnh, trong Phật gia giảng là căn cứ vào những việc làm trong kiếp trước mà phân thiện ác và đức nghiệp lớn nhỏ đối ứng. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Những biểu hiện về vận mệnh, phúc và họa, hung và cát, thọ và yểu, hết thảy đều là kết quả của nhân quả báo ứng. Do vậy, mệnh là quy luật hay phép tắc trong vũ trụ được thể hiện ra trong hành trình sinh mệnh của con người.

Cổ nhân tin rằng chỉ có thuận theo thiên đạo, tuân theo phép tắc, quy luật của vũ trụ, trọng đức hướng thiện, sửa đổi lỗi lầm, tránh làm việc xấu là có thể cải mệnh mà thôi. Bởi lẽ thiên đạo thưởng thiện phạt ác, vậy nên trong văn hóa truyền thống việc tu luyện, tu tâm dưỡng tính là biện pháp duy nhất để có thể tạo ra thay đổi lớn lao trong vận mệnh của bản thân mình. Tu luyện căn bản là tu tâm. Tâm là cội nguồn của mọi hành vi, cử chỉ của sinh mệnh. Tâm thiện ắt sẽ hành thiện, tâm ác tất sẽ hành ác. Tu tâm chính là thay đổi những tư tưởng, quan niệm không phù hợp với Phật Pháp, Đạo Pháp. Tu tâm mới có thể thay đổi tất cả những điều bất hảo trong vận mệnh của con người.

Mệnh tốt, tâm cũng tốt, phú quý mãi tới già. Mệnh tốt, tâm không tốt, giữa đường dễ chết yểu. Tâm tốt, mệnh không tốt, Trời đất sẽ bảo hộ. Tâm mệnh đều không tốt, nghèo khó lại phiền não. Tướng tự tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển. Tu tâm có thể bổ khuyết những thiếu sót trong vận mệnh tiên thiên, triệt để xoay chuyển và cải biến vận ách.

Người có Thiên Tướng nhập mệnh thường có khuôn mặt vuông hoặc hơi tròn, từ quai hàm trở lên lại rộng. Khi còn trẻ nước da màu trắng xanh và chuyển trắng vàng khi già. Khi lớn lên rất xinh đẹp, nhưng theo tuổi tác ngày càng lớn thì sắc diện thành kém đi. Khi Thiên Tướng miếu vượng sẽ có dáng người cao trung bình, nếu lạc hãm người gầy nhỏ, kén ăn. Người này tính tình ôn hòa, lời nói chân thành, sống nội tâm, trung thực và tốt bụng, cẩn trọng và ổn định trong hành vi, chăm chỉ và chu đáo từng chi tiết, có ý thức về công lý lẽ phải và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tính tình tốt bụng khoan dung, thái độ hào phóng, hành động thận trọng, vì lẽ phải, trên đường gặp điều bất bình có thể rút kiếm ra giúp đỡ. Có niềm tin vào tôn giáo, thích tu hành, dễ xúc động. Khi gặp những người sống trong hoàn cảnh khó khăn và gặp điều tồi tệ dễ nảy sinh sự đồng cảm. Nếu Thiên Tướng nhập Mệnh, Tham Lang nhập cung Phu Thê, chủ về tính cách đơn thuần, thích cuộc sống ổn định, không thích thay đổi, quý trọng người lớn tuổi. Vì dễ tin người nên họ rất dễ bị lừa dối trong tình yêu. Nếu Thiên Tướng nhập Mệnh, có Vũ Khúc và Thiên Lương đến kẹp, hoặc có Thiên Lương và Hóa Lộc đến kẹp, đều tạo thành “Tài ấm giáp ấn cách”. Nếu hội chiếu với các sao: Vũ Khúc, Liêm Trinh, Tham Lang, Thiên Tài,Phượng Các thì chủ nhân là người thông minh hiếu học, đa tài đa nghệ. Nếu Thiên Lương lạc hãm, lại hội chiếu bới Kình Dương và Đà La thì người này sống nhờ kĩ thuật. Nếu được các sao như Vũ Khúc, Phá Quân, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật, Đà La, Thiên Mã, Hóa Lộc vv… củng chiếu thì sự nghiệp của chủ nhân lúc thành lúc bại, có lúc thăng lúc trầm. Khi thành công ắt gia tăng điền sản nhưng không tồn tại được cả đời, khi thất bại gặp nạn cầm tù và tai họa, bị tiểu nhân bao vây, bị trừng phạt và hãm hại. Đây gọi là biến hóa cát trung tàng hung, hung trung tàng cát. Nếu đồng cung và hội chiếu với Liêm Trinh và Kình Dương, người này cả đời không xinh đẹp, dễ thu hút vận rủi, không thoát khỏi trừng phạt hình khắc, cho nên chỉ thích hợp làm hòa thượng, tăng nhân. Thiên Tướng có thể hóa giải cái ác của Liêm Trinh. Nhưng Thiên Tướng lại sợ sát tinh, khả năng khắc chế chúng rất yếu. Nếu gặp Hỏa và Linh, người này tàn tật, nhất là khi cung Tật Ách cũng bị phá, càng thêm trầm trọng. Nếu đồng cung với Thiên Phủ là người có tình nghĩa. Nếu hội chiếu với các sao Phá Quân và Vũ Khúc hoặc Thất Sát, Kình Dương, Đà La điều đó có nghĩa là người này hay nói, có thị phi chốn quan trường, bị tiểu nhân âm mưu hãm hại, tán gia bại sản. Nếu gặp tứ sát tinh, bị xung phá, đặc biệt gặp phải Kình Dương và Đà La thì có thể sống sót bằng các kỹ năng thuần thục. Sợ nhất là đồng cung với Kình Dương, nếu đại vận gặp phải Lưu Niên lại gặp thì chắc chắn sẽ bị phá sản. Cổ nhân viết: “Hạn lâm Thiên Tướng ngộ Kình Dương, tác hoạ hình ương bất khả đáng. Canh hữu Hỏa Linh chư sát tấu, tu giáo nhất mệnh nhập tuyền hương”. Thiên Tướng thích hội chiếu với các cát tinh như: Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tam Đài, Bát Tọa, Thiên Quý, Ân Quang, Thiên Đức, Giải Thần, Thiên Vu… Nếu lại gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa cung Lộc Tồn và Thiên Mã đồng cung thì người này sẽ thuộc hàng cực phẩm, xuất tướng nhập thần, là thừa tướng, trụ cột của đất nước, thống lĩnh xã hội, phú quý song toàn. Đối với những người có Thiên Tướng nhập Mệnh gặp các sao Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thiên Tài,… thì có thể tăng tài vận. Nếu không gặp sát tinh, thì quan chức nhàn hạ cao sang, nếu gặp Sát thì người này chỉ có tài nghệ thành danh mà an nhàn. Nếu gặp tứ sát tinh đến xung phá, đặc biệt là Kình Dương và Đà La thì người này sống bằng kỹ năng điêu luyện của mình. Thiên Tướng kị đồng cung với Đà La, lúc này chủ nhân do dự và lặp lại.

Thiên Tướng không quá sợ hãi Dương và Đà đến kẹp hai bên, nhưng nếu có trùng trùng điệp điệp các sao xấu đến khắc chế thì lúc này sự ảnh hưởng cản trở ngày càng trở nên lớn hơn. Nếu hội chiếu với các sao Sát Tinh và ác diệu như Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình, Thiên Nguyệt, Âm Sát, Không Kiếp, Đại Hao thì người này có xung khắc, dễ gặp tai họa hoặc tự chuốc lấy tàn tật. Nếu đồng cung với Hỏa và Linh hoặc chỉ đồng cung với Hỏa Tinh thì người đó sẽ bị bệnh tật, tàn tật hoặc chết trẻ. Nếu gặp các sát tinh như Hỏa Tinh, Linh Tinh, Không, Kiếp, Thiên Hình, Đại Hoa, Thiên Hư… đến hội chiếu, chủ nhân sẽ bị trừng phạt rất nặng, mà tự bản thân cảm thấy trống rỗng và có ý định tự tử. Nếu không có cát tinh tường diệu đến hóa giải, chủ nhân sẽ gặp tai họa chết chóc. Nếu đồng cung với Lộc Tồn, đồng thời có Hóa Lộc, Hóa Khoa, Hóa Quyền thì họ bắt đầu sự nghiệp bằng kỹ năng chuyên môn hoặc nghệ thuật. Thiên Tướng thích gặp Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, nếu có Lộc Tồn đồng cung thì sự phá hoại của Thiên Tướng sẽ vì thế mà biến đổi trở nên nhẹ nhàng. Nó cũng thích gặp các sao cát tinh phò tá đến đối cung hoặc hội chiếu, chẳng hạn như: Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tam Đài, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý, Đài Phụng, Phong Cáo, … lúc này nếu không có sát tinh thích hợp làm chính trị, nếu có sát tinh thì có thể kinh doanh, đều có địa vị cao. Nhưng sức đề kháng đối với sát tinh tương đối yếu. Thiên Tướng tọa mệnh, người này thích hợp làm các nghề nghiệp như: luật sư, kế toán, bác sĩ, kiến trúc sư... Nếu tiếp thu nền giáo dục ở trình độ đại học, vị trí chức vụ công việc sẽ tăng lên tương ứng. Khi miếu vượng là nhân tài lý tưởng, họ thích hợp nhất với các vị trí thư ký, cán bộ tham mưu, trợ lý… Chính tinh có mối quan hệ đặc biệt với Thiên Tướng là Tử Vi, Liêm Trinh, Phá Quân và Vũ Khúc. Tổng có sáu tổ hợp: Thiên Tướng tại hai cung Tý và Ngọ, đồng cung với Liêm Trinh, đối cung là Phá Quân. Thiên Tướng và Liêm Trinh đồng cung là thích hợp, bởi vì khi cả hai cùng một cung thì Thiên Tướng có thể chuyển hóa cái ác của Liêm Trinh. Nếu Thiên Tướng tại Mão và Dậu nhập Mệnh, là độc tọa, có Liêm Trinh và phá Quân nằm đối cung, do Liêm Trinh đặc biệt nhạy cảm, đồng thời có chút nóng nảy, lại có Thiên Tướng đồng cung hoặc củng chiếu, có thể biến Liêm Trinh thành thông minh nhạy bén. Nhưng sức mạnh hóa giải của Thiên Tướng yếu hơn, vận trình có thể thấy nhiều trắc trở hơn. Nếu thêm Sát Hóa Kị, thì phần lớn họ đều là những kẻ xảo quyệt và đạo đức giả, không hẳn là tiểu nhân mà là ngụy quân tử. Tổ hợp Thiên Tướng và Liêm Trinh không phù hợp với chính trị và kinh doanh, nhưng tốt hơn là sử dụng trí thông minh và tài năng của chính mình để xây dựng nền tảng sự nghiệp. Thiên Tướng tại hai cung Sửu và Mùi là độc toạ. Đối diện là Tử Vi và Phá Quân. Do ảnh hưởng tính nổi loạn của Phá Quân, người này có xu hướng phản kháng rất mạnh mẽ. Thiên Tướng tại hai cung Dần và Thân đồng cung với Vũ Khúc. Thiên Tướng và Vũ Khúc đồng cung không bằng đối chiếu. Bởi vì khi đồng cung Thiên Tướng tuy giảm bớt tính chất trừng phạt của Vũ Khúc, nhưng đồng thời cũng làm giảm sức mạnh của chính nó.không bằng đối chiếu với Vũ Khúc và Phá Quân, ngược lại có thể lợi dụng khả năng khắc chế xung phá của tổ hợp này. Thiên Tướng tại hai cung Thìn và Tuất đồng cung với Tử Vi, đối cung có Phá Quân. Vì mối quan hệ đồng cung với Tử Vi, sẽ biến đổi độc hành,đồng thời làm gia tăng ham muốn quyền lực của anh ta, vì vậy thích hợp với chính trị. Nếu đang kinh doanh, bạn sẽ có dấu hiệu của một nhà tài phiệt.

Tử Vi và Thiên Tướng đồng cung không tốt bằng đối chiếu. bởi vì hai sao này đồng cung sẽ lạc vào thiên la địa võng của Thìn và Tuất, ngược lại khiến người ta khó có thể tiến lên, khó có tinh thần đấu tranh. Và khi hai sao này đối nhau, do lực xung chế của Tử Vi và Phá Quân có thể kích thích khơi dậy sức mạnh của Thiên Tướng. Thiên Tướng tại hai cung Tỵ và Hợi là độc tọa, lúc này Vũ Khúc và Phá Quân đối chiếu. Sức phá hoại của hai sao Vũ Khúc và Phá Quân rất lớn, mang ảnh hưởng không tốt đến Thiên Tướng, khi gặp nhiều chuyện không tốt lại trở thành nghĩ nhiều điều không hay, này sinh sự thay lòng đổi dạ. Nữ mệnh, Thiên Tướng nhập Mệnh, người này chín chắn, lại có chí khí hoài bão của người chồng, hội chiếu với các cát tinh: Hóa Lộc, Hóa Quyền,Hóa Khoa và Lộc Tồn, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Mã, là mệnh phu nhân,vượng phu giáo tử, phú quý song toàn. Nếu hội chiếu với Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị, Kình Dương chủ sự cô độc, xuất gia tu hành, hoặc là vợ hai chung sống, không tổ chức hôn lễ. Nếu không, hình khắc phân ly. Nữ mệnh, người xưa thích xem Thiên Tướng nhập Mệnh, bởi vì Thiên Tướng là phò tá hoàng đế, giống như thời cổ đại phụ nữ đảm đương công việc nội vụ, phò tá phu quân. Vì vậy, rất thích gặp Phù, Bật, Khôi, Việt, Lộc, Mã, Tam Cát Hóa đến tụ hội. Cổ nhân nói: “Thiên Tướng chi tinh nữ mệnh triền , tất đương tử quý cập phu hiền.” Tức là đạo lý này. Nữ mệnh, Thiên Tướng nhập Mệnh chủ sẽ có được hiền phu quý tử. nhưng nếu Thiên Tướng, Xương, Khúc cùng nhập cung Mệnh thì người đó có khuynh hướng gian dâm. Vì vậy, phụ nữ có Thiên Tướng nhập Mệnh tuyệt đối không nên gặp Văn Xương, Văn Khúc bởi vì Xương và Khúc chủ sự thông minh, phụ nữ thời cổ đại càng thông minh càng bạc mệnh, vì vậy cổ nhân viết: “Nữ mệnh Xương Khúc xung phá, thị thiếp”. Nếu lại gặp sát kị, thì đối với nữ mệnh càng không thích hợp, chỉ hôn nhân của người đó bất lợi. Nữ mệnh, nếu có Thiên Tướng nhập Mệnh thích hợp lấy chồng lớn tuổi hơn, thậm chí hơn mười hai tuổi trở lên càng tốt.

Thân: tuvinamphai.vn

Mệnh Thiên Tiên là gì trọng tử vi?

Mệnh Thiên Tiên là khái niệm nhấn mạnh sự tương tác giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên. Nó cho thấy rằng số mệnh của con người không chỉ bị quyết định bởi yếu tố tiền định, mà còn phụ thuộc vào cách thức chúng ta lựa chọn và hành động trong cuộc sống.

Tư tưởng thiên mệnh là gì?

Thiên mệnh (tiếng Trung: 天命; bính âm: Tiānmìng; Wade–Giles: T'ien-ming, nghĩa đen là "Ý trời") là một triết lý chính trị của Trung Quốc được sử dụng tại Trung Hoa vào thời cổ đại và đế quốc nhằm biện minh cho sự cai trị của các vị vua hoặc hoàng đế.

Người có thiên mệnh là gì?

Thiên mệnh chính là tự giác có tinh thần sứ mệnh, “biết Thiên mệnh” tức là lĩnh ngộ được bản thân gánh vác sứ mệnh, ắt phải nghĩ cách hoàn thành. Nguồn gốc của sứ mệnh này là ở Thiên Thượng, do đó gọi là Thiên mệnh.

Mệnh Thiên Tử là gì?

QĐND - Khái niệm “chân mệnh thiên tử” trong văn học trung đại Việt Nam thường được hiểu là “căn số trời định sau này có thể trở thành thiên tử hay chỉ là một người bình thường”. Tức là tất cả do trời định. Cụ Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” bất hủ cũng theo cách hiểu này: “Cho hay muôn sự tại trời”.