Thiếu iốt cơ thể gây ra bệnh gì

VIỆT TRINH ( THEO BRIGHTSIDE)   -   Thứ tư, 24/03/2021 11:34 (GMT+7)

Thiếu i-ốt có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các bệnh liên quan tới tuyến giáp, tiêu hóa,... thậm chí nghiêm trọng hơn như ung thư hoặc suy tim.

I-ốt là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được chúng mà phải bổ sung i-ốt từ nguồn thức ăn bên ngoài.

Trong tự nhiên, i-ốt thường có trong tảo biển, rau chân vịt và một số loại hải sản,… Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính và chủ yếu cho con người là thông qua muối i-ốt.

Thiếu iốt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động...

Táo bón

Thiếu i-ốt khiến tuyến giáp bị ảnh hưởng dẫn đến giảm hoạt động của dạ dày và ruột kết. Đó là lý do tại sao một số người bị táo bón khi họ không có đủ i-ốt. Bạn cần đến bác sĩ nếu bạn đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Nhịp tim chậm

Thiếu i-ốt cũng liên quan đến các vấn đề về tim. Nói một cách chính xác, nó dẫn đến nhịp tim chậm. Khi một người gặp phải triệu chứng này, họ có thể cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt và nó cũng có thể gây ra ngất xỉu.

Các vấn đề liên quan tới thai nhi

Phụ nữ mang thai phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này vì họ không chỉ phải đáp ứng nhu cầu của bản thân mà còn về nhu cầu của thai nhi.

Hormone tuyến giáp rất quan trọng đối với đứa trẻ trước khi được sinh ra. Sự thiếu hụt i-ốt có tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não và trí thông minh của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, thiếu iốt, làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sẩy thai.

Bướu cổ

Thiếu iốt cơ thể gây ra bệnh gì
Thiếu i-ốt trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn tới biếu cổ.

Là triệu chứng phổ biến nhất của việc thiếu i-ốt. Một vùng sưng trên cổ (hay bướu cổ) xuất hiện khi tuyến giáp trở nên lớn bất thường. Khi cơ thể không có đủ i-ốt, tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone và cố gắng hấp thụ i-ốt từ máu nhiều hơn. Quá trình này khiến các tế bào tuyến giáp phát triển nhiều hơn bình thường, khiến cổ của chúng ta bị sưng tấy.

Trầm cảm và lo âu

Đừng nghĩ rằng lo lắng và trầm cảm dữ dội chỉ có thể do các vấn đề về sinh lý. Nhưng đây là một sai lầm phổ biến. Các nhà khoa học đã xác nhận rằng mối liên hệ giữa trầm cảm và rối loạn tuyến giáp đã được công nhận từ rất lâu trước đây. Nếu bạn nhận thấy mình cảm thấy chán nản hơn bình thường, hãy đến bác sĩ kiểm tra để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng và có phương pháp điều trị thích hợp.

Các vấn đề về học tập và trí nhớ

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, những người có mức độ hormone tuyến giáp thấp hơn sẽ có hồi hải mã nhỏ hơn. Đây là phần não kiểm soát trí nhớ dài hạn. Đó là lý do tại sao thiếu i-ốt có thể khiến việc học và ghi nhớ mọi thứ trở nên khó khăn. Hơn nữa, quá trình trao đổi chất chậm cũng ảnh hưởng đến khả năng xử lý thông tin và phản hồi hiệu quả của não.

Các vấn đề về tóc và da

Rụng tóc nhiều và da khô ngứa có thể báo hiệu rằng bạn cần iốt. Nó giúp điều chỉnh độ ẩm của da, kích thích chữa lành các vết cắt và sẹo, thậm chí làm chậm sự hình thành các nếp nhăn. Yếu tố này cũng là một yếu tố cần thiết để có một mái tóc dài và sáng bóng. Bí mật nằm ở khả năng hỗ trợ tái tạo các nang tóc và bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm trùng.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Khi thiếu hụt i-ốt ở mức nhẹ hoặc vừa, tuyến giáp, do ảnh hưởng của hormon kích thích tuyến giáp (TSH), phì đại để cô đặc iốt trong nó, dẫn đến bướu giáp dạng keo. Thường các bệnh nhân có tuyến giáp bình thường; tuy nhiên, sự thiếu hụt i-ốt trầm trọng ở người lớn có thể gây ra chứng suy giáp Suy giáp

Thiếu iốt cơ thể gây ra bệnh gì
(phù niêm đặc hữu). Có thể làm giảm khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sảy thai tự nhiên, và tử vong trước và sau sinh.

Sự thiếu hụt i-ốt nặng ở phụ nữ mang thai sẽ làm chậm sự tăng trưởng của thai nhi và sự phát triển của não, đôi khi dẫn đến dị tật bẩm sinh, và gây ra trẻ đần độn, bao gồm khiếm khuyết trí tuệ, điếc, đi lại khó khăn, chiều cao thấp, và đôi khi bị suy giáp.

Triệu chứng dễ bị lạnh cũng rất thường thấy khi bạn thiếu iot. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn 80% những người có lượng hormone tuyến giáp thấp cảm thấy nhạy cảm với thời tiết lạnh hơn bình thường.

Khi bị thiếu iot, nồng độ hormone tuyến giáp sẽ giảm mạnh và tốc độ trao đổi chất cũng giảm. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tạo ra ít nhiệt hơn và bạn sẽ dễ bị lạnh hơn.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp giúp tăng cường hoạt động của chất béo nâu, một loại chất béo chuyên tạo nhiệt. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp do thiếu iốt có thể khiến loại chất béo này không tạo nhiệt hiệu quả và khiến bạn bị lạnh.

6. Thiếu iot khiến nhịp tim thay đổi

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi lượng iot trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu iot, tim bạn sẽ đập chậm hơn bình thường. Đặc biệt, tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng sẽ làm nhịp tim chậm bất thường khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có thể ngất.

7. Thiếu iot ảnh hưởng đến trí nhớ

Việc thiếu iốt có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và quá trình học tập. Một nghiên cứu trên hơn 1.000 người trưởng thành cho thấy những người có nồng độ hormone tuyến giáp cao hơn thực hiện các bài kiểm tra về trí nhớ tốt hơn.

Hormone tuyến giáp giúp não tăng trưởng và phát triển nên việc thiếu iot để thúc đẩy quá trình tạo hormone này có thể ảnh hưởng tới não. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phần não kiểm soát trí nhớ dài hạn có tên hồi hải mã nhỏ hơn ở những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp.

8. Thiếu iot ảnh hưởng tới thai kỳ

Thiếu iốt cơ thể gây ra bệnh gì

Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu iot cao do họ không những cần đáp ứng nhu cầu iot hàng ngày của chính mình mà còn phải đáp ứng nhu cầu của em bé trong bụng. Nhu cầu iot cũng tiếp tục tăng cao trong suốt thời kỳ cho con bú vì trẻ sơ sinh nhận iot qua sữa mẹ.

Việc không tiêu thụ đủ iot trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể gây ảnh hưởng xấu lên cả mẹ và bé. Người mẹ có thể gặp các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động kém như bướu cổ, mệt mỏi và lạnh. Trẻ sơ sinh thì có thể chậm phát triển thể chất và trí não. Hơn nữa, tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu.

9. Thiếu iot ảnh hưởng kinh nguyệt

Triệu chứng kinh nguyệt ra quá nhiều và không đều có thể xuất hiện do thiếu iot dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp. Một nghiên cứu cho biết đến 68% phụ nữ có nồng độ hormone tuyến giáp có chu kỳ kinh nguyệt không đều, trong khi chỉ có 12% phụ nữ khỏe mạnh gặp tình trạng này.

Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ có lượng hormone tuyến giáp thấp có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và ra máu nhiều hơn. Điều này là do nồng độ hormone tuyến giáp thấp làm gián đoạn các tín hiệu của hormone có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

10. Thiếu iot gây bệnh bướu cổ

Bướu cổ là hậu quả phổ biến nhất của tình trạng thiếu iot. Triệu chứng của bệnh này là phần trước của cổ sưng lên do tuyến giáp phát triển quá lớn. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở phía trước cổ và có chức năng tạo ra hormone tuyến giáp khi nhận được tín hiệu từ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Khi nồng độ TSH trong máu tăng lên, tuyến giáp sẽ sử dụng iot để tạo ra hormone tuyến giáp.

Nhu cầu iốt của cơ thể không nhiều nhưng khi bị thiếu hụt sẽ gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Iốt và vai trò với cơ thể

Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi thiếu iốt, việc sản xuất thyroxin (hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần, nhất là với trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng) bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormon tuyến yên nên phì to dần. Tuy nhiên, nếu thiếu iốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Ngoài ra, iốt còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta - caroten thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường trong ruột non.

Thiếu iốt cơ thể gây ra bệnh gì

Nhu cầu iốt của cơ thể

Người lớn: Trung bình cần khoảng 150mcg/ngày.

Phụ nữ có thai: Cần nhiều hơn người bình thường, khoảng: 200mcg/ngày.

Phụ nữ cho con bú: Cần lượng iốt nhiều nhất so với những trường hợp khác,  khoảng 209mcg/ngày.

Nhu cầu iốt của trẻ em: Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 40mcg/ngày, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Với trẻ đã ăn dặm (6-12 tháng), cần 50mcg, có thể bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày.

Trẻ từ 1-3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4-9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10-12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg.

Các thực phẩm giàu iốt

Cách đơn giản để có đủ iốt là dùng muối iốt trong các bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu iốt gồm:

Rong biển: 1 tấm rong biển sấy khô cung cấp 11-19,89% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Cá tuyết: Chỉ 85g cung cấp 66% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Sữa chua: Ăn khoảng 250mg sữa chua cung cấp 50% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Muối iot: Dùng 1,5g muối cung cấp 47% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Tôm: Ăn 85g tôm cung cấp 23% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Trứng: 1 quả trứng lớn cung cấp 16% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Cá ngừ đóng hộp: Chỉ 85g cá ngừ cung cấp 11% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Mận khô: 5 trái mận khô cung cấp 9% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Thiếu iốt ảnh hưởng thế nào?

Trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là đối tượng nguy cơ cao dễ bị thiếu hụt iốt. Khi cơ thể bị thiếu iốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt iốt trầm trọng). Với trẻ em, những ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt iốt như: làm chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, kém linh hoạt, các khuyết tật về thần kinh, suy giảm hoạt động chức năng hệ thần kinh, tâm thần...

Theo Báo Sức khoẻ đời sống