Thịt gà nấu với cá hồi được không

Cuối năm công việc bận rộn và xì-choét thì cả rổ luôn, không chỉ người mệt mà đến cuối ngày cảm giác đầu óc cũng lâng lâng, bay bay. Cho nên thèm cái gì đấy “nhẹ nhàng” hơn cơm nhưng vẫn phải đủ chất để còn sức mà tiếp tục chiến đấu :) Và nghĩ đến cháo, vừa may trong tủ đá lại còn mấy khúc cá hồi đông lạnh, thế là có nồi cháo cá hồi ngọt lừ và thơm phức ;)

Thịt gà nấu với cá hồi được không

Trước đây mình nấu cháo khá là ẩu, cũng do lười nữa, nên ít khi rang gạo mà cho thẳng gạo vào nồi nấu luôn. Giờ thì dù mệt mấy cũng nhất định dành ra mươi mười lăm phút đứng rang gạo rồi mới nấu. Nhưng mà thường thì mình không rang tất, chỉ rang một nửa số gạo nấu cháo thôi. Khi nấu nửa gạo đã rang làm cho cháo thơm và thanh, nửa chưa rang giúp cho cháo có độ sánh, hạt gạo lúc nào cũng nở xòe như bông, cháo không quá đặc và cũng không quá loãng :) Cháo cá hồi lần này mình nấu với nước dùng từ xương gà, tại cá hồi thường chỉ mua được fillet chứ ít khi có kèm cả bộ xương. Nhưng cũng vì nấu với xương gà nên cùng công thức này các bạn có thể dùng cho các món cháo khác, chỉ cần thay cá hồi bằng loại thực phẩm khác, như là thịt gà, thịt băm, trai, hến…

Nguyên liệu (3-4 bát con)

  • 40gr gạo tẻ
  • 40gr gạo nếp
  • 1 bộ xương gà nhỏ hoặc 2-3 cái xương đùi gà
  • 400gr fillet cá hồi
  • ½ củ hành tây (50gr) – bổ múi cau
  • 1 mẩu gừng độ 2cm – rửa sạch, thái lát
  • ¾ thìa canh (12ml) rượu trắng
  • 1 củ hành khô, bóc vỏ, thái lát mỏng
  • 1-2 tép tỏi, bóc vỏ, băm nhỏ
  • Hành xanh – rửa sạch, thái khoanh tròn
  • Bột nêm (mình dùng bột canh Hải Châu) hoặc muối, hạt tiêu, ớt 

Cách làm

1. Xương gà rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước lạnh (khoảng 400-500ml). Bật lửa to, đợi nước sôi thì vớt hết bọt. Cho hành và gừng vào, hạ nhỏ lửa ninh xương. Trong quá trình ninh nếu có bọt thì hớt cho nước sạch và trong. Ninh đến khi nước ngọt. Mình ninh trên bếp điện, mức 1/6 thì mất khoảng 45 phút, cũng không nên ninh lâu quá vì xương sẽ bị bở & mủn, dễ làm đục nước.

Sau khi ninh xong thì lọc lấy nước dùng.

2. Trong lúc ninh xương gà thì chuẩn bị nốt các nguyên liệu còn lại:

– Cá hồi rửa sạch, thấm khô, thái lát, không cần lát mỏng vì cá hồi nhanh chín và dễ vỡ khi chín, miếng mỏng quá dễ làm cá bị vụn khi nấu. Ướp cá hồi với rượu, chút bột nêm (hoặc muối) và hạt tiêu. Có thể thêm khoảng ½ thìa café (2gr) bột gừng, hoặc một ít gừng băm nhỏ để giúp khử bớt mùi tanh của cá.

–  Rang gạo: Dùng chảo không dính, để lửa vừa, rang gạo đến khi gạo thơm, có màu hơi vàng một chút, mất khoảng 10-15 phút. Lưu ý: nếu vo gạo trước khi rang thì phải để gạo thật khô mới rang.

Thịt gà nấu với cá hồi được không

3. Nấu cháo: Cho nước dùng gà vào nồi. Đun sôi rồi đổ gạo vào. Quấy đều. Hạ nhỏ lửa, ninh đến khi cháo chín nhừ. Nêm gia vị cho vừa ăn. Thêm nước nếu cảm thấy cháo quá đặc. Trong quá trình nấu thi thoảng quấy cháo để cháo khỏi sát đáy nồi, tránh bị khê. 

Thịt gà nấu với cá hồi được không

4. Xào cá hồi: Bắc chảo lên bếp, đun nóng một thìa dầu ăn. Phi thơm hành khô và tỏi. Cho cá đã ướp vào xào. Cá hồi bản thân mùi vị tự nhiên của nó đã ngon rồi, cho nên nếu các bạn mua được cá tươi thì có lẽ chỉ nên xào chín tái là ngon nhất.  

Thịt gà nấu với cá hồi được không

5. Cá hồi sau khi xào xong có thể cho vào nồi cháo rồi trộn đều, hoặc ăn riêng. Múc cháo ra bát, rắc thêm hành xanh và múc cá hồi lên trên. Dùng nóng với tiêu xay, bột ớt, có thể thêm ít hành khô phi giòn, thì là hoặc rau răm thái nhỏ.

Thịt gà nấu với cá hồi được không

Thịt gà nấu với cá hồi được không

Cá hồi là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều bà nội trợ lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Bạn đã biết cá hồi kỵ với thực phẩm nào chưa? Hãy tham khảo bài viết này để chế biến món ăn chuẩn hơn nhé!

Được mệnh danh là một loại thực phẩm hảo hạng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, cá hồi rất được ưa chuộng. Biết được thông tin cá hồi kỵ với thực phẩm nào sẽ giúp bạn chế biến và sử dụng đúng cách, tránh được những ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

1. Cá hồi kỵ với thực phẩm nào?

Thịt gà nấu với cá hồi được không
Cá hồi kỵ với thực phẩm nào?

Một điều hạn chế mà những fan hâm mộ của món cá hồi nói riêng và hải sản nói chung chính là bạn không nên tiêu thụ cá và sữa cùng lúc với nhau. Nếu bạn ăn hai loại này cùng lúc thì sẽ gây ra những thay đổi sắc tố trên da. Trên thực tế, nhiều loại cá khi kết hợp ăn cùng sữa sẽ dẫn đến hiện tượng khó tiêu hóa nhẹ, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người bị nhưng cũng có người không sao. Theo ý kiến của tiến sĩ Deepali Bhardwaj là bác sĩ da liễu thì không bao giờ được kết hợp cá và sữa với nhau vì chúng có nguy cơ gây ra dị ứng khủng khiếp.

Tiến sĩ Tapasya Mundhra với vai trò là một nhà dinh dưỡng học đã giải thích rằng không một sản phẩm sữa nào phù hợp để có thể ăn cùng các thực phẩm giàu protein. Nguyên nhân là vì sữa có tác dụng làm mát cho cơ thể trong khi cá lại có tính làm nóng cơ thể vì nó có chứa thành phần protein dồi dào. Do đó, sữa và cá hồi là hai loại thực phẩm bạn nên tránh tiêu thụ cùng lúc.

Cá hồi kỵ gì? Bên cạnh sữa thì sữa chua cũng là một thực phẩm bạn nên bỏ qua trong khi ăn cá hồi. Việc ăn kết hợp cá hồi và sữa chua sẽ gây rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng sinh lực, làm sản sinh độc tố và có thể khiến bạn mắc bệnh tật.

2. Cá hồi kỵ rau gì? Cá hồi kỵ với thực phẩm nào?

Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện để xác định cá hồi kỵ với gì và không nên ăn cá hồi với loại rau nào. Thật may mắn khi kết quả của những cuộc báo cáo là cá hồi không kỵ với bất kỳ loại rau nào cả nên bạn có thể yên tâm. Trong quá trình chế biến cá hồi, bạn hãy kết hợp cá hồi với nhiều loại rau mà mình yêu thích để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

3. Bạn nên ăn cá hồi với rau gì?

Thịt gà nấu với cá hồi được không
Món cá hồi áp chảo với nhiều loại rau xanh bổ dưỡng

Sau khi biết được cá hồi kỵ với thực phẩm nào thì bạn cũng nên tìm hiểu xem nên kết hợp chế biến cá hồi với loại rau nào là phù hợp nhất. Chúng bao gồm:

  • Cá hồi ăn với măng tây hấp hoặc nướng được mệnh danh là bộ đôi hoàn hảo.
  • Cá hồi kết hợp cùng khoai tây nướng thảo mộc sẽ cho hương vị thơm ngon và dồi dào dưỡng chất.
  • Cá hồi ăn với bắp cải mini xanh sẽ là một món ăn giàu chất béo, protein, vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Cá hồi và bông cải xanh, cà rốt nướng.
  • Bí ngòi và cá hồi áp chảo là món ăn vừa dễ chế biến lại giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng.
  • Cá hồi xé nhỏ trộn cùng salad rau củ quả.
  • Cá hồi áp chảo kết hợp ăn cùng bí ngòi, nấm, cà chua và ớt chuông.

4. Những điều cần kiêng kỵ khi ăn cá hồi

Thịt gà nấu với cá hồi được không
Bạn cần chế biến cá hồi cẩn thận để tránh bị ngộ độc
  • Hạn chế ăn cá hồi sống vì chúng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nếu không được chế biến đúng cách. Bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
  • Sơ chế cá hồi cẩn thận, kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi lọc phi lê cá hồi, bạn cần lưu ý nhặt bỏ hết các xương nhỏ bị dính trong thịt cá. Sau đó, bạn hãy dùng gừng, nước muối, chanh tươi hoặc sữa tươi không đường để làm sạch và khử mùi tanh của cá hồi.
  • Cần bảo quản cá hồi ở nhiệt độ an toàn bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh nếu bạn chưa có nhu cầu sử dụng ngay. Bạn có thể bảo quản cá hồi trong thời gian khoảng 3 tháng nhưng không được ngắt quãng quá trình đông lạnh. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng cá hồi bị chảy nước, đổi màu, thịt cá mềm nhũn… Đây là những dấu hiệu cho thấy cá hồi bị hỏng, có nguy cơ khiến bạn bị ngộ độc cao nếu cố tình ăn.
  • Người thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều cá hồi vì lượng chất béo cao, có thể khiến bạn bị tăng lượng đường trong máu, gây ra đến bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, thịt của cá hồi làm mất canxi nên dễ gây loãng xương hoặc sỏi thận.

Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần nắm được những nguyên tắc khi ăn cá hồi. Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc cá hồi kỵ với thực phẩm nào. Việc sơ chế cẩn thận, bảo quản cá hồi đúng cách cũng như không ăn kết hợp những món kiêng kỵ sẽ giúp bạn đảm bảo được sức khỏe và phát huy tối đa dưỡng chất có trong loài cá bổ dưỡng này.

Xem thêm: