Thông tư hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

Ngày 31 tháng 8 năm 2021 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BXD; về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình. Phục lục 5 của Thông tư này hướng dẫn việc xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ thống kê một số điểm mới của Thông tư số 13/2021/TT-BXD phần xác định giá ca máy và thiết bị thi công.

Một số điểm mới của Thông tư số 13/2021/TT-BXD phần xác định giá ca máy và thiết bị thi công

Các nội dung thay đổi bao gồm 2 nội dung

  1. Điều chỉnh nguyên giá máy
  2. Bổ sung định mức hao phí, dữ liệu và nguyên giá của một số máy

Cụ thể như sau :

1. Điều chỉnh nguyên giá của 02 máy

M106.0901     Xe bồn chuyên dụng 30 t.
M202.0117     Máy đo dao động điện tử kèm đầu đo dao động 3 chiều.
2. Bổ sung định mức hao phí, dữ liệu và nguyên giá của một số máy
2.1. Bổ sung Chương I định mức hao phí, dữ liệu và nguyên giá máy và thiết bị thi công xây dựng của 16 máy có mã hiệu như sau:

M101.1002     Máy lu rung tự hành – trọng lượng tĩn 12 t M102.1301     Kích nâng – sức nâng 5 t M102.1801     Xe nâng – chiều cao nâng 9 m M102.1805     Xe nâng hàng – sức nâng 2t M103.0902     Máy ép cọc thủy lực 45hp M104.0101     Máy trộn bê tông – dung tích 100 lít M106.0101     Ô tô vận tải thùng – trọng tải 0,5 t M106.0506     Ô tô tưới nước – dung tích 10 m3 M107.0803     Máy khoan XY-1A [phục vụ công tác xây dựng] M109.0506     Ca nô – công suất 90 cv M112.3702     Máy mài – công suất 1,7 kW M112.4801     Máy xiết bu lông M112.4802     Máy xóa vạch sơn, công suất 13HP M112.4803     Máy hiện sóng 2 tia [Oscilograf] M112.4804     Vôn mét điện tử

M112.4805     Đồng hồ vạn năng

2.2. Bổ sung Chương II định mức hao phí, dữ liệu và nguyên giá máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm của 46 máy có mã hiệu như sau:

M202.0165     Bể ổn nhiệt M202.0166     Bếp gas công nghiệp M202.0167     Bình thử bọt khí M202.0168     Bộ dụng cụ xác định hàm lượng cát M202.0169     Bộ thiết bị thí nghiệm điểm hóa mềm [ELE] M202.0170     Dụng cụ đo nhám M202.0171     Dụng cụ thử va đập bi rơi M202.0172     Dụng cụ thử va đập con lắc M202.0173     Dụng cụ thử xuyên M202.0174     Dụng cụ xác định sự thay đổi chiều dài của mẫu vữa M202.0175     Dụng cụ xác định thời gian bắt đầu đông kết M202.0176     Khoáng chuẩn M202.0177     Khung giá máy & Máy gia tải 50 tấn kỹ thuật số M202.0179     Máy SHWD M202.0180     Máy bào gỗ M202.0181     Máy cắt Makita M202.0182     Máy cắt phẳng M202.0183     Máy đầm xoay M202.0184    Máy đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ và đo đường kính cốt thép M202.0185     Máy đo độ đàn hồi M202.0186     Máy kéo, nén thủy lực 0,5 tấn M202.0187     Máy kéo, nén thủy lực 20 tấn M202.0188    Máy kéo, nén thủy lực 200 tấn M202.0189     Máy kéo, nén thủy lực 50 tấn M202.0190     Máy khoan lấy mẫu chuyên dụng M202.0191     Máy khuấy và làm mát nước M202.0192     Máy thử cường độ bám dính M202.0193     Máy thử độ chống thấm M202.0194     Máy thử kéo xác định cường độ bám dính M202.0195    Máy xác định độ thấm nước của bê tông kiểu C430 [hoặc C431] của hãng Matest [Italia] M202.0196     Nhớt kế M202.0197     Nhớt kế Suttard M202.0198     Nhớt kế Vebe M202.0199     Súng bật nẩy M202.0200     Thiết bị đo góc nghỉ của cát M202.0201     Thiết bị đo góc nghỉ tự nhiên của đất M202.0202     Thiết bị đo nhiệt độ bê tông M202.0203     Thiết bị đo nhiệt lượng M202.0204     Thiết bị gia nhiệt vòng và bi M202.0205     Thiết bị thử tải trọng M202.0206     Thiết bị wheel tracking M202.0207     Thiết bị xác định độ bền cọ rửa M202.0208     Thiết bị xác định thay đổi chiều cao cột vữa M202.0209     Xe chuyên dùng

M202.0211     Dụng cụ vòng và bi

Dẫn nguồn : //kinhtexaydung.gov.vn/tin-tuc/mot-so-diem-thay-doi-noi-bat-cua-thong-tu-so-12-2021-tt-bxd-va-thong-tu-so-13-2021-tt-bxd.htm

Mọi chi tiết xin vướng mắc xin liên hệ

Mobile – Zalo : 0916946336 [ Trịnh Đỗ ]

Có liên quan

Ngày 31/8/2021 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình trong đó có Phụ lục V - Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. So với Thông tư 11/2019/TT-BXD thì Phụ lục V có 1 số thay đổi như điều chỉnh nguyên giá, định mức tiêu hao nhiên liệu, thành phần cấp bậc thợ điều khiển máy và đặc biệt đã bổ sung thêm 64 máy.

Với file Excel chia sẻ ở cuối bài viết đã thống kê đầy đủ các thay đổi của Bảng định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở để xác định giá ca máy. Các bạn có thể tải về để tham khảo tính toán khi lập dự toán,  lập giá dự thầu.

Trong bài viết này HocThatNhanh.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về việc xác định bảng giá ca máy theo Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD đầy đủ và nhanh nhất.

Giá ca máy là gì?

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác.

Cách xác định bảng giá ca máy khi lập dự toán xây dựng

Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn chính cho cơ quan quản lý Nhà nước [Sở Xây dựng] xác định để công bố Bảng giá ca máy tại địa phương, tuy nhiên khi lập dự toán cũng có thể áp dụng công thức và Bảng định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở để xác định giá ca máy và thiết bị thi công kèm theo giá nhiên liệu năng lượng, đơn giá thợ điều khiển tại địa phương để tính toán ra giá ca máy.

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK

Trong đó:

CCM: giá ca máy [đồng/ca];                                      CKH: chi phí khấu hao [đồng/ca];

CSC: chi phí sửa chữa [đồng/ca];                             CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng [đồng/ca];

CNC: chi phí nhân công điều khiển [đồng/ca];          CCPK: chi phí khác [đồng/ca].

1. Xác định chi phí khấu hao

a] Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

b] Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

CKH = [G - GTH] x ĐKH/NCA

Trong đó:

CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy [đồng/ca];             G: nguyên giá máy trước thuế [đồng];

GTH: giá trị thu hồi [đồng];                                                    ĐKH: định mức khấu hao của máy [%/năm];

NCA: số ca làm việc của máy trong năm [ca/năm].

c] Xác định nguyên giá máy:

Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới, phù hợp với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.

Nguyên giá khi lập dự toán sẽ lấy theo nguyên giá máy do Sở Xây dựng công bố hoặc Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD

d] Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác định như sau:

Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng [ba mươi triệu đồng] trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.

Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng [ba mươi triệu đồng].

đ] Định mức khấu hao của máy [%/năm] lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD.

e] Số ca làm việc của máy trong năm [ca/năm] được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD.

2. Xác định chi phí sửa chữa

a] Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy. Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:

CSC = G x ĐSC / NCA

Trong đó:

CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy [đồng/ca];            ĐSC: định mức sửa chữa của máy [% năm];

G: nguyên giá máy trước thuế giá trị gia tăng [đồng];         NCA: số ca làm việc của máy trong năm [ca/năm].

b] Định mức sửa chữa của máy [% năm] lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD

c] Nguyên giá máy trước thuế [G] và số ca làm việc của máy trong năm [NCA] xác định như trên.

3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

a] Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.

Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

b] Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy [đồng/ca];     ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;

GNL: giá nhiên liệu loại i;  KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;    n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.

c] Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy nêu tại Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD.

d] Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:

Giá xăng, dầu: theo thông báo của Petrolimex

Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước

đ] Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:

Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;

Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;

Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.

4. Xác định chi phí nhân công điều khiển

a] Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.

b] Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy;

CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;

n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.

c] Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy của một loại máy được xác định trên cơ sở số lượng, thành phần, nhóm và cấp bậc thợ điều khiển máy nêu tại Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD

d] Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Sở Xây dựng của tỉnh, thành phố công bố hoặc đơn giá nhân công của công trình [nếu được xác định riêng cho công trình].

5. Xác định chi phí khác

a] Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng. Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

CK = G x Gk/ NCA

Trong đó:

CK: chi phí khác trong giá ca máy [đồng/ca];                 G: nguyên giá máy trước thuế [đồng];

NCA: số ca làm việc của máy trong năm [ca/năm];        GK: định mức chi phí khác của máy [% năm];

b] Định mức chi phí khác của máy được lấy theo Mục V Phụ lục V Thông tư 13/2021/TT-BXD

Lưu ý khi tính giá ca máy

Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì Định mức khấu hao và Định mức sửa chữa được điều chỉnh với hệ số 1,05.

Khi lập dự toán với các công trình ven biển người lập dự toán cần chú ý hệ số này để tránh tính thiếu sót chi phí.

Chia sẻ file Excel tính toán đầy đủ nhất Bảng giá ca máy gồm 746 máy do Bộ Xây dựng công bố tại Phụ lục 5 Thông tư 13/2021/TT-BXD

File Excel tự động tính toán đầy đủ 746 máy do Bộ Xây dựng công bố

Đây là file Excel tính toán đầy đủ nhất hiện nay có thể tính được bảng giá ca máy cho tất cả các máy và thiết bị thi công xây dựng do Bộ Xây dựng công bố. Bạn chỉ cần xác định được các yếu tố đầu vào như:

- Đơn giá nhiên liệu từ Petrolimex, đơn giá điện từ văn bản giá bán điện của Bộ Công thương

- Đơn giá nhân công: theo công bố đơn giá nhân công của địa phương

Trên file Excel Học Thật Nhanh đã biên tập cẩn thận, tỉ mỉ bạn có thể dễ dàng xem được những thay đổi điều chỉnh so với Bảng giá ca máy theo Thông tư 11/20219/TT-BXD

Tổng hợp: Ks.Nguyễn Văn Toàn

BẤM ĐỂ TẢI VỀ BẢNG GIÁ CA MÁY ĐẦY ĐỦ NHẤT

Video liên quan

Chủ Đề